Search

Search Results

Results 1-8 of 8 (Search time: 0.003 seconds).
  • Previous
  • 1
  • Next
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Mai Thành Công; Nguyễn Thị Diệu Thúy; Lương Thị Liên; Nguyễn Ngọc Quỳnh Lê (2020)

  • Henoch-Schönlein (HSP) là bệnh lí viêm mạch phổ biến nhất ở trẻ em, đặc trưng bởi ban xuất huyết dưới da kết hợp với các triệu chứng tiêu hóa, đau khớp, tổn thương thận. Đau bụng, do xuất huyết và phù nề thành ruột non, là triệu chứng tiêu hóa thường gặp. Viêm tụy là biểu hiện tiêu hóa rất hiếm gặp trong HSP, có thể xuất hiện trước hoặc sau phát ban. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nam 3 tuổi viêm tụy cấp, xuất hiện đi phân máu vào ngày thứ 8 và nổi ban xuất huyết đặc trưng của HSP vào ngày thứ 10 sau biểu hiện đau bụng. Bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị corticosteroid, amylase máu trở về bình thường sau 4 tuần điều trị. Ở bệnh nhân viêm tụy cấp, cần chú ý các biểu hiện của HSP để chẩn đoán và điều trị thích hợp. Ngược lại, ở bệnh nhân HSP có biểu hiện đau bụng cũ...

  • Article


  • Authors: Lương Thị Minh; Chu Thị Phương Mai; Nguyễn Thị Việt Hà (2020)

  • Táo bón thường gặp ở trẻ em, với phần lớn các trường hợp là táo bón chức năng. Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương trên 41 trẻ ≥ 6 tuổi bị táo bón mạn tính chức năng theo tiêu chuẩn Rome IV. 100% trẻ có phản xạ ức chế hậu môn trực tràng. Áp lực nghỉ trung bình của hậu môn là 66,04 ± 16,7 mmHg

  • magazine


  • Authors: Đặng Kim Anh (2020)

  • Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên. Các nghiên cứu so sánh tỷ lệ chẩn đoán trầm cảm và các triệu chứng trầm cảm ở trẻ vị thành niên thừa cân/béo phì được tìm kiếm một cách có hệ thống trên 4 cơ sở dữ liệu bao gồm PubMed, PsycInfo, EMBASE và Cochrane. Đánh giá nguy cơ sai số của nghiên cứu được thực hiện bằng thang đo Newcastle Ottawa Quality Assessment. Phần mềm Revman 5.3 được sử dụng để phân tích tỷ suất chênh gộp (Pool odd ratio) và giá trị trung bình tiêu chuẩn (Standard Mean Difference-SMD). 66177 đối tượng nghiên cứu đã được tổng hợp thông qua 20 nghiên cứu được đưa vào phân tích gộp. Kết quả cho thấy mối liên quan thuận chiều giữa chẩn đoán trầm cảm và cả béo phì và thừa cân ở trẻ vị thành niên (OR = 1,...

  • magazine


  • Authors: Lương Thị Minh; Nguyễn Thị Việt Hà; Chu Thị Phương Mai (2020)

  • Táo bón thường gặp ở trẻ em, với phần lớn các trường hợp là táo bón chức năng. Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương trên 41 trẻ ≥ 6 tuổi bị táo bón mạn tính chức năng theo tiêu chuẩn Rome IV. 100% trẻ có phản xạ ức chế hậu môn trực tràng. Áp lực nghỉ trung bình của hậu môn là 66,04 ± 16,7 mmHg. Tỷ lệ trẻ có áp lực nghỉ trong khoảng 50 – 70 mmHg chiếm tỷ lệ cao nhất 51,2%. Áp lực hậu môn và trực tràng khi nhíu trung bình là 121,5 ± 32,9 mmHg và 43,6 ± 17 mmHg. Áp lực hậu môn và trực tràng khi ho trung bình là 103,9 ± 29,1 mmHg và 36,35 ± 13,83 mmHg. Áp lực hậu môn và trực tràng khi rặn trung bình là 44,1 ± 20,9 mmHg và 71 ± 13,5 mmHg. 78% trẻ có kiểu đại tiện theo sinh lý. Kết luận đo áp lực hậu môn trực tràng giúp tránh bỏ sót một số bệnh lý có thể phát hiện sớm n...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Hà; Đoàn Mai Thanh; Nguyễn Thị Yến (2020)

