Search

Search Results

Results 21-30 of 993 (Search time: 0.029 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Hoàng Thị Ngọc Ma; Nguyễn Thúy Hương; Đoàn Minh Khuy (2020)

  • Hệ thống phân loại theo thang điểm Gleason đã được sử dụng trong hơn 50 năm, giúp ích trong điều trị, tiên lượng cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Tại các hội nghị đồng thuận năm 2005 và 2014 dưới sự hướng dẫn của Hội Bệnh học tiết niệu quốc tế (ISUP), đã đưa ra những sửa đổi lớn về cách tính điểm Gleason để phục vụ cho quá trình chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên một số vấn đề vẫn còn tranh luận liên quan đến việc cho điểm Gleason trên từng mẫu sinh thiết cụ thể. Các vấn đề cụ thể được chú trọng là phần trăm mẫu 4 trong các khối u có điểm Gleason 7, phần trăm mẫu 4 và 5 hoặc 4/5 trong trường hợp điểm Gleason 8 - 10, các mẫu cấu trúc kích thước nhỏ (5%) có phân độ cao khi cùng hiện diện cả 2 và 3 mẫu cấu trúc khác nhau. Những vấn đề này cần phải có các nghiên cứu sâu hơn đ...

  • magazine


  • Authors: Đào Việt Hằng; Lê Quang Hưng; Nguyễn Phúc Bình (2020)

  • Mô hình học sâu đề xuất được xây dựng theo kiến trúc U-Net với nhánh EcientNet, huấn luyện trong 150 bước với thuật toán SGD và đánh giá bởi chỉ số F1, giá trị dự đoán dương tính (PPV), độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp). Kết quả trên tập kiểm chứng cho thấy chỉ số F1 trên 2 tập ảnh khi hội tụ đạt > 95 %. Kết quả kiểm định thuật toán trên tập thực nghiệm (1.321 ảnh với 1.543 polyp) là PPV (94,60%), Se (96,39%) và Sp (99,84%). Trong tổng số 1543 polyp, 63,58% có kích thước < 5 mm và 81,14% thuộc nhóm Is (Phân loại Paris). 52 vùng bị khoanh sai do ảnh có bọt, vùng lóa hoặc dịch nhầy. Các vùng bị nhầm chủ yếu là nếp niêm mạc (44,23%) và dịch nhầy (13,46%). Nghiên cứu cho thấy thuật toán xây dựng trong phát hiện polyp đại tràng có PPV, Se, Sp cao và có tính khả thi.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Hoa Huệ; Nguyễn Duy Hùng; Dư Đức Thiện (2020)

  • Nghiên cứu đánh giá giá trị của cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy trong chẩn đoán tắc ruột non. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân chẩn đoán tắc ruột trên chụp CLVT 16 dãy có tiêm thuốc cản quang và được phẫu thuật với chẩn đoán tắc ruột non tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 01 – 12/2019. Hình ảnh CLVT được mô tả và đối chiếu với phẫu thuật nhằm đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính và âm tính. Độ đặc hiệu trong chẩn đoán các nguyên nhân do u, dính có dây chằng, và thoát vị ngoại đều đạt 100,0%. Các dấu hiệu dự báo biến chứng bao gồm giảm ngấm thuốc thành ruột có độ nhạy là 25,0%, độ đặc hiệu là 97,6%; dấu hiệu khí tự do ổ bụng có độ nhạy chỉ 10,0% và độ đặc hiệu là 100,0%. Cắt lớp vi tính có giá trị trong chẩn đoán các nguyên nhân của tắc ruột non như...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Hải Hà Trang; Nguyễn Hữu Tú (2019)

  • Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của giãn cơ bằng sugammadex và so sánh với không dùng giãn cơ trong phẫu thuật tuyến giáp có sử dụng NIM. Phương pháp nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, thực hiện từ 01/06/2018 đến 01/06/2019 trên 68 bệnh nhân chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm I - rocuronium 0,5 mg/kg để đặt nội khí quản và giải giãn cơ sugammadex trước khi dùng NIM, nhóm II - không dùng giãn cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 3 phút tiêm sugammadex, 100% TOF (Train Of Four) > 0,9, 100% hình thái và chức năng thần kinh còn nguyên vẹn, nhóm II có nội khí quản khó cao gấp 8,56 lần nhóm I. Sử dụng giãn cơ và sugammadex trong phẫu thuật tuyến giáp không làm ảnh hưởng đến chất lượng máy NIM trong khi điều kiện đặt nội khí quản tốt hơn.

  • Article


  • Authors: Trần Việt Đức; Vũ Hoàng Phương; Nguyễn Thụ (2019)

  • Nghiên cứu đánh giá giá trị tiên lượng cai máy thở thành công của chỉ số thở nhanh nông (rapid shallow breathing index, RSBI) ở bệnh nhân hồi sức ngoại khoa, thở máy qua ống nội khí quản (NKQ) trên 48 giờ. Độ nhạy (sensitivity, Se), độ đặc hiệu (specificity, Sp), đường cong ROC (receiver operator characteristic), diện tích dưới đường cong AUC (area under the curve), giá trị dự đoán dương tính (positive predictive value, PPV) và âm tính (negative predictive value, NPV) của RSBI được tính ở giai đoạn bỏ máy thở và rút ống NKQ

  • Article


  • Authors: Trần Thị Minh Trang; Nguyễn Thị Diệu Thúy (2019)

  • Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của budesonide khí dung so với methylprednisolon tĩnh mạch trong phối hợp điều trị cơn hen cấp ở trẻ em. Đánh giá hiệu quả dựa trên mức độ giảm triệu chứng lâm sàng ở các thời điểm 30 phút, 1 giờ và 4 giờ sau khi bắt đầu điều trị Trong 82 trẻ nhập viện, ở trẻ có cơn hen mức độ trung bình, nhóm sử dụng budesonide có triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt so với nhóm sử dụng methylprednisolon ở mọi thời điểm. Ở trẻ có cơn hen mức độ nặng, triệu chứng lâm sàng cải thiện tại thời điểm 30 phút ở nhóm budesonide cao hơn nhóm methylprednisolon (p = 0,028). Tuy nhiên, nhóm methylprednisolon cải thiện triệu chứng lâm sàng tốt hơn tại thời điểm 4 giờ (p < 0,001). Như vậy, Budesonide khí dung có tác dụng cải thiện nhanh triệu chứng lâm sàng cơn hen cấp so v...

  • magazine


  • Authors: Trần Thị Huyền (2020)

  • Carbamazepin, allopurinol và thuốc đông y là các thuốc hay gặp nhất gây hội chứng Stevens - Johnson (SJS) và Lyell (hay hoại tử thượng bì nhiễm độc - TEN) ở Việt Nam. Nghiên cứu này mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định allele HLA - B ở các bệnh nhân SJS/TEN do ba thuốc trên, từ tháng 11/2017 tới tháng 10/2019 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai