Search

Search Results

Results 131-140 of 993 (Search time: 0.043 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Nguyễn Việt Nga; Hồ Thị Hiền; Nguyễn Thanh Long (2020)

  • Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm khách hàng xét nghiệm HIV để xác định tình hình dịch và đánh giá các hiệu quả can thiệp. Thông tin khách hàng xét nghiệm HIV bao gồm tuổi, giới, yếu tố hành vi nguy cơ, kết quả xét nghiệm được quản lý và phân tích sử dụng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả có 13313 khách hàng xét nghiệm HIV trong 2 năm tại 5 cơ sở nghiên cứu, trong đó: 51,8% nam và 48,3% nữ, 92,8% khách hàng ở độ tuổi từ 16 - 49, 62% khách hàng có yếu tố hành vi nguy cơ và 1,7% khách hàng có từ 2 hành vi nguy cơ trở lên, 3% khách hàng xét nghiệm phát hiện dương tính với HIV. Cùng với sự tham gia của mô hình xét nghiệm góp phần tiếp cận được nhiều hơn nhóm khách hàng có yếu tố và/hoặc hành vi nguy cơ, phát hiện được nhiều người nhiễm HIV hơn.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Ngọc Ánh; Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2020)

  • Phụ nữ mang thai khi phải quyết định phá thai thường có những rối loạn tâm thần, trong đó lo âu là một trong những rối loạn tâm thần hay gặp nhất. Mục tiêu nghiên cứu là mô tả đặc điểm lo âu ở phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội vào năm 2019 và một số yếu tố liên quan. Số liệu nghiên cứu cắt ngang thu thập được từ 429 đối tượng cho thấy tỷ lệ phụ nữ đến phá thai có rối loạn lo âu là 50,8%. Trong đó có khoảng 15% đối tượng có mức độ lo âu từ nặng đến rất nặng. Sự chủ động mang thai lần này, việc phá thai khi thai kỳ đã ngoài ba tháng đầu và số ngày quyết định phá thai có liên quan với lo âu ở phụ nữ đến phá thai. Nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ phụ nữ đến phá thai có dấu hiệu lo âu là tương đối cao và có mối liên quan đến các yếu tố gia đình và xã hội, do đó cần có những c...

  • magazine


  • Authors: Đặng Kim Anh (2020)

  • Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên. Các nghiên cứu so sánh tỷ lệ chẩn đoán trầm cảm và các triệu chứng trầm cảm ở trẻ vị thành niên thừa cân/béo phì được tìm kiếm một cách có hệ thống trên 4 cơ sở dữ liệu bao gồm PubMed, PsycInfo, EMBASE và Cochrane. Đánh giá nguy cơ sai số của nghiên cứu được thực hiện bằng thang đo Newcastle Ottawa Quality Assessment. Phần mềm Revman 5.3 được sử dụng để phân tích tỷ suất chênh gộp (Pool odd ratio) và giá trị trung bình tiêu chuẩn (Standard Mean Difference-SMD). 66177 đối tượng nghiên cứu đã được tổng hợp thông qua 20 nghiên cứu được đưa vào phân tích gộp. Kết quả cho thấy mối liên quan thuận chiều giữa chẩn đoán trầm cảm và cả béo phì và thừa cân ở trẻ vị thành niên (OR = 1,...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Văn Dung (2020)

  • Cải thiện kiến thức về dinh dưỡng và chất lượng chế độ ăn uống cho thanh thiếu niên là mối quan tâm lớn đối với các nhà nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá kiến thức về dinh dưỡng của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và xác định một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 10890 đối tượng tại 30 quận/huyện/thị trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ 8/2018 đến tháng 10/2019. Kết quả cho thấy đa số các đối tượng biết rằng Canxi cần cho sự phát triển hệ xương (93,9%) nhưng chỉ có 35,2% và 6,8% là nhắc đến vai trò của Vitamin D và Protein. Các thực phẩm giúp tăng chiều cao được lựa chọn là từ sữa (74,0%), tiếp theo là chế phẩm từ sữa hoặc động vật giáp xác (31,6% và 31,7%). Những đối tượng là nữ giới, đối tượng sống ở thành thị hoặc đối...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Hữu Thắng (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 504 người cao tuổi sử dụng bộ câu hỏi WHOQOL-OLD nhằm xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Người cao tuổi là nữ giới, sống đơn thân, không con cái, không có thu nhập từ công việc ổn định, trình độ học vấn thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, tình trạng sức khỏe không tốt và sống ở khu vực nông thôn có điểm chất lượng cuộc sống thấp hơn, điều này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Khuyến nghị các chương trình, chính sách can thiệp nâng cao chất lượng cuộc sống, cần ưu tiên cho những người cao tuổi là nữ, sống đơn thân, không con cái, điều kiện kinh tế khó khăn, tình trạng sức khỏe không tốt và sống ở khu vực nông thôn

  • magazine


  • Authors: Lê Thị Thu Hà; Phạm Duy Tường; Nguyễn Minh Trang (2020)

  • Nghiên cứu mô tả thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Chứt và Vân Kiều tại 3 xã miền núi Sơn Trạch, Tân Trạch và Thượng Trạch. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu 375 trẻ và bà mẹ có con dưới 5 tuổi được đánh giá dinh dưỡng bằng các chỉ tiêu nhân trắc và phỏng vấn với bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi của Dân tộc Chứt là 38,3% và dân tộc Vân kiều là 21,0%. Tỷ lệ suy dưỡng thể thấp còi là 31,5% và thể gầy còm là 8,8%. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ SDD cao như kinh tế hộ gia đình nghèo, trình độ học vấn hạn chế và thiếu kiến thức thực hành nuôi dưỡng chăm sóc trẻ. Cần có chương trình cải thiện mức sống, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em để giả...

  • magazine


  • Authors: Trịnh Bảo Ngọc; Lê Thị Hồng Ngọc; Nguyễn Thị Thu Liễu (2020)

  • Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 74 người chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong 23 trường mầm non thuộc huyện Nam Sách, Hải Dương. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: Tỷ lệ người chế biến thực phẩm có kiến thức chung về An toàn thực phẩm (ATTP) đạt là 64,9%; Tỷ lệ người chế biến thực phẩm có thực hành chung về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đạt là 31,1%. Tỷ lệ người chế biến thực phẩm đạt cả về kiến thức và thực hành là 25,7%. Như vậy, tỷ lệ người chế biến thực phẩm có kiến thức và thực hành đạt về ATTP chưa cao