Search

Search Results

Results 171-180 of 817 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Đặng Thị Hải Vân; Vũ Mạnh Tuân; Lê Trọng Tú (2020)

  • Kawasaki là bệnh sốt phát ban cấp tính có viêm mạch hệ thống thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh gây tổn thương nhiều nơi như mắt, miệng, da nhưng tổn thương ở động mạch vành có thể gây tử vong trong giai đoạn cấp và bán cấp và để lại di chứng nghiêm trọng. Nghiên cứu mô tả đặc điểm tổn thương động mạch vành trên siêu âm tim của bệnh nhân Kawasaki điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ tháng 5/2016 - 9/2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tổn thương động mạch vành trong giai đoạn cấp và bán cấp là 31,9% trong đó 5,0% là phình động mạch vành, sau 8 tuần điều trị tỉ lệ tổn thương động mạch vành giảm còn 16,8 %. Nhóm tuổi dưới 12 tháng tuổi có tỉ lệ tổn thương động mạch vành cao nhất. Tổn thương động mạch vành có thể gặp ở nhiều vị trí: độn...

  • magazine


  • Authors: Đặng Thị Hải Vân; Nguyễn Đức Tuấn; Nguyễn Lý Thịnh Trường (2020)

  • Sling động mạch phổi là một bất thường mạch máu hiếm gặp do động mạch phổi trái xuất phát bất thường từ động mạch phổi phải và thường có tình trạng hẹp khí quản bẩm sinh đi kèm. Biểu hiện lâm sàng của bệnh chủ yếu liên quan đến các triệu chứng hô hấp: khò khè, thở rít kéo dài, viêm phổi tái diễn, đôi khi có thể suy hô hấp sớm sau sinh, những bệnh nhân này thường đòi hỏi phẫu thuật (phẫu thuật) sớm.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Hà; Đoàn Mai Thanh; Nguyễn Thị Yến (2020)

  • Viêm phổi cộng đồng (CAP) là một bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trên toàn thế giới, CAP là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, phần lớn trẻ vào viện khi đã được dùng kháng sinh tại nhà nên việc nuôi cấy tìm căn nguyên gây bệnh gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật Realtime PCR đa mồi để xác định căn nguyên cho kết quả nhanh với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, tỷ lệ xác định được căn nguyên so với phương pháp nuôi cấy cao hơn. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi cộng đồng ở trẻ em bằng kỹ thuật real – time PCR tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Bình; Nguyễn Thị Diệu Thúy (2020)

  • Ngừng thở khi ngủ thường làm nặng lên bệnh lý hen phế quản. Nghiên cứu tình trạng ngừng thở khi ngủ (OSA) ở nhóm bệnh nhi mắc hen thông qua các chỉ số ngừng thở giảm thở khi ngủ AHI và mối liên quan của các chỉ số này với các biểu hiện lâm sàng giúp thầy thuốc tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nặng của hen. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi nhóm trẻ mắc hen trong nghiên cứu từ 5-10 tuổi. 81,6% số trẻ trong nhóm nghiên cứu có biểu hiện OSA, chủ yếu ở mức trung bình và nhẹ. Có mối tương quan giữa biểu hiện ngáy khi ngủ, mức độ nặng của hen với OSA, trẻ ngáy khi ngủ có nguy cơ mắc OSA cao gấp lần 3,7 lần so với trẻ không ngáy khi ngủ, trẻ mắc hen mức độ nặng có nguy cơ bị OSA cao gấp 6,9 lần so với trẻ hen nhẹ và trung bình. Như vậy: Hen phế quản và OSA thường song hành ...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Diệu Thúy; Nguyễn Thị Bình; Nguyễn Thu Thảo (2020)

