Search

Search Results

Results 601-610 of 793 (Search time: 0.029 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phan Thị Mai Hương; Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo (2021)

  • Bệnh bụi phổi silic vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng được bằng việc nâng cao hiểu biết của người lao động. Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức về bệnh bụi phổi silic của người lao động và một số yếu tố liên quan tại hai công ty ở Đồng Nai năm 2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tiến hành phỏng vấn toàn bộ người lao động có tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trên 1 năm. Nghiên cứu chỉ ra rằng 52,4% người lao động biết về những hậu quả khi mắc phải bệnh này, khoảng 40,0% người lao động có kiến thức về việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh. 39,0% người lao động chưa biết về dấu hiệu mắc bệnh, 56,9% người lao động chưa biết bệnh bụi phổi silic là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm, 45,1% người lao động không biết việc đeo khẩu trang đúng quy định sẽ làm giảm ngu...

  • Article


  • Authors: Lê Minh Giang; Nguyễn Thu Trang; Đào Thị Diệu Thúy (2021)

  • Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với mục tiêu mô tả mức độ hỗ trợ của gia đình đối với người nhiễm HIV điều trị muộn và một số yếu tố liên quan. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 242 bệnh nhân điều trị HIV muộn tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2017. Tiêu chuẩn lựa chọn: từ 18 tuổi trở lên, sống ở TPHCM ít nhất 6 tháng, chưa từng điều trị ARV và số lượng CD4 khi đăng ký điều trị dưới 100 tế bào/mm3. Kết quả cho thấy hỗ trợ đối tượng nhận được từ gia đình hầu hết tập trung vào hỗ trợ liên quan HIV và chăm sóc sức khỏe, rất ít hỗ trợ khác. Có gia đình hạt nhân (bố/mẹ hoặc vợ/chồng) là điều kiện thuận lợi (aOR=10,2; 95% CI: 4,4 – 23,9) để nhận được hỗ trợ so với mối quan hệ khác (anh/chị/em ruột, anh/em họ, họ hàng). Đã tiết lộ với gia đình về tình trạng nhiễm HIV (aOR=...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Quốc Doanh; Phạm Thị Quân; Quách Thị Như Trang; Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo; Lê Thị Hương (2021)

  • Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm mục tiêu mô tả thực trạng bệnh lý đường hô hấp của người lao động Công ty xi măng Phúc Sơn, Hải Dương năm 2019. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện có chủ đích gồm toàn bộ 184 người lao động đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Trong số 184 người lao động tham gia nghiên cứu, độ tuổi trung bình của người lao động là 36,6 ± 6,1, tuổi nghề trung bình là 10,1 ± 3,6 tuổi. Hai triệu chứng cơ năng về hô hấp ở đối tượng nghiên cứu có tần xuất gặp cao nhất là ho (chiếm 12,5%) và khạc đờm (chiếm 14,1%). Có 27 người lao động (chiếm 14,6%) có sự biến đổi về chức năng hô hấp trong đó rối loạn thông khí (RLTK) hạn chế chiếm tỷ lệ 13,1% và RLTK tắc nghẽn chiếm tỷ lệ 1,6%. Có 42 người lao động có hình ảnh tổn thương...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Hương Giang; Bùi Hồng Ngọc (2021)

  • Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi và mô tả một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các kết quả chính: 51% người cao tuổi có mắc bệnh không lây nhiễm. Tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh tim mạch là cao nhất với 41,3%, tiếp theo là bệnh đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư lần lượt là 8,3%; 8,7% và 4,7%. Tỷ lệ hút thuốc lá/lào chung là 17,6%. Hầu hết đối tượng sử dụng thuốc lá/ lào là nam giới với tỷ lệ chung là 44,0% và cao nhất là trong độ tuổi từ 60 - 69 tuổi (52,8%). Tỷ lệ đối tượng sử dụng rượu bia chung là 20,9% trong đó cao nhất là nhóm 60-69 tuổi với 24,8%. Trung bình một tuần, đối tượng nghiên cứu sử dụng các th...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Hường; Đàm Ngọc Anh; Hoàng Thị Hải Vân (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 258 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng giảng dạy chương trình thực tế cộng đồng 1 trong điều kiện dịch bệnh COVID-19. Kết quả điểm đánh giá của sinh viên trên thang điểm 1 - 4 cho thấy về học phần COVID-19 với điểm trung bình 3,33 ± 0,44; học phần thực tế cộng đồng là 3,31 ± 0,45; và đánh giá chung là 3,25 ± 0,45 điểm. Sinh viên đánh giá khá cao về nội dung phù hợp và tổ chức giảng dạy COVID-19 online khá phù hợp với điểm số cao nhất trong các cấu phần (3,28). Trong các học phần, việc thông báo rõ về kế hoạch được đánh giá điểm cao nhất trong học phần COVID-19; đánh giá giảng viên nhiệt tình được đánh giá điểm cao nhất trong học phần thực tế cộng đồng; và phương pháp thực tế cộng đồng được đánh giá là chính xác và...

