Search

Search Results

Results 1-7 of 7 (Search time: 0.007 seconds).
  • Previous
  • 1
  • Next
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Đào Việt Hằng; Trần Thị Thu Trang; Nguyễn Thu Trang; Đào Văn Long (2020)

  • Nghiên cứu mô tả hình ảnh siêu âm nội soi, kết quả kĩ thuật cắt tổn thương qua nội soi (tỉ lệ thành công, tai biến) và đặc điểm mô bệnh học của tổn thương dưới niêm mạc thực quản, thực hiện tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long. Nghiên cứu thu thập được 120 bệnh nhân với kích thước tổn thương trung bình 0,80 ± 0,43 cm. Phần lớn bệnh nhân có khối dưới 1cm (75,8%). Khối giảm âm, tăng âm và hỗn hợp âm có tỉ lệ là 84,2%, 2,5% và 13,3%. Kết quả mô bệnh học của các tổn thương: 76 u cơ trơn, 3 trường hợp quá sản lớp cơ niêm, 24 nang biểu mô, 4 u bạch mạch, 3 ổ vôi hóa lớp hạ niêm mạc thực quản, và 10 tổn thương lạc chỗ. Tỉ lệ bệnh nhân cắt không biến chứng và cắt có biến chứng nhưng được xử lý ngay trong nội soi chiếm tỉ lệ là 94,2% và 5,8%. 7 trường hợp (5,8%) chảy máu khi cắt được can...

  • magazine


  • Authors: Đào Việt Hằng; Lê Quang Hưng; Nguyễn Phúc Bình (2020)

  • Mô hình học sâu đề xuất được xây dựng theo kiến trúc U-Net với nhánh EcientNet, huấn luyện trong 150 bước với thuật toán SGD và đánh giá bởi chỉ số F1, giá trị dự đoán dương tính (PPV), độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp). Kết quả trên tập kiểm chứng cho thấy chỉ số F1 trên 2 tập ảnh khi hội tụ đạt > 95 %. Kết quả kiểm định thuật toán trên tập thực nghiệm (1.321 ảnh với 1.543 polyp) là PPV (94,60%), Se (96,39%) và Sp (99,84%). Trong tổng số 1543 polyp, 63,58% có kích thước < 5 mm và 81,14% thuộc nhóm Is (Phân loại Paris). 52 vùng bị khoanh sai do ảnh có bọt, vùng lóa hoặc dịch nhầy. Các vùng bị nhầm chủ yếu là nếp niêm mạc (44,23%) và dịch nhầy (13,46%). Nghiên cứu cho thấy thuật toán xây dựng trong phát hiện polyp đại tràng có PPV, Se, Sp cao và có tính khả thi.

  • magazine


  • Authors: Đào Việt Hằng; Trần Thị Thanh Lịch; Lưu Thi Minh Huế (2020)

  • Nghiên cứu cắt ngang đánh giá mối liên quan giữa điểm FSSG với các rối loạn nhu động thực quản (RLNĐTQ) và áp lực cơ thắt thực quản dưới (LES) trên các bệnh nhân có điểm GERDQ ≥ 8 hoặc có viêm thực quản trào ngược trên nội soi; được đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM). Trong 281 bệnh nhân thu tuyển được, tỉ lệ RLNĐTQ dạng co bóp không hiệu quả và mất nhu động là 44,9% và 4,3%. 19,6% bệnh nhân có áp lực LES thấp. Điểm FSSG trung bình là 13,7 ± 7,0. Điểm tổng FSSG và các điểm FSSG thành phần không có sự khác biệt giữa các phân nhóm có đặc điểm nhu động thực quản và LES khác nhau (p > 0,05). Điểm tổng FSSG không có tương quan với giá trị DCI, áp lực khi nghỉ của LES và IRP4s. Điểm FSSG nhu động không có tương quan với giá trị DCI. Không có mối liên quan giữa điểm FSS...

  • magazine


  • Authors: Đào Việt Hằng; Nguyễn Duy Thắng; Đào Văn Long (2020)

  • Các Tác giả thực hiện nghiên cứu can thiệp điều trị cho 246 bệnh nhân ≥ 8 tuổi có chỉ định diệt trừ Helicobacter pylori (H.p) từ 100 hộ gia đình đến khám tại Viện Nghiên cứu & Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật và Phòng khám đa khoa Hoàng Long từ 10/2017 - 10/2019. Phác đồ nối tiếp 4 thuốc có bismuth với Clarythromicin (EMCB) điều trị cho 29 bệnh nhân và phác đồ nối tiếp 4 thuốc có bismuth với tetracyclin (EMTB) điều trị cho 217 bệnh nhân. Quy trình chẩn đoán, điều trị và đánh giá kết quả điều trị theo quy định của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam

  • magazine


  • Authors: Đào Việt Hằng; Vũ Thị Vựng; Đào Văn Long (2020)

  • Fluconazol là thuốc kháng nấm toàn thân sử dụng phổ biến trong điều trị viêm thực quản do nấm Candida. Tuy nhiên, C. krusei và C. glabrata kháng fluconazol gây khó khăn trong điều trị. Nystatin là thuốc kháng nấm tại chỗ có hiệu quả cao khi điều trị Candida miệng. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu phối hợp thuốc kháng nấm toàn thân và tại chỗ điều trị nấm Candida thực quản

  • magazine


  • Authors: Đào Minh Hoàng; Vũ Thị Vựng; Trần Thị Thu Trang; Đào Việt Hằng (2020)

  • Nghiên cứu tiến hành phân tích sự chấp nhận chi trả của người bệnh khi khám chữa bệnh viêm thực quản do nấm Candida điều trị ngoại trú tại phòng khám đa khoa Hoàng Long 11/2017 - 2/2019. Toàn bộ giá thành của dịch vụ mà người bệnh chi trả trong quá trình điều trị nấm thực quản được nhóm nghiên cứu ghi nhận và đưa vào phân tích mô tả. Tổng 129 bệnh nhân bị viêm thực quản do Candida, trong đó Candida albican chiếm 93,8%. Phí chẩn đoán, thuốc điều trị nấm Candida, đánh giá sau điều trị bằng nội soi trung bình 6.437.000 VNĐ, với tỉ lệ tương ứng lần lượt là 53,6%; 28,2% và 18,2%. Với phí chi trả này tỉ lệ điều trị thành công 94,9%. Tỉ lệ người bệnh chấp nhận chi trả toàn bộ phí chữa viêm thực quản do Candida 60,5%. Nghiên cứu phân tích khả năng sẵn sàng chi trả khám chữa bệnh giúp...