- magazine
Authors: Hoàng Thị Hải Vân; Phetprasaseuth Vanthanouvong; Đào Anh Sơn (2020) - Đánh giá sự hài lòng của người bệnh là một chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng dịch vụ chăm
sóc sức khỏe, là hoạt động thường xuyên và bắt buộc tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, tuy nhiên
việc này chưa được thực hiện tại Lào. Nghiên cứu này thực hiện với mục đích mô tả sự hài lòng của
người bệnh nội trú tại Bệnh viện Mittaphab, Lào và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
trên 450 người bệnh nội trú. Tỉ lệ hài lòng chung của người bệnh nội trú tại đây là 91,1%; tỷ lệ hài lòng
với khả năng tiếp cận là 69,1%; tỷ lệ hài lòng đối với sự minh bạch trong thông tin và thủ tục là 67,3%; tỷ
lệ hài lòng với cở sở vật chất là 54,4%; tỷ lệ hài lòng về thái độ phục vụ và năng lực chuyên môn nhân
viên y tế là 61,1%; tỷ lệ hài lòng về kết quả điều trị là 61,3%. ...
|
- magazine
Authors: Hoàng Việt Bách (2020) - Nghiên cứu nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng người bệnh ung thư đại trực tràng trước và sau phẫu thuật tại bệnh viện K năm 2018 -2019
|
- magazine
Authors: Trần Thơ Nhị; Lê Thị Ngọc Anh (2020) - Lo âu là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ lo âu và mối liên quan
giữa đặc điểm nhân cách với lo âu ở sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016-2017. Nghiên cứu đã sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 531 sinh viên. Công cụ để đánh giá lo âu là thang Zung và bảng trắc nghiệm nhân cách của Hans Eysenck để phân loại kiểu nhân cách ở sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lo âu ở sinh viên năm thứ hai hệ bác sĩ là 49,7%. Sinh viên có kiểu nhân cách ưu tư, nóng nảy thì nguy cơ bị lo âu cao hơn sinh viên có kiểu nhân cách khác, lần lượt với OR = 2,14 và OR = 3,71. Vì vậy, sinh viên y khoa nên được sàng lọc lo âu, kiểu nhân cách trong quá trình học tại trường để có những can thiệp thích hợp, kịp thời
|
- magazine
Authors: Nguyễn Việt Nga; Hồ Thị Hiền; Nguyễn Thanh Long (2020) - Xét nghiệm HIV tại điểm chăm sóc và điều trị (POCT - Point of care testing) để chẩn đoán HIV là mô hình
xét nghiệm sử dụng phương cách kết hợp 3 sinh phẩm nhanh tại cơ sở y tế tuyến huyện nhằm cung cấp xét
nghiệm nhanh, chính xác, dễ tiếp cận để tăng hiệu quả xét nghiệm tại các khu vực đi lại khó khăn, điều kiện
tiếp cận các dịch vụ y tế còn hạn chế. Nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên số liệu thứ cấp ghi chép hoạt
động xét nghiệm HIV được thực hiện trong thời gian can thiệp, mục tiêu nhằm mô tả kết quả thực hiện của
mô hình xét nghiệm POCT chẩn đoán HIV và đánh giá các hiệu quả can thiệp
|
- Article
Authors: Mai Phương Thanh (2020) - Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim của viên nén Tottim® Extra trên mô
hình gây nhồi máu cơ tim bằng isoproterenol. Chuột cống trắng trưởng thành chủng Wistar được chia ngẫu nhiên thành các lô nghiên cứu uống Tottim® Extra (liều 183,6 và 550,8 mg dược liệu/kg/ngày) hoặc dung môi pha thuốc trong 30 ngày, đồng thời bị gây nhồi máu cơ tim bằng cách tiêm dưới da isoproterenol với liều 150 mg/kg vào ngày thứ 29 và 30 của nghiên cứu, khoảng cách giữa hai lần tiêm là 24 giờ
|
- magazine
Authors: Kim Bảo Giang; Cao Thị Lê; Phạm Bích Diệp (2020) - Nghiên cứu nhằm mô tả nhận thức và một số yếu tố liên quan đến nhận thức của sinh viên trường đại học Y Hà Nội về bệnh do vi rút Zika gây nên dựa trên mô hình Niềm tin sức khoẻ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn 447 sinh viên hệ bác sĩ năm thứ nhất, năm thứ ba và năm thứ năm. Kết quả cho thấy 82,1% sinh viên nhận thức nguy cơ nhiễm bệnh khi vào vùng dịch; 85,7 % trả lời đúng nguy cơ với trẻ sơ sinh và thai nhi khi mẹ bị nhiễm vi rút Zika; 72% sinh viên biết ≥ 2 dấu hiệu lâm sàng, 54% sinh viên trả lời đúng ≥ 2 đường lây truyền. Chỉ có 34% sinh viên biết nguy cơ tử vong. Sinh viên nhận thức tốt nhất ở phần lợi ích dự phòng, về nguy cơ mắc và mức độ trầm trọng của bệnh. Sinh viên những năm học cuối có nhận thức về bệnh tốt hơn so với sinh viên những năm đầu.