  • Henoch - Schönlein purpura (HSP) là bệnh tự miễn với tổn thương viêm các thành mạch máu nhỏ. Trong các cơ quan tổn thương, tổn thương đường tiêu hóa thường là nguyên nhân làm bệnh nhân HSP nhập viện. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá yếu tố tiên lượng HSP thể bụng. Đây là nghiên cứu mô tả, tiến cứu một loạt ca bệnh. Kết quả nghiên cứu có 131 trẻ HSP đủ tiêu chẩn tham gia nghiên cứu, trong đó có 116 bệnh nhân HSP thể bụng và 15 bệnh nhân HSP không thể bụng. Trẻ khởi phát bệnh sau 6 tuổi có nguy cơ khởi phát HSP thể bụng. Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trên 8,34 G/l có giá trị tiên lượng HSP thể bụng với độ nhạy là 72,41% và độ đặc hiệu là 60%. Tỷ số bạch cầu trung tính/lympho (NLR) trên 2,03G/l có giá trị tiên lượng HSP thể bụng với độ nhạy là 75% và độ đặc hiệu 73%...

  • magazine


  • Authors: Đặng Thuý Hà; Nguyễn Thị Việt Hà (2020)

  • Helicobacter pylori là căn nguyên chính của viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, ung thư biểu mô tuyến dạ dày và u MALT. Để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày người, H. pylori thích nghi bằng cách sở hữu nhiều gen độc lực khác nhau. Nghiên cứu này phân tích mối liên quan giữa vi khuẩn H. pylori có gen độc lực vacA và các biểu hiện lâm sàng của viêm, loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Tỷ lệ nhiễm H. pylori có kiểu gen vacA s1 và m1 tăng dần theo tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở kiểu gen vacA m1. 96,5% trẻ nhiễm H. pylori mang gen vacA s1. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ trẻ nhiễm H. pylori mang gen vacA s1 giữa 2 nhóm viêm và loét, tổn thương trên mô bệnh học mức độ nặng giữa H. pylori có gen vacA s1m1 so với các kiểu gen khác

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Thanh Mai; Nguyễn Thị Phương Mai; Đỗ Thị Minh Phương (2020)

  • Nghiên cứu này nhằm khảo sát các sự kiện gây sang chấn tâm lý và biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm ở trẻ vị thành niên bị loét dạ dày tá tràng mạn tính. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 97 trẻ vị thành niên được chẩn đoán và điều trị loét dạ dày tá tràng mạn tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ 4/2018 – 3/2019, bằng phỏng vấn và sử dụng DASS – 21 phiên bản tiếng Việt. Kết quả cho thấy có 94,8% trẻ có sang chấn tâm lý, phổ biến là lo lắng về bệnh tật, áp lực trong học tập, xung đột với cha mẹ. Tỷ lệ stress, lo âu, và trầm cảm lần lượt là 76,3%, 67% và 74,2%. Có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa mức độ stress với lo âu, trầm cảm. Như vậy, cần quan tâm đánh giá các sang chấn tâm lý và cảm xúc trong quá trình điề...

  • magazine


  • Authors: Mai Thành Công; Nguyễn Thị Diệu Thúy; Lương Thị Liên (2020)

  • Bệnh Behçet là một bệnh viêm mạch hệ thống hiếm gặp, chưa rõ nguyên nhân. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các đợt loét miệng, loét sinh dục, tổn thương mắt và da tái diễn. Biểu hiện viêm khớp mạn tính trong bệnh Behçet không hay gặp và có thể nhầm lẫn với viêm khớp tự phát thiếu niên ở trẻ em. Bệnh đáp ứng với điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhi nữ 7 tuổi biểu hiện viêm khớp mạn tính và loét miệng tái diễn nhiều đợt trong 2 năm. Ban đầu, bệnh nhân được chẩn đoán viêm khớp tự phát thiếu niên và đáp ứng một phần với điều trị bằng corticosteroid nhưng bệnh vẫn tái phát. Với các biểu hiện kết hợp khác ngoài khớp, ở da và sinh dục, chúng tôi nghĩ tới bệnh nhân bị bệnh Behçet và điều trị bằng colchicine và methotrexate, bệnh nhân đáp ứng tốt...