Search

Search Results

Results 581-590 of 993 (Search time: 0.013 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn Công Thành; Phạm Minh Thúy; Nguyễn Thị Hương Lan; Nguyễn Huy Bình; Nguyễn Thu Hà (2021)

  • Nghiên cứu này nhằm khảo sát tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh suy thận mạn điều trị nội trú chưa lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Thiết kế mô tả cắt ngang trên 138 người bệnh và kết hợp phỏng vấn sâu có chủ đích 02 bác sỹ, 08 người bệnh. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn đánh giá theo phương pháp SGA ở nhóm đối tượng này là 76,1%, kết quả này là khá cao và cao hơn nhiều so với đánh giá bằng các phương pháp chỉ số khối cơ thể (tỷ lệ suy dinh dưỡng 34,0%) và theo chỉ số xét nghiệm Albumin huyết thanh (tỷ lệ suy dinh dưỡng 48,6%). Những người bệnh trên 60 tuổi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao gấp 3,29 lần những người dưới 60 tuổi.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Đăng Vững; Phạm Thị Thu Trang; Trần Đức Minh; Lương Ngọc Trương (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 420 học sinh trường trung học cơ sở để mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh tay của học sinh trường trung học cơ sở và phân tích một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 41% học sinh có kiến thức đúng về vệ sinh tay. Học sinh có thái độ đạt về vệ sinh tay, vệ sinh tay bằng xà phòng là 70,2%. Học sinh có thực hành đúng về vệ sinh tay ở các thời điểm cần thiết ở nhà là 62,8% ở trường là 41,7%. Tỷ lệ học sinh thực hành vệ sinh tay bằng xà phòng ở nhà và ở trường còn ở mức trung bình là 53,6% và 35,2%. Những yếu tố liên quan như khối lớp hay yếu tố về việc sử dụng điện thoại và máy tính cá nhân có mối liên quan đồng biến có ý nghĩa thống kê với kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh tay của học sinh

  • Article


  • Authors: Nguyễn Xuân Phương; Trịnh Bảo Ngọc (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 400 học sinh lớp 4, 5 tại hai trường tiểu học (Võ Thị Sáu và Ngô Sỹ Liên) tại thành phố Bắc Giang, năm 2020 nhằm mục đích mô tả thực trạng thừa cân, béo phì và thói quen ăn uống của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ số BMI trung bình của trẻ là 17,4 ± 2,0 kg/m2, tỷ lệ trẻ bị thừa cân, béo phì là 18,0%. Có 61,3% trẻ có ăn bán trú tại trường; 91,5% trẻ ăn sáng đủ 7 ngày/ tuần; có 85,3% trẻ ăn bữa phụ; 34,3% trẻ có ăn bánh kẹo sau 9h tối; 94% trẻ có uống nước ngọt; 75,8% trẻ ăn thức ăn nhanh và chỉ có 23,2% trẻ ăn rau và trái cây hàng ngày. Nguy cơ thừa cân, béo phì tăng gấp 17,9 lần (95%CI: 7,9 - 40,4) ở trẻ ăn bánh kẹo sau 9h tối, gấp 3,6 lần (95%CI: 1,6 - 8,2) ở trẻ có uống nước ngọt, tăng gấp 14,8 lần (95%CI: 5,8 - 47,...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thuỳ Linh; Phạm Thị Tuyết Chinh; Nguyễn Thuý Nam; Tạ Thanh Nga (2021)

  • Nghiên cứu cắt ngang trên 500 phụ nữ độ tuổi lao động tại công ty Midori Apparel Việt Nam từ tháng 6/2020 đến tháng 10/2020 nhằm đánh giá thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng và kiến thức về thiếu vi chất dinh dưỡng. Kết quả: tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh là 5,6%, tỷ lệ thiếu sắt dự trữ là 3,8%. Tỷ lệ thiếu kẽm cao, chiếm 67,6%. Kiến thức về thiếu vi chất dinh dưỡng của nữ công nhân rất thấp, tới 492 nữ công nhân (98,4%) không có kiến thức về thiếu kẽm, đặc biệt 0% nữ công nhân có kiến thức tốt về thiếu kẽm. Có mối liên quan giữa kiến thức về thiếu sắt với tỷ lệ thiếu sắt huyết thanh ở nữ công nhân với p < 0,05.

