Search

Search Results

Results 241-250 of 993 (Search time: 0.032 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Lương Thị Minh; Nguyễn Thị Việt Hà; Chu Thị Phương Mai (2020)

  • Táo bón thường gặp ở trẻ em, với phần lớn các trường hợp là táo bón chức năng. Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương trên 41 trẻ ≥ 6 tuổi bị táo bón mạn tính chức năng theo tiêu chuẩn Rome IV. 100% trẻ có phản xạ ức chế hậu môn trực tràng. Áp lực nghỉ trung bình của hậu môn là 66,04 ± 16,7 mmHg. Tỷ lệ trẻ có áp lực nghỉ trong khoảng 50 – 70 mmHg chiếm tỷ lệ cao nhất 51,2%. Áp lực hậu môn và trực tràng khi nhíu trung bình là 121,5 ± 32,9 mmHg và 43,6 ± 17 mmHg. Áp lực hậu môn và trực tràng khi ho trung bình là 103,9 ± 29,1 mmHg và 36,35 ± 13,83 mmHg. Áp lực hậu môn và trực tràng khi rặn trung bình là 44,1 ± 20,9 mmHg và 71 ± 13,5 mmHg. 78% trẻ có kiểu đại tiện theo sinh lý. Kết luận đo áp lực hậu môn trực tràng giúp tránh bỏ sót một số bệnh lý có thể phát hiện sớm n...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Trần Ngọc Hiếu; Lương Cao Đồng; Nguyễn Thị Diệu Thúy (2020)

  • Kiểm soát hen là mục tiêu chính trong điều trị dự phòng hen phế quản. Nồng độ nitric oxide (NO) tại đường thở là chỉ số khách quan giúp đánh giá cả tình trạng viêm và tình trạng kiểm soát hen. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá vai trò NO đường thở trong kiểm soát hen phế quản có viêm mũi dị ứng (viêm mũi dị ứng) ở trẻ em. Nghiên cứu được thực hiện trên 82 trẻ hen phế quản có viêm mũi dị ứng từ 6 - 15 tuổi. Các trẻ được thăm khám, đánh giá tình trạng kiểm soát hen dựa vào bộ câu hỏi ACT (Asthma control test), đo nồng độ NO tại đường thở (FeNO: NO phế quản và nNO: NO tại mũi). Kết quả nghiên cứu sau 3 tháng điều trị dự phòng cho thấy điểm ACT trước điều trị là 18,5 ± 3,2, thấp hơn sau điều trị là 23,4 ± 2,1 (p < 0,05). Nồng độ nNO trước điều trị là 1605 (104 – 3674) ppb và sau ...

  • magazine


  • Authors: Đặng Thị Hải Vân; Vũ Mạnh Tuân; Lê Trọng Tú (2020)

  • Kawasaki là bệnh sốt phát ban cấp tính có viêm mạch hệ thống thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh gây tổn thương nhiều nơi như mắt, miệng, da nhưng tổn thương ở động mạch vành có thể gây tử vong trong giai đoạn cấp và bán cấp và để lại di chứng nghiêm trọng. Nghiên cứu mô tả đặc điểm tổn thương động mạch vành trên siêu âm tim của bệnh nhân Kawasaki điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ tháng 5/2016 - 9/2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tổn thương động mạch vành trong giai đoạn cấp và bán cấp là 31,9% trong đó 5,0% là phình động mạch vành, sau 8 tuần điều trị tỉ lệ tổn thương động mạch vành giảm còn 16,8 %. Nhóm tuổi dưới 12 tháng tuổi có tỉ lệ tổn thương động mạch vành cao nhất. Tổn thương động mạch vành có thể gặp ở nhiều vị trí: độn...

  • magazine


  • Authors: Đặng Thị Hải Vân; Nguyễn Đức Tuấn; Nguyễn Lý Thịnh Trường (2020)

  • Sling động mạch phổi là một bất thường mạch máu hiếm gặp do động mạch phổi trái xuất phát bất thường từ động mạch phổi phải và thường có tình trạng hẹp khí quản bẩm sinh đi kèm. Biểu hiện lâm sàng của bệnh chủ yếu liên quan đến các triệu chứng hô hấp: khò khè, thở rít kéo dài, viêm phổi tái diễn, đôi khi có thể suy hô hấp sớm sau sinh, những bệnh nhân này thường đòi hỏi phẫu thuật (phẫu thuật) sớm.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Hà; Đoàn Mai Thanh; Nguyễn Thị Yến (2020)

  • Viêm phổi cộng đồng (CAP) là một bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trên toàn thế giới, CAP là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, phần lớn trẻ vào viện khi đã được dùng kháng sinh tại nhà nên việc nuôi cấy tìm căn nguyên gây bệnh gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật Realtime PCR đa mồi để xác định căn nguyên cho kết quả nhanh với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, tỷ lệ xác định được căn nguyên so với phương pháp nuôi cấy cao hơn. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi cộng đồng ở trẻ em bằng kỹ thuật real – time PCR tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Bình; Nguyễn Thị Diệu Thúy (2020)

  • Ngừng thở khi ngủ thường làm nặng lên bệnh lý hen phế quản. Nghiên cứu tình trạng ngừng thở khi ngủ (OSA) ở nhóm bệnh nhi mắc hen thông qua các chỉ số ngừng thở giảm thở khi ngủ AHI và mối liên quan của các chỉ số này với các biểu hiện lâm sàng giúp thầy thuốc tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nặng của hen. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi nhóm trẻ mắc hen trong nghiên cứu từ 5-10 tuổi. 81,6% số trẻ trong nhóm nghiên cứu có biểu hiện OSA, chủ yếu ở mức trung bình và nhẹ. Có mối tương quan giữa biểu hiện ngáy khi ngủ, mức độ nặng của hen với OSA, trẻ ngáy khi ngủ có nguy cơ mắc OSA cao gấp lần 3,7 lần so với trẻ không ngáy khi ngủ, trẻ mắc hen mức độ nặng có nguy cơ bị OSA cao gấp 6,9 lần so với trẻ hen nhẹ và trung bình. Như vậy: Hen phế quản và OSA thường song hành ...