|
- magazine
Authors: Đỗ Thị Thanh Toàn; Đặng Thị Hương (2020) - Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ca bệnh tay chân miệng vào bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, năm 2017 - 2018
|
- magazine
Authors: Nguyễn Quang Dũng (2020) - Chiều cao là một chỉ số phản ánh tình trạng kinh tế xã hội, được theo dõi đều đặn ở trẻ dưới 5 tuổi,
nhưng ít nghiên cứu mô tả chiều cao của thanh niên. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành nhằm mô tả
thực trạng chiều cao trên 10.890 người 18 tuổi tại 30 quận, huyện, thị xã tại Hà Nội. Đối tượng được đo
chiều cao, phỏng vấn thu thập thông tin về tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nơi
sinh sống. Chiều cao trung bình của nam giới là 169,1 ± 6,0 cm, của nữ giới là 158,2 ± 5,4 cm. Chiều cao
của nam giới tại các quận là 170,1 ± 5,8 cm và tại các huyện là 168,3 ± 6,0 cm. Chiều cao trung bình của
nữ giới tại các quận là 159,2 ± 5,3 cm và tại các huyện là 157,5 ± 5,3 cm. Chiều cao thanh niên 18 tuổi tại
Hà Nội có sự khác nhau theo trình độ học vấn, cũng như gi...
|
- magazine
Authors: Nguyễn Thị Hoàng Ngân (2020) - Nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng phiếu phỏng vấn tự điền trên 440 HS khối 6, 7, 8 trường THCS Yên Hòa, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 440 HS tham gia nghiên cứu có 33,5% HS nam và 41,7% HS nữ có kiến thức đầy đủ về hành vi XHTD trẻ em; 36,8% HS nam và 59,8% HS nữ có kiến thức đầy đủ về xử trí khi bị XHTD; 63,7% đến 87,3% HS nữ và 47% đến 73,7% HS nam có thái độ đúng đối với các quan điểm về XHTD trẻ em được đưa ra. Nhìn chung HS nữ có kiến thức và thái độ về XHTD trẻ em tốt hơn HS nam (p < 0,05). Nghiên cứu cho thấy Học sinh trường THCS Yên Hòa có thái độ về XHTD khá tốt song kiến thức về XHTD còn hạn chế, cần có các chương trình giáo dục nâng cao kiến thức, thái độ phòng tránh XHTD cho HS
|
- magazine
Authors: Nguyễn Thị Thu Liễu (2020) - Nghiên cứu mô tả cắt ngang, điều tra khẩu phần trên 196 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại xã Cổ Loa, huyện
Đông Anh, Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng phương pháp hỏi ghi khẩu phần 24
giờ. Tổng năng lượng ăn vào trung bình của đối tượng nghiên cứu là 2359,9 kcal/ngày, cao hơn so với nhu cầu
khuyến nghị của Viện dinh dưỡng năm 2016. Protein ăn vào là 95,4g cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị của
Viện dinh dưỡng năm 2016 là 35,4g. Lipid ăn vào là 58,3g, cao hơn so với mức nhu cầu khuyến nghị của Viện
dinh dưỡng năm 2016. Tỉ lệ giữa Protein : Lipid : Glucid đạt nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ protein động vật so với
protein tổng số và tỷ lệ lipid thực vật so với lipid tổng số đều lần lượt cao hơn khuyến nghị của Viện dinh dưỡng
năm 2016. Tỷ lệ canxi và photpho...
|