  • Article


  • Authors: Đồng Thị Phương; Nguyễn Quang Dũng; Hoàng Thị Thúy; Nguyễn Trọng Hưng (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 440 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh năm 2020. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người bệnh có tình trạng thừa cân là 15,7%, béo phì là 0,9% theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo phân loại của văn phòng tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO) tỷ lệ người bệnh có tình trạng thừa cân, béo phì lần lượt là 28,4% và 16,6%. Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 22,7 ± 2,6. Tỷ lệ vòng eo/vòng mông cao là 87,7%. Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường type 2 kiểm soát đạt các chỉ số về glucose máu lúc đói, HbA1c, LDL - C, HDL - C, triglyerid, cholesterol máu lần lượt là 55,7%; 62,5%; 59,1%; 69,1%; 41,1% và 65,2%

  • Article


  • Authors: Phan Thị Dung; Lê Thị Mai Phương (2021)

  • Chăm sóc vết thương là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị. Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thực hành và tự tin của Điều dưỡng sau đào tạo 2 năm về chăm sóc vết thương tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp năm 2018 - 2020. Nghiên cứu so sánh trước sau, thực hiện từ tháng 04/2018 đến tháng 06/2020. So sánh điểm kiến thức, thực hành và tự tin trước và sau đào tạo 2 năm trên 43 Điều dưỡng tại 5 khoa lâm sàng. Số liệu được thu thập dựa trên bộ câu hỏi tự điền về kiến thức 48 câu, tự tin 13 câu và thực hành 16 chỉ số. Số liệu được nhập vào phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Sau đào tạo hai năm, điểm trung bình kiến thức là 113,70 ± 14,75 so với 128,80 ± 21,20 và thực hành là 63,20 ± 19,99 so với 142,80 ± 9...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Hoài Bắc; Nguyễn Văn Trường; Nguyễn Cao Thắng (2021)

  • Tinh dịch đồ là một xét nghiệm cơ bản để đánh giá chức năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, việc áp dụng các giá trị tinh dịch đồ để phân biệt nam giới sinh sản bình thường và vô sinh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 203 nam giới có chức năng sinh sản bình thường (có vợ hoặc bạn gái có thai tự nhiên) và 1086 nam giới vô sinh (theo tiêu chuẩn của WHO 2010) đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2019, để đánh giá khả năng tiên lượng của các thông số tinh dịch đồ đối với chức năng sinh sản của nam giới. Kết quả cho thấy độ tuổi, chỉ số BMI và tỷ lệ hút thuốc lá của cả hai nhóm là tương đồng với nhau.

  • Article


  • Authors: Phạm Thị Thu Trang; Nguyễn Đăng Vững; Khuất Thị Minh Hiếu (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 372 học sinh tại trường Trung học cơ sở Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội để mô tả thực trạng bạo lực trẻ em và phân tích một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ học sinh trải qua từng dạng bạo lực riêng lẻ bao gồm bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục lần lượt là 81,99%; 95,70% và 38,98%. Học sinh có học lực giỏi, rất khó khăn trong việc làm bài tập và có sử dụng rượu bia có tỷ lệ cao hơn bị bạo lực. Một số yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ bạo lực bao gồm học lực giỏi, gặp khó khăn trong việc làm bài tập, uống rượu bia, tự đánh giá sức khỏe là trung bình, có dấu hiệu trầm cảm, bố thường xuyên uống rượu bia và mối quan hệ của bố mẹ có mâu thuẫn

  • Article


  • Authors: Trần Mai Linh; Tạ Thành Văn; Nguyễn Quý Linh; Trần Huy Thịnh; Trần Vân Khánh (2021)

  • Liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân là liệu pháp điều trị kết hợp an toàn và hiệu quả cho nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư phổi. Mục tiêu của nghiên cứu là áp dụng quy trình tách chiết, nuôi cấy hoạt hóa tăng sinh tế bào NK trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Lựa chọn vào nghiên cứu 5 người khỏe mạnh và 5 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, thu thập 10ml máu ngoại vi mỗi người, tiến hành tách chiết, nuôi cấy hoạt hóa, tăng sinh, định danh tế bào miễn dịch. Kết quả: nhóm khỏe mạnh, số tế bào ngày đầu (11,74 ± 1,50) x 106, tỷ lệ sống 93,6 ± 1,52%. Số tế bào sau 21 ngày nuôi là (11,1 ± 2,4) x 108, tỷ lệ sống 78,05 ± 3,5%, trong đó, NK: 62,19 ± 1,51%, số lượng NK tăng sinh 674,93 ± 309,13 lần. Nhóm bệnh nhân, số tế bào ngày đầu (9,88 ± 1,10) x 106, tỷ ...