Search

Search Results

Results 191-200 of 370 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Vũ Minh Anh; Lê Minh Giang; Đào Thị Diệu Thúy; Hoàng Thị Hải Vân (2021)

  • Nghiên cứu trên thế giới cho thấy những người tiêm chích ma túy (TCMT) phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến tự kỳ thị với hành vi sử dụng chất của mình. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 509 đối tượng nam TCMT tại Hà Nội nhằm mô tả đặc điểm tự kỳ thị về sử dụng ma túy và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy hơn 50% đối tượng cảm thấy xấu hổ về hành vi sử dụng ma túy của mình. Trầm cảm và tự kỳ thị ma túy có mối tương quan với nhau theo chiều thuận (r = 0,33, p < 0,001). Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 và độ tin cậy 95% chỉ ra mối liên quan giữa số năm sử dụng heroin (β = - 0,11; KTC 95% = - 0,21; - 0,01) và trầm cảm (β = 0,19; KTC 95% = 0,14; 0,24) với tự kỳ thị trong nhóm nam TCMT. Cần có thêm can thiệp tập trung vào nhóm đối ...

  • Article


  • Authors: Kim Bảo Giang; Nguyễn Thị Khuyến (2021)

  • Tư vấn giáo dục sức khoẻ là một trong những nhiệm vụ của điều dưỡng. Mục tiêu nghiên cứu là mô tả thực trạng tư vấn của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại khoa phẫu thuật theo yêu cầu Bệnh viện Quân đội Trung Ương 108 và mối liên quan với đặc trưng cá nhân của người bệnh. Nghiên cứu cắt ngang trên 163 người bệnh nội trú đã được phẫu thuật và chuẩn bị ra viện năm 2018. 49 nội dung tư vấn cần thiết được phỏng vấn người bệnh bằng phiếu tự điền. Kết quả cho thấy tỉ lệ người bệnh được tư vấn đầy đủ trước mổ là 76,1%; sau mổ là 83,4% và trước khi ra viện là 84,7%. Một số nội dung điều dưỡng chưa tư vấn đầy đủ, trước khi phẫu thuật như, “Kiểm soát đau sau mổ”; “diễn biến bình thường sau mổ”; “Tình trạng và tiến triển liền vết thương”; “Khuyến khích tham gia định danh chính...

  • Article


  • Authors: Phạm Bích Diệp; Kim Bảo Giang; Nguyễn Thị Hải Vân (2021)

  • Mô tả kiến thức và thái độ về một số quy định cấm trong luật phòng chống tác hại của rượu bia và kênh tiếp cận thông tin về Luật của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội năm 2020. Phương pháp mô tả cắt ngang trên 459 sinh viên. 89,5% sinh viên biết có Luật. Tỷ lệ sinh viên biết về một số quy định cấm trong Luật từ 0,7% đến 89,3% tuỳ từng quy định. Kênh sinh viên tiếp cận thông tin về Luật phổ biến nhất là thông tin đại chúng (77,6%) và Internet (67,8%). Tỷ lệ sinh viên có thái độ đồng ý với các quy định cấm trong Luật từ 50,5% đến 93%. Sinh viên tiếp cận thông tin kịp thời về Luật phòng, chống tác hại của rượu bia nhưng chưa được cụ thể. Cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về Luật và quy định cấm trong Luật cũng như quy định xử phạt khi vi phạm

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thanh Thảo; Phạm Thị Quân; Nguyễn Thị Minh Tâm; Lê Thị Thanh Xuân; Lê Thị Hương; Nguyễn Ngọc Anh (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến bệnh đường hô hấp ở người lao động tại mỏ than Phấn Mễ, Tỉnh Thái Nguyên, năm 2020. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên mẫu bệnh án nghiên cứu, trên 321 người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi tại mỏ than Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Kết quả cho thấy có 10,28% người lao động có ho khạc đờm, 4,67% có khó thở, 6,54% có đau ngực; 7,17% người lao động có tổn thương nhu mô phổi liên quan tới bệnh bụi phổi trên phim chụp X-quang theo tiêu chuẩn ILO-2000; có 18,04% người lao động có biến đổi chức năng hô hấp (trong đó 26,48% có biểu hiện rối loạn thông khí hạn chế; 1,56% người lao động có biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn)

  • Article


  • Authors: Phạm Bích Diệp; Phạm Thu Hà (2021)

  • Mục tiêu là ứng dụng lý thuyết hành vi được lập kế hoạch để phân tích mối liên quan giữa thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định uống rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, 2019. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 421 sinh viên. Ba nhân tố “thái độ về lợi ích”, “chuẩn chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi” về uống rượu bia có liên quan tích cực và giải thích được 46,8% ý định uống rượu bia trong 3 tháng tới. “Chuẩn chủ quan về uống rượu bia” có liên quan mạnh nhất và thái độ về lợi ích có liên quan yếu nhất. Nhà trường cần tổ chức các chương trình truyền thông để lan toả văn hoá không uống rượu bia trong sinh viên và không khuyến khích người khác uống rượu bia. Truyền thông nên tập trung vào các nội dung nhằm thay đổi niềm tin và...

