Search

Search Results

Results 1-3 of 3 (Search time: 0.003 seconds).
  • Previous
  • 1
  • Next
Item hits:
  • Article


  • Authors: Tạ Thị Kim Nhung; Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân (2021)

  • Bệnh bụi phổi silic là bệnh xơ hoá phổi do hít phải silic tự do, bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề cho người lao động sản xuất vật liệu xây dựng do không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi silic tại hai công ty có phát sinh bụi silic trong môi trường lao động ở Đồng Nai và một số yếu tố liên quan năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 441 người lao động thuộc 2 công ty ở Đồng Nai. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi silic ở hai công ty là 8,6%. Đa số người lao động có tổn thương đám mờ nhỏ p/p (chiếm 65,8%) và mật độ 1/1 (chiếm 89,5%) trên phim X-quang. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi silic ở hai công ty tham gia nghiên cứu (p < 0,...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo (2021)

  • Một nghiên cứu mô tả được thực hiện với mục tiêu đánh giá sự thay đổi - khuếch tán khí phế nang mao mạch ở 796 người lao động tiếp xúc trực tiếp bụi silic trong quá trình làm việc. Trước khi đo khuếch tán khí phế nang mao mạch (DLCO), đối tượng nghiên cứu đã được chụp Xquang ngực chẩn đoán bệnh bụi phổi silic, đánh giá chức năng hô hấp. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ người lao động có giảm DLCO là 3,1% (25/796); Nguy cơ suy giảm DLCO tăng khi tuổi tăng (p < 0,05); Nguy cơ suy giảm DLCO tăng khi tuổi nghề tăng (p > 0,05). Nguy cơ suy giảm DLCO ở nhóm mắc bệnh bụi phổi silic cao gấp 1,5 lần nhóm không mắc bệnh bụi phổi silic (p > 0,05). Nguy cơ giảm DLCO ở nhóm suy giảm chức năng hô hấp cao gấp 4,2 lần so với nhóm không suy chức năng hô hấp, (p < 0,05). Cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn...

  • Article


  • Authors: Khương Văn Duy; Lê Thị Thanh Xuân;  Advisor: Nguyễn Ngọc Anh (2021)

  • Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương nhằm mô tả các rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được áp dụng trên 86 người bệnh bằng phỏng vấn trực tiếp và phân tích hô hấp ký từ bệnh án của đối tượng nghiên cứu. Kết quả cho thấy 23,3% đối tượng nghiên cứu có rối loạn thông khí hạn chế, 23,3% có rối loạn thông khí tắc nghẽn và 12,7% có rối loạn thông khí hỗn hợp. Trong số đối tượng có hội chứng hạn chế, hơn một nửa là ở mức độ nhẹ (60,0%), rối loạn thông khí hạn chế mức độ nặng chiếm 30,0% và rối loạn thông khí mức độ vừa chiếm 10,0%. Trong số đối tượng có hội chứng tắc nghẽn 45% là mức độ nặng trở lên, rối loạn thông khí tắc nghẽn mức độ vừa cũng chiếm 45% và mức độ nhẹ chỉ chiếm 1...