Search

Search Results

Results 511-520 of 993 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Đào Việt Hằng; Trần Thị Thu Trang; Lưu Thị Minh Huế (2021)

  • Nghiên cứu mô tả trên 30 bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản được thực hiện các kĩ thuật định tính và định lượng pepsin trong nước bọt (Peptest), nội soi đường tiêu hoá trên và sinh thiết niêm mạc thực quản trong quá trình nội soi. Tỉ lệ bệnh nhân có Peptest dương tính ở ít nhất một mẫu và dương tính ở cả hai mẫu nước bọt lần lượt là 100% và 83,3%. Tỉ lệ bệnh nhân có viêm niêm mạc thực quản trên nội soi và mô bệnh học lần lượt là 70% và 36,7%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ Peptest dương tính giữa nhóm có và không có tổn thương viêm niêm mạc thực quản trên kết quả nội soi và mô bệnh học (p > 0,05). Nồng độ pepsin ở mẫu sau ăn tối và trước ăn sáng có trung vị lần lượt là 124,1 và 104,5 ng/ml và đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và khôn...

  • magazine


  • Authors: Đỗ Dung Hòa (2020)

  • Bệnh võng mạc đái tháo đường là hậu quả của tổn thương mạch máu võng mạc do bệnh đái tháo đường gây ra. Biến chứng phù hoàng điểm do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở những người dưới 50 tuổi.Điều trị phù hoàng điểm (PHĐ) do đái tháo đường (ĐTĐ) bằng phương pháp laser quang đông có hạn chế là tạo sẹo võng mạc, làm giảm sắc giác, giảm nhạy cảm võng mạc tương phản. Phương pháp tiêm nội nhãn thuốc ức chể yếu tố phát triển nội mô mạch máu (anti - VEGF) ngày càng được sử dụng rộng rãi, trở thành phương pháp đầu tay trong điều trị PHĐ nhờ khắc phục được hạn chế của quang đông võng mạc và mang lại hiệu quả điều trị cao ngay sau tiêm

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Ngọc Quỳnh Lê; Nguyễn Thanh Bình; Nguyễn Thị Phương Mai (2020)

  • Suy giảm miễn dịch tiên phát thể phối hợp trầm trọng (SCID) là bệnh lý di truyền trong đó chức năng của tế bào lympho T, lympho B giảm hoặc mất hoàn toàn, do đó hệ miễn dịch bị suy giảm và trẻ dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Nếu không điều trị, trẻ sẽ tử vong ngay trong năm đầu đời. Phương pháp điều trị hiện nay là ghép tế bào gốc tạo máu từ người cho phù hợp HLA, phải được tiến hành sớm nhất có thể. Tuy nhiên việc tìm được người cho phù hợp rất khó khăn và cần thời gian. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhi SCID T - B - NK+ ghép tế bào gốc nửa thuận hợp HLA với bộ kit CD3/CD45RA depletion. Thời gian mọc mảnh ghép là 14 ngày. Các biến chứng gặp sau ghép là nhiễm khuẩn, hội chứng ghép, CMV tái hoạt động, mảnh ghép chống vật chủ. Xét nghiệm chimerism cho thấy mảnh ghép mọc...

  • magazine


  • Authors: Lê Hoàn; Ngô Quý Châu; Trần Khánh Chi; Trần Huy Thịnh (2020)

  • Điều trị đích bằng thuốc ức chế tyrosine kinase của yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR - TKIs) đã được chứng minh là lựa chọn hiệu quả cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR. Tuy nhiên, tình trạng đề kháng EGFR - TKIs thế hệ thứ nhất đã xảy ra với hầu hết bệnh nhân sau khoảng 12 - 24 tháng điều trị. Nhiều cơ chế đề kháng EGFR - TKIs thế hệ thứ nhất đã được xác định, từ đó mở ra các hướng điều trị tiếp theo cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ.

  • magazine


  • Authors: Vũ Hoàng Phương; Nguyễn Anh Tuấn (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mục tiêu so sánh hiệu đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt lưng 2 bên so với PCA morphine ở bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng. 60 bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng theo chương trình được chia làm 2 nhóm: 30 bệnh nhân được giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt lưng 2 bên dưới hướng dẫn của siêu âm và 30 bệnh nhân bằng PCA morphine tại Khoa Gây mê Hồi sức và Chống đau – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9/2019 – 9/2020. Điểm đau VAS khi nghỉ và vận động, lượng morphine tiêu thụ sau mổ của nhóm gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt lưng trong 24h sau mổ đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm PCA morphine (16,4 ± 6,6 vs 25,9 ± 5,9 mg, p < 0,05). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phong bế mặt phẳng cơ...

  • magazine


  • Authors: Dang Mai Lien; Le Thi Hong Hanh; Trinh Thi Dung (2020)

  • Chronic granulomatous disease (CGD) is an inherited primary immunodeficiency disease which is one kind of the phagocytic dysfunction. It is accounted for 1 : 200000 live births in the United States. The mechanism of CGD is mutation in any structural molecules of Nicotinamid Adenine Dinucleotide Phosphate (NADPH) oxidase. Therefore, CGD increases the body’s susceptibility to infections caused by bacteria and fungi with granulomas formed at the sites of infection or inflammation. We report 4 cases diagnosed as suspected CGD in patients suffering from persistent pneumonia in the respiratory unit in Vietnam National Children’s Hospital to recommend colleagues not to mis-diagnose CGD in recurrent or persistent pneumonia.

  • magazine


  • Authors: Trần Trọng Quảng; Nguyễn Văn Tuấn; Trần Nguyễn Ngọc (2020)

  • Nghiên cứu nhằm phát hiện và can thiệp các yếu tố liên quan đến mức độ trầm cảm, giúp người bệnh trở lại sinh hoạt bình thường hạn chế tái phát và giảm nguy cơ tự sát...