  • Article


  • Authors: -;  Advisor: Dương Văn Quân; Lê Thị Thanh Xuân (2021)

  • Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 311 người lao động tại Công ty cổ phần gạch men Ý Mỹ, tỉnh Đồng Nai sử dụng Bảng hỏi nội dung công việc của Karasek đã được Việt hóa (JCQ-V) để xác định tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp của người lao động. Theo mô hình Karasek: những người tham gia nghiên cứu làm công việc chủ động chiếm tỷ lệ cao nhất với 82,6%, tiếp đến là nhóm cảm nhận công việc của họ căng thẳng (áp lực tâm lý cao và quyền quyết định thấp) chiếm 13,5%, nhóm làm công việc thoải mái chiếm 2,6% và nhóm đối tượng nghiên cứu phải làm công việc thụ động chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,3%. Tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp ở người lao động là 13,5%. Do đó, điều cần thiết là Ban lãnh đạo công ty cần có những biện pháp can thiệp thích hợp để góp phần cải thiện sức khỏe tâm thần cho người lao...

  • Article


  • Authors: Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo; Phạm Thị Quân (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi điều tra online trên 2157 đối tượng nhằm đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 lên công việc và cuộc sống của cán bộ y tế tại Hà Nội bằng phương pháp phân tích nhân tố. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đại dịch Covid 19 có ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống và công việc của nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội. Nhân viên y tế tuyến huyện/xã có nhiều áp lực trong công việc hơn tuyến trung ương (Coef: 0,104; 95%CI:0,059;0,148), điều dưỡng nhiều áp lực hơn bác sĩ (Coef: 0,5; 95%CI:0,009-0,095). Người có tuổi đời, tuổi nghề càng cao thì áp lực công việc càng lớn nhưng lại có thái độ làm việc tích cực hơn. Người làm việc tại nơi có nguy cơ tiếp xúc thì có thái độ bi quan hơn những người làm việc ở nơi gần như không phải tiếp xúc với dịch bệnh COV...

  • Article


  • Authors: Ngô Trí Tuấn; Trần Thị Nga; Nguyễn Thu Huyền; Lê Minh Đạt; Nguyễn Hoàng Long (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tại 18 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố nhằm mô tả thực trạng và nhu cầu nhân lực phòng, chống HIV/AIDS sau khi sáp nhập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh. Kết quả cho thấy sau sáp nhập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, nhân lực phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh giảm đi. Nhu cầu nhân lực tại Khoa phòng, chống HIV/AIDS trong 2 năm tiếp theo về số lượng gần như không thay đổi (Năm 2019: tăng thêm 8 và năm 2020: tăng thêm 1 nhân lực), về trình độ cần thiết được bổ sung TS/CK2 (năm 2020: 1 người) và bác sỹ đa khoa (Năm 2019: 8 bác sỹ và năm 2020: 4 bác sỹ) để đáp ứng được chức năng nhiệm vụ của khoa

  • Article


  • Authors: Lê Hồng Quang; Nguyễn Thị Thu Liễu; Dương Thị Thu Hiền; Nguyễn Thùy Ninh (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 91 trường học tổ chức ăn bán trú trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ các trường đạt điều kiện an toàn thực phẩm với bếp ăn tập thể còn thấp với 73,3% bếp ăn tập thể đạt điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm chung. Trong đó có 73,3% bếp đạt điều kiện về sinh cơ sở; 87,8% số bếp đạt điều kiện về vệ sinh dụng cụ; 81,2% số bếp đạt điều kiện vệ sinh, bảo quản thực phẩm; trên 93,3% số bếp đạt điều kiện kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm và điều kiện hồ sơ pháp lý, sổ sách

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo (2021)

  • Một nghiên cứu mô tả được thực hiện với mục tiêu đánh giá sự thay đổi - khuếch tán khí phế nang mao mạch ở 796 người lao động tiếp xúc trực tiếp bụi silic trong quá trình làm việc. Trước khi đo khuếch tán khí phế nang mao mạch (DLCO), đối tượng nghiên cứu đã được chụp Xquang ngực chẩn đoán bệnh bụi phổi silic, đánh giá chức năng hô hấp. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ người lao động có giảm DLCO là 3,1% (25/796); Nguy cơ suy giảm DLCO tăng khi tuổi tăng (p < 0,05); Nguy cơ suy giảm DLCO tăng khi tuổi nghề tăng (p > 0,05). Nguy cơ suy giảm DLCO ở nhóm mắc bệnh bụi phổi silic cao gấp 1,5 lần nhóm không mắc bệnh bụi phổi silic (p > 0,05). Nguy cơ giảm DLCO ở nhóm suy giảm chức năng hô hấp cao gấp 4,2 lần so với nhóm không suy chức năng hô hấp, (p < 0,05). Cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn...