Search

Search Results

Results 1-10 of 15 (Search time: 0.02 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Phương Mai; Nguyễn Văn Tuấn; Kim Bảo Giang (2020)

  • Tỷ lệ hiện mắc rối loạn sử dụng rượu trong đó có nghiện rượu đang tiếp tục gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nghiện rượu là một bệnh lý tái phát mạn tính và tái nghiện rượu được xác định là tình trạng người bệnh nghiện rượu đã được cai nghiện, sau một thời gian không dùng rượu quay trở lại sử dụng, đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Văn Tuấn; Nguyễn Thị Thu Huyền; Nguyễn Văn Phi (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 57 Bệnh nhân được chẩn đoán xác định rối loạn trầm cảm tái diễn có ý tưởng hoặc hành vi tự sát theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10 (F33.xx) được điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần, bệnh viện tâm thần trung ương 1 và bệnh viện Lão khoa Trung ương trong thời gian từ tháng 8/2019 đến tháng 7/2020 với mục tiêu mô tả một số yếu tố liên quan đến ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm tái diễn. Sau thời gian 12 tháng chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Đa số bệnh nhân là nữ (71,9%). 100% bệnh nhân là trầm cảm tái diễn hiện giai đoạn nặng trong đó 54,4% có loạn thần. Có mối liên quan giữa toan tự sát trong giai đoạn bệnh hiện tại của bệnh nhân với sang chấn tâm lý của bệnh nhân (OR = 3,85; 1,15-12,86), tiền sử có ý tưởng tự sát...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Văn Tuấn (2021)

  • Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu mô tả thực trạng rối loạn tâm thần ở người bệnh điều trị Methadone khu vực Hà Nội. 912 bệnh nhân nghiện Opioid được điều trị tại 5 trung tâm Methadone tại Hà Nội được lựa chọn vào nghiên cứu. Rối loạn giấc ngủ khá phổ biến với 16,8%. Các rối loạn tâm thần khác chiếm tỉ lệ ít hơn với các rối loạn liên quan stress là 14,5%, rối loạn loạn thần là 4,1%, rối loạn nhận thức là 11,2% và rối loạn trầm cảm là 8,7%. Như vậy, rối loạn tâm thần ở bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện là phổ biến, cần đánh giá thường xuyên các rối loạn tâm thần trong quá trình điều trị methadone.

  • magazine


  • Authors: Vũ Sơn Tùng; Nguyễn Văn Tuấn; Eric Hahn (2020)

  • Nghiên cứu thực hiện phân tích nồng độ cortisol huyết tương ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Kết quả cho thấy nồng độ cortisol có sự khác biệt trước điều trị ở mức độ trầm cảm khác nhau, có thể có vai trò trong tiên lượng bệnh. Cần nghiên cứu sâu hơn về mối liên quan giữa nồng độ cortisol và trầm cảm trong điều trị.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Văn Tuấn (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 912 bệnh nhân nghiện Opioid được điều trị tại 5 trung tâm Methadone tại Hà Nội, từ tháng 06 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020 được khảo sát về tình trạng chất lượng cuộc sống với mục tiêu mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống ở người bệnh điều trị Methadone khu vực Hà Nội. Sau thời gian 07 tháng chúng tôi thu được một số kết quả như sau: tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm 99,3%, đa số đối tượng tham gia nghiên cứu có việc làm (87,3%). Phần lớn nhóm nghiên cứu báo cáo có mức thu nhập trung bình và cao (70,7%) và 73,8% số đối tượng hài lòng về mức thu nhập đó. Phần lớn nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu đánh giá không kém cũng không tốt về chất lượng cuộc sống nói chung (62,8%). Tỷ lệ người tham gia hài lòng về sức khỏe chiếm tỉ lệ cao nhất (44,3%)

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Văn Thống; Nguyễn Văn Tuấn; Nguyễn Thắng (2020)

  • Trầm cảm và tăng huyết áp là hai nhóm bệnh lý mạn tính phổ biến và chúng thường liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi. Khảo sát về tỷ lệ và những đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm người cao tuổi có tăng huyết áp nhập viện sẽ đem lại bức tranh về thực trạng này. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 65 bệnh nhân, chẩn đoán trầm cảm dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD - 10. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 74,9 ± 8,1, nữ giới chiếm 78,5%. Tỷ lệ mắc trầm cảm theo ICD - 10 là 43,1%, với mức độ nặng (32,1%), vừa (32,1%) và nhẹ (35,7%). Về triệu chứng, 100% bệnh nhân trầm cảm có giảm năng lượng hoặc mệt mỏi, sau đó đến khí sắc trầm và rối loạn giấc ngủ (96,4%), mất quan tâm hoặc hứng thú (85,7%), và ý tưởng hoặc hành vi tự sát (2...