  • Viêm phổi cộng đồng (CAP) là một bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trên toàn thế giới, CAP là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, phần lớn trẻ vào viện khi đã được dùng kháng sinh tại nhà nên việc nuôi cấy tìm căn nguyên gây bệnh gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật Realtime PCR đa mồi để xác định căn nguyên cho kết quả nhanh với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, tỷ lệ xác định được căn nguyên so với phương pháp nuôi cấy cao hơn. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi cộng đồng ở trẻ em bằng kỹ thuật real – time PCR tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

  • magazine


  • Authors: Mai Thành Công; Nguyễn Thị Khuyên; Nguyễn Cảnh Hiệp (2020)

  • Bệnh liên quan đến IgG4 là một bệnh viêm-xơ mạn tính qua trung gian miễn dịch, thường xảy ra ở người lớn, hiếm gặp ở trẻ em. Bệnh đặc trưng bởi các tổn thương phì đại hoặc tạo khối giả u, với tổn thương mô bệnh học xâm nhập nhiều lympho-tương bào và tăng nồng độ IgG4 huyết thanh. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhi biểu hiện sưng tuyến nước bọt và nhiều hạch cổ, được chẩn đoán ban đầu là theo dõi u lympho. Kết quả siêu âm và chụp cộng hưởng từ cho thấy tuyến nước bọt mang tai trái và dưới hàm hai bên tăng kích thước. Xét nghiệm máu giảm nồng độ bổ thể, tăng nồng độ IgG4 (1616,9 mg/dL) và IgE (685,5 U/mL), kháng thể kháng SSA và SSB âm tính. Sinh thiết tuyến nước bọt mô bệnh học cho thấy xơ hóa xoáy lốc, viêm phá hủy tĩnh mạch, xâm nhập viêm lan tỏa nhiều lympho bào, tương bào...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Diệu Thúy; Nguyễn Hữu Lĩnh; Nguyễn Thị Bình (2020)

  • Mục tiêu của nghiên cứu nhằm nhận xét giá trị của FeNO trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em. Đây là nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc trong 6 tháng trên trẻ từ 6 - 15 tuổi được chẩn đoán xác định hen phế quản lần đầu. Mỗi trẻ được mời tham gia nghiên cứu3 thời điểm (lần đầu, lần 2 sau lần đầu 3 tháng và lần 3 sau lần đầu 6 tháng). Mỗi lần thăm khám trẻ được hỏi bệnh, khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp và nồng độ FeNO. Kết quả cho thấy có 50 hen phế quản và 30trẻ khỏe mạnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Nồng độ FeNO của trẻ hen phế quản cao hơn trẻ khỏe mạnh (23,43ppb so với 8,75ppn, p < 0,05).. Nồng độ FeNO giảm có ý nghĩa thống kê sau 3 tháng và 6 tháng điều trị dự phòng (23,43ppb so với 14,5ppb và 14,63ppb, p < 0,05). FeNO phản ánh tình trạng kiểm soát h...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Thanh Mai; Đoàn Ngọc Quỳnh; Nguyễn Thị Phương Mai (2020)

  • Trẻ nhiễm HIV thường sống trong hoàn cảnh gia đình đặc biệt, chịu sự xa lánh của xã hội, gây ra những biến đổi tâm lý của trẻ, dẫn đến trẻ nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu này nhằm khảo sát tình trạng rối loạn lo âu ở trẻ nhiễm HIV đang điều trị ARV. Nghiên cứu mô tả trên 315 trẻ từ 6 – 16 tuổi được chẩn đoán xác định nhiễm HIV giai đoạn chu sinh, đang được điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/10/2015 đến 30/9/2016. Đối tượng nghiên cứu được sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần bằng trắc nghiệm tâm lý và xác định chẩn đoán rối loạn lo âu theo ICD – 10. Kết quả cho thấy, tỷ lệ có vấn đề sức khỏe tâm thần là 18,41% và rối loạn lo âu là 3,5%, trong đó phổ biến là rối loạn lo âu chia ly, rối l...