Search

Search Results

Results 1-10 of 10 (Search time: 0.003 seconds).
  • Previous
  • 1
  • Next
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Nguyễn Ngọc Anh (2020)

  • Sự tiếp xúc thường xuyên và lâu dài đối với bụi trong ngành sản xuất xi măng là một trong những nguyên nhân gây ra suy giảm chức năng thông khí phổi, đặc biệt là khi tiếp xúc với bụi silic trong môi trường lao động. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 718 đối tượng nhằm mô tả đặc điểm chức năng hô hấp của người lao động tiếp xúc bụi silic ở một nhà máy sản xuất xi măng ở Hải Dương năm 2019. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi silic là 6,1%. Tỷ lệ người lao động mắc bệnh BPSi có suy giảm chức năng hô hấp là 36,4%, trong đó đa số là rối loạn thông khí hạn chế (93,8%). Sự suy giảm FVC và FEV1 mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ lần lượt là 92,3% và 72,7%. Tỷ lệ người lao động không mắc bệnh BPSi có suy giảm chức năng hô hấp là 15,1%. Cần có các biện pháp chăm sóc sức kh...

  • magazine


  • Authors: Khương Văn Duy (2020)

  • Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than tại Công ty tuyển Than Cửa Ông, Quảng Ninh, năm 2019. Với nghiên cứu cắt ngang, phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, khám lâm sàng và chụp phim phổi kỹ thuật số theo tiêu chuẩn ILO-2000. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than là 27,1%, nam là 38,0%, nữ là 9,2%. Tỷ lệ có mật độ đám mờ từ 1/0 đến 1/2 chiếm 80,6%, tỷ lệ có mật độ đám mờ 2/1 đến 2/3 chiếm 11,3%, tỷ lệ có mật độ đám mờ từ 3/2 đến 3/+ chiếm 8,1%. 87,1% đám mờ nhỏ có kích thước p/p. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than thể đơn thuần chiếm 93,5% và thể biến chứng chiếm 6,5%. Tuổi trung bình mắc bệnh CWP là 46,6 ± 7,60 tuổi, nam là 47,2 ± 7,53 tuổi, nữ là 42,1 ± 6,85 tuổi. Thâm niên trung bình mắc bệnh CWP là 25,1 ± 9,63 năm, nam là 26,1 ± 9,48 năm, nữ là ...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Huyền; Lê Thị Hương; Trần Như Nguyên (2020)

  • Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, thái độ về phòng chống bệnh bụi phổi silic (BPSi) của người lao động tại Nhà máy Luyện Gang và Luyện Thép Lưu xá ở Thái Nguyên năm 2020. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn toàn bộ người lao động có tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trên 1 năm tại nơi làm việc theo bộ câu hỏi cấu trúc sẵn có. Kết quả cho thấy 28,4% người lao động chưa có kiến thức về dấu hiệu mắc bệnh, 15,8% biết về những hậu quả khi mắc phải bệnh này. 20,2% người lao động chưa biết rằng bệnh BPSi là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. 19,7% người lao động chưa có hoặc không biết việc đeo khẩu trang đúng quy định sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh BPSi

  • Article


  • Authors: Lê Thị Thanh Xuân; Lê Thị Hương; Khương Văn Duy (2021)

  • Việc tiếp xúc với bụi silic trong môi trường lao động làm tăng nguy cơ xuất hiện các tổn thương trên phim X-quang ngực thẳng. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 220 người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic nhằm mô tả các hình ảnh tổn thương trên phim X-quang và một số yếu tố liên quan của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Phú Yên năm 2020. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ người lao động có tổn thương đám mờ gợi ý chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic là 1,8%. Các tổn thương nhu mô phổi trên phim X-quang mà người lao động gặp phải đa số là thể nhẹ. Trong đó, tổn thương đám mờ nhỏ có mật độ 1/1 chiếm đa số với 75,0%. 100% các đám mờ nhỏ trên phim X-quang đều có kích thước loại p/p. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình...

  • Article


  • Authors: Tạ Thị Kim Nhung; Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân (2021)

  • Bệnh bụi phổi silic là bệnh xơ hoá phổi do hít phải silic tự do, bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề cho người lao động sản xuất vật liệu xây dựng do không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi silic tại hai công ty có phát sinh bụi silic trong môi trường lao động ở Đồng Nai và một số yếu tố liên quan năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 441 người lao động thuộc 2 công ty ở Đồng Nai. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi silic ở hai công ty là 8,6%. Đa số người lao động có tổn thương đám mờ nhỏ p/p (chiếm 65,8%) và mật độ 1/1 (chiếm 89,5%) trên phim X-quang. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi silic ở hai công ty tham gia nghiên cứu (p < 0,...

  • Article


  • Authors: Phan Thị Mai Hương; Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo (2021)

  • Bệnh bụi phổi silic vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng được bằng việc nâng cao hiểu biết của người lao động. Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức về bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai công ty ở Đồng Nai năm 2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tiến hành phỏng vấn toàn bộ người lao động có tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trên 1 năm. Nghiên cứu chỉ ra rằng 52,4% người lao động biết về những hậu quả khi mắc phải bệnh này, khoảng 40,0% người lao động có kiến thức về việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh. 39,0% người lao động chưa biết về dấu hiệu mắc bệnh, 56,9% người lao động chưa biết bệnh bụi phổi silic là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm, 45,1% người lao động không biết việc đeo khẩu trang đúng quy định sẽ làm giảm ngu...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Quốc Doanh; Phạm Thị Quân; Quách Thị Như Trang; Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo; Lê Thị Hương (2021)

  • Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm mục tiêu mô tả thực trạng bệnh lý đường hô hấp của người lao động Công ty xi măng Phúc Sơn, Hải Dương năm 2019. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện có chủ đích gồm toàn bộ 184 người lao động đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Trong số 184 người lao động tham gia nghiên cứu, độ tuổi trung bình của người lao động là 36,6 ± 6,1, tuổi nghề trung bình là 10,1 ± 3,6 tuổi. Hai triệu chứng cơ năng về hô hấp ở đối tượng nghiên cứu có tần xuất gặp cao nhất là ho (chiếm 12,5%) và khạc đờm (chiếm 14,1%). Có 27 người lao động (chiếm 14,6%) có sự biến đổi về chức năng hô hấp trong đó rối loạn thông khí (RLTK) hạn chế chiếm tỷ lệ 13,1% và RLTK tắc nghẽn chiếm tỷ lệ 1,6%. Có 42 người lao động có hình ảnh tổn thương...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thanh Thảo; Phạm Thị Quân; Nguyễn Thị Minh Tâm; Lê Thị Thanh Xuân; Lê Thị Hương; Nguyễn Ngọc Anh (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến bệnh đường hô hấp ở người lao động tại mỏ than Phấn Mễ, Tỉnh Thái Nguyên, năm 2020. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên mẫu bệnh án nghiên cứu, trên 321 người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi tại mỏ than Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Kết quả cho thấy có 10,28% người lao động có ho khạc đờm, 4,67% có khó thở, 6,54% có đau ngực; 7,17% người lao động có tổn thương nhu mô phổi liên quan tới bệnh bụi phổi trên phim chụp X-quang theo tiêu chuẩn ILO-2000; có 18,04% người lao động có biến đổi chức năng hô hấp (trong đó 26,48% có biểu hiện rối loạn thông khí hạn chế; 1,56% người lao động có biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn)