Browsing by Author Vũ Hoàng Phương

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 20 of 24
  • BB.0000650.pdf.jpg
  • -


  • Authors: Phạm Quang Minh; Vũ Hoàng Phương; Lưu Quang Thuỳ (2021)

  • Hội chứng Brugada là một tình trạng liên quan đến bất thường kênh Natri ở tim trên quả tim có cấu trúc bình thường. Chẩn đoán bệnh dựa vào đặc điểm trên điện tâm đồ cộng với biểu hiện lâm sàng và/hoặc xét nghiệm gen. Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng Brugada có thể bị đột tử do rối loạn nhịp thất mà không có tiền triệu, vì vậy nếu phải gây mê để phẫu thuật thì nguy cơ rủi ro là rất cao. Bác sỹ gây mê cần hiểu rõ cơ chế bệnh sinh của bệnh, các yếu tố thuận lợi xuất hiện loạn nhịp, những thuốc có thể gây khởi phát loạn nhịp. Qua đó có thể lựa chọn phương pháp vô cảm đúng, các thuốc gây mê phù hợp để đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân này. Trên cơ sở xem lại một loạt báo c...

  • BB.0000694.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trần Việt Đức; Vũ Hoàng Phương; Đồng Thị Tú Oanh (2021)

  • Áp dụng gây tê mặt phẳng cơ dựng sống giúp giảm đau và không cần sử dụng opioid sau phẫu thuật tim hở. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá khả năng giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống cho phẫu thuật tim hở. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng được thực hiện từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 54 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 80, có chỉ định mổ tim hở theo kế hoạch, được đặt catheter ESPB hai bên ngay trước khi khởi mê, liều ropivacain tính theo cân nặng bệnh nhân, phối hợp thêm paracetamol truyền tĩnh mạch sau mổ. Điểm visual analogue scale, huyết áp trung bình khi nghỉ và khi vận động được đánh giá tại c...

  • BB.0000334.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Vũ Hoàng Phương; Đào Thị Huyền Trang; Lê Thị Đan Thanh; Trần Hồng Đức (2020)

  • Nghiên cứu nhằm mục đích so sánh hiệu quả kiểm soát đường thở và mức độ tổn thương vùng hầu họng của mask thanh quản (MTQ) i-gel so với MTQ cổ điển. 60 người bệnh được gây mê toàn thân với MTQ và chia thành hai nhóm (nhóm MTQ i-gel và nhóm MTQ cổ điển) tại khoa GMHS - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 03/2020 – 6/2020. Nhóm MTQ i-gel có tỷ lệ đặt thành công ở lần đặt đầu tiên là cao hơn (83,3% vs 60%) và thời gian đặt trung bình ngắn hơn (33,4s vs 48,9s) so với nhóm MTQ cổ điển nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Số lần thay mask và chỉnh sửa vị trí của nhóm MTQ i-gel thấp hơn so với nhóm MTQ cổ điển (10,0% vs 36,7%; p < 0,05). Các tác dụng không mong muốn như đau họng, nuốt vướ...

  • BB.0000704.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Vũ Hoàng Phương; Khương Hải Yến; Phạm Quang Minh (2021)

  • Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân tán sỏi thận qua da. Thiết kế nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 89 bệnh nhân tán sỏi thận qua da theo chương trình được xét nghiệm khí máu động mạch và điện giải đồ trước mổ và sau mổ tại Trung tâm Gây mê & Hồi sức Ngoại khoa - Bệnh viện Việt Đức từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020

  • BB.0000154.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Trần Việt Đức; Vũ Hoàng Phương (2020)

  • Nghiên cứu nhằm so sánh giá trị tiên lượng chỉ số thở nhanh nông (RSBI) và nhịp thở trong quá trình cai máy thở của 64 bệnh nhân hồi sức ngoại khoa phải thở máy qua ống nội khí quản (NKQ). Độ nhạy (sensitivity, Se), độ đặc hiệu (specificity, Sp), đường cong ROC (receiver operator characteristic), diện tích dưới đường cong AUC (area under the curve), giá trị dự đoán dương tính (positive predictive value, PPV) và âm tính (negative predictive value, NPV) của hai chỉ số trong quá trình cai thở máy của các bệnh nhân

  • BB.0000336.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Trần Việt Đức; Nguyễn Thị Mai; Vũ Hoàng Phương (2020)

  • Nghiên cứu được tiến hành nhằm so sánh hiệu quả dự phòng tụt huyết áp khi khởi mê bằng propofol phối hợp với phenylephrine và ephedrine ở người cao tuổi. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 103 bệnh nhân có chỉ định mổ theo chương trình được gây mê toàn thân, chia ngẫu nhiên thành ba nhóm: propofol đơn thuần, propofol kết hợp ephedrine và propofol kết hợp phenylephrine. Các chỉ số nhịp tim, huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr), huyết áp trung bình (HATB) được ghi nhận tại các thời điểm từ khi bắt đầu khởi mê đến khi sau đặt ống nội khí quản 10 phút. Kết quả cho thấy HATT, HATTr, HATB khi khởi mê của nhóm phối hợp propofol với ephedrine và với phenylephrine đều cao hơn có ý n...

  • BB.0000572.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Vũ Hoàng Phương; Nguyễn Anh Tuấn (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mục tiêu so sánh hiệu đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt lưng 2 bên so với PCA morphine ở bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng. 60 bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng theo chương trình được chia làm 2 nhóm: 30 bệnh nhân được giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt lưng 2 bên dưới hướng dẫn của siêu âm và 30 bệnh nhân bằng PCA morphine tại Khoa Gây mê Hồi sức và Chống đau – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9/2019 – 9/2020. Điểm đau VAS khi nghỉ và vận động, lượng morphine tiêu thụ sau mổ của nhóm gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt lưng trong 24h sau mổ đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm PCA morph...

  • BB.0000335.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Trần Việt Đức; Vũ Hoàng Phương (2020)

  • Gây tê tủy sống là một kỹ thuật gây mê rất phổ biến, được lựa chọn cho phần lớn các ca phẫu thuật ở vùng bụng dưới và chi dưới. Tuy nhiên, các biến chứng phiền nạn sau gây tê tuỷ sống có thể gặp với nhiều nguyên nhân và cơ chế khác nhau, trong đó giảm vận động chi dưới sau gây tê tuỷ sống là một biến chứng ít gặp nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động, cảm giác và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chúng tôi trình bày một báo cáo trường hợp giảm vận động chi dưới sau gây tê tủy sống với ropivacain đã hồi phục hoàn toàn cảm giác và vận động bằng truyền tĩnh mạch lipid 20%.

  • BB.0000053.PDF.jpg
  • Article


  • Authors: Trần Việt Đức; Vũ Hoàng Phương; Nguyễn Thụ (2019)

  • Nghiên cứu đánh giá giá trị tiên lượng cai máy thở thành công của chỉ số thở nhanh nông (rapid shallow breathing index, RSBI) ở bệnh nhân hồi sức ngoại khoa, thở máy qua ống nội khí quản (NKQ) trên 48 giờ. Độ nhạy (sensitivity, Se), độ đặc hiệu (specificity, Sp), đường cong ROC (receiver operator characteristic), diện tích dưới đường cong AUC (area under the curve), giá trị dự đoán dương tính (positive predictive value, PPV) và âm tính (negative predictive value, NPV) của RSBI được tính ở giai đoạn bỏ máy thở và rút ống NKQ