  • Article


  • Authors: Vũ Minh Anh; Lê Minh Giang; Đào Thị Diệu Thúy; Hoàng Thị Hải Vân (2021)

  • Nghiên cứu trên thế giới cho thấy những người tiêm chích ma túy (TCMT) phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến tự kỳ thị với hành vi sử dụng chất của mình. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 509 đối tượng nam TCMT tại Hà Nội nhằm mô tả đặc điểm tự kỳ thị về sử dụng ma túy và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy hơn 50% đối tượng cảm thấy xấu hổ về hành vi sử dụng ma túy của mình. Trầm cảm và tự kỳ thị ma túy có mối tương quan với nhau theo chiều thuận (r = 0,33, p < 0,001). Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 và độ tin cậy 95% chỉ ra mối liên quan giữa số năm sử dụng heroin (β = - 0,11; KTC 95% = - 0,21; - 0,01) và trầm cảm (β = 0,19; KTC 95% = 0,14; 0,24) với tự kỳ thị trong nhóm nam TCMT. Cần có thêm can thiệp tập trung vào nhóm đối ...

  • Article


  • Authors: Kim Bảo Giang; Nguyễn Thị Khuyến (2021)

  • Tư vấn giáo dục sức khoẻ là một trong những nhiệm vụ của điều dưỡng. Mục tiêu nghiên cứu là mô tả thực trạng tư vấn của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại khoa phẫu thuật theo yêu cầu Bệnh viện Quân đội Trung Ương 108 và mối liên quan với đặc trưng cá nhân của người bệnh. Nghiên cứu cắt ngang trên 163 người bệnh nội trú đã được phẫu thuật và chuẩn bị ra viện năm 2018. 49 nội dung tư vấn cần thiết được phỏng vấn người bệnh bằng phiếu tự điền. Kết quả cho thấy tỉ lệ người bệnh được tư vấn đầy đủ trước mổ là 76,1%; sau mổ là 83,4% và trước khi ra viện là 84,7%. Một số nội dung điều dưỡng chưa tư vấn đầy đủ, trước khi phẫu thuật như, “Kiểm soát đau sau mổ”; “diễn biến bình thường sau mổ”; “Tình trạng và tiến triển liền vết thương”; “Khuyến khích tham gia định danh chính...

  • Article


  • Authors: Phạm Bích Diệp; Kim Bảo Giang; Nguyễn Thị Hải Vân (2021)

  • Mô tả kiến thức và thái độ về một số quy định cấm trong luật phòng chống tác hại của rượu bia và kênh tiếp cận thông tin về Luật của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội năm 2020. Phương pháp mô tả cắt ngang trên 459 sinh viên. 89,5% sinh viên biết có Luật. Tỷ lệ sinh viên biết về một số quy định cấm trong Luật từ 0,7% đến 89,3% tuỳ từng quy định. Kênh sinh viên tiếp cận thông tin về Luật phổ biến nhất là thông tin đại chúng (77,6%) và Internet (67,8%). Tỷ lệ sinh viên có thái độ đồng ý với các quy định cấm trong Luật từ 50,5% đến 93%. Sinh viên tiếp cận thông tin kịp thời về Luật phòng, chống tác hại của rượu bia nhưng chưa được cụ thể. Cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về Luật và quy định cấm trong Luật cũng như quy định xử phạt khi vi phạm

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thanh Thảo; Phạm Thị Quân; Nguyễn Thị Minh Tâm; Lê Thị Thanh Xuân; Lê Thị Hương; Nguyễn Ngọc Anh (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến bệnh đường hô hấp ở người lao động tại mỏ than Phấn Mễ, Tỉnh Thái Nguyên, năm 2020. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên mẫu bệnh án nghiên cứu, trên 321 người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi tại mỏ than Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Kết quả cho thấy có 10,28% người lao động có ho khạc đờm, 4,67% có khó thở, 6,54% có đau ngực; 7,17% người lao động có tổn thương nhu mô phổi liên quan tới bệnh bụi phổi trên phim chụp X-quang theo tiêu chuẩn ILO-2000; có 18,04% người lao động có biến đổi chức năng hô hấp (trong đó 26,48% có biểu hiện rối loạn thông khí hạn chế; 1,56% người lao động có biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn)