Search

Search Results

Results 161-170 of 817 (Search time: 0.026 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Phạm Thị Thanh Hà; Phạm Bích Diệp (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 438 sinh viên từ năm nhất đến năm sáu của trường Đại học Y Hà Nội để mô tả hành vi giảm sử dụng muối và một số yếu tố liên quan. Tỷ lệ sinh viên hiện đang thực hành giảm sử dụng muối là 30,6% (23,6% nam và 32,7% nữ). Tỷ lệ sinh viên thực hành các biện pháp giảm sử dụng muối trong 12 tháng qua từ 50,7% đến 94,1%. Sinh viên biết khuyến nghị lượng muối tiêu thụ của WHO có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 1,6 lần sinh viên không biết; sinh viên nghĩ bản thân cần giảm sử dụng muối có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 4,4 lần sinh viên không nghĩ đến; sinh viên nghĩ cần thiết phải giảm muối có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 2,5 lần sinh viên không thấy cần thiết. Kết quả này cung cấp thêm bằng chứng cho lý thuyết của quá trình thay đổi h...

  • magazine


  • Authors: Lê Thị Vũ Huyền; Đỗ Nhật Phương (2020)

  • Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ rối loạn lo âu và một số yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu ở học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội năm học 2018 - 2019. Nghiên cứu đã sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 341 học sinh, công cụ để đánh giá rối loạn lo âu là thang Zung. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lê rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai là 26,39%. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu ở học sinh bao gồm yếu tố cá nhân: giới, học lực, nhân cách; yếu tố gia đình: áp lực học tập từ gia đình, bạo hành ở gia đình; yếu tố nhà trường: áp lực học tập từ nhà trường, mối quan hệ với bạn bè, bắt nạt ở trường học. Vì vậy, học sinh trung học phổ thông cần được sàng lọc rối loạn lo âu trong quá trình học tại trường và tìm hi...

  • magazine


  • Authors: Lê Phương Linh; Nguyễn Thị Vân; Lê Minh Trác (2020)

  • Sinh non là một thách thức lớn trong chăm sóc sức khỏe chu sinh. Các biến chứng do sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nghiên cứu được thực hiện trên 190 trẻ sơ sinh cực non và rất non tháng nhằm đánh giá hiệu quả của việc nuôi ăn đường tiêu hóa ở trẻ đẻ non. 8,4% trẻ đẻ non có cân nặng lúc sinh thấp hơn tuổi thai trong đó 8,7% là trẻ rất non tháng và 5,6% là trẻ cực non tháng. Thời gian về lại cân nặng lúc sinh ở nhóm trẻ có cân nặng lúc sinh < 1000g, 1000-1499g và ≥ 1500g lần lượt là 15 ± 4,9; 13,8 ± 4,6 và 11,3 ± 4,9 ngày. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng khi tuổi đạt 34 và 36 tuần tuổi hiệu chỉnh chiếm khoảng 60% số trẻ. Chiều dài trung bình tăng 1,0 – 1,3 cm/tuần, vòng đầu tăng trung bình từ 0,8 – 1,0 cm/tuần.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Hương Mai (2020)

  • Suy tủy xương mắc phải là một bệnh lý huyết học hiếm gặp của trẻ em. Bệnh phân bố khắp nơi trên thế giới với tỉ suất mắc là 2 – 5/triệu dân/năm. Vấn đề điều trị còn gặp nhiều khó khăn, tiên lượng bệnh thường xấu. Có nhiều phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân đã và đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các phác đồ hướng dẫn điều trị cho trẻ em trên thế giới hiện nay đều chọn hai phương pháp điều trị có hiệu quả cao nhất là ghép tế bào gốc tạo máu và thuốc ức chế miễn dịch

  • magazine


  • Authors: Phạm Thu Nga; Nguyễn Thị Yến (2020)

  • Bệnh phổi lắng đọng hemosiderin vô căn (Idiopathic pulmonary haemosiderosis- IPH) là một bệnh hiếm gặp ở trẻ em, gây ra các đợt tái phát xuất huyết phế quản phế nang lan tỏa. Nguyên nhân của IPH hiện vẫn còn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, bệnh đáp ứng với liệu pháp ức chế miễn dịch cho thấy rằng quá trình miễn dịch có thể tham gia vào cơ chế bệnh sinh. Bệnh được đặc trưng bởi chứng ho ra máu, thiếu máu thiếu sắt và thâm nhiễm phổi trên x-quang tim phổi. Tuy nhiên bộ 3 triệu chứng này thường không xuất hiện cùng lúc ở thời điểm khởi phát bệnh dẫn tới việc chậm chễ trong chẩn đoán và kết quả điều trị không tốt. Glucocorticoids có vai trò trong điều trị, giúp ngăn chặn được xuất huyết tái diễn và cải thiện tiên lượng bệnh. Trong một số trường hợp phải dùng thuốc ức chế miễ...

  • magazine


  • Authors: Ngô Thị Xuân; Nguyễn Thị Lâm; Nguyễn Thị Yến (2020)

  • Nghiên cứu bệnh chứng nhằm phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại Thành phố Bắc Ninh năm 2016. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ hơn các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học: Trẻ không/ít hoạt động thể lực; ăn quà vặt; lướt Web từ 60 phút/ngày; để con ăn đồ ngọt nếu con thích là các yếu tố nguy cơ gây thừa cân, béo phì (p < 0,05); trong đó, không/ít hoạt động thể lực và hay ăn quà vặt là yếu tố nguy cơ có tác động rõ rệt đến tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ (OR = 6,9 và 7,1; p < 0,01).

  • magazine


  • Authors: Lương Thị Minh; Nguyễn Thị Việt Hà; Chu Thị Phương Mai (2020)

  • Táo bón thường gặp ở trẻ em, với phần lớn các trường hợp là táo bón chức năng. Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương trên 41 trẻ ≥ 6 tuổi bị táo bón mạn tính chức năng theo tiêu chuẩn Rome IV. 100% trẻ có phản xạ ức chế hậu môn trực tràng. Áp lực nghỉ trung bình của hậu môn là 66,04 ± 16,7 mmHg. Tỷ lệ trẻ có áp lực nghỉ trong khoảng 50 – 70 mmHg chiếm tỷ lệ cao nhất 51,2%. Áp lực hậu môn và trực tràng khi nhíu trung bình là 121,5 ± 32,9 mmHg và 43,6 ± 17 mmHg. Áp lực hậu môn và trực tràng khi ho trung bình là 103,9 ± 29,1 mmHg và 36,35 ± 13,83 mmHg. Áp lực hậu môn và trực tràng khi rặn trung bình là 44,1 ± 20,9 mmHg và 71 ± 13,5 mmHg. 78% trẻ có kiểu đại tiện theo sinh lý. Kết luận đo áp lực hậu môn trực tràng giúp tránh bỏ sót một số bệnh lý có thể phát hiện sớm n...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Trần Ngọc Hiếu; Lương Cao Đồng; Nguyễn Thị Diệu Thúy (2020)

  • Kiểm soát hen là mục tiêu chính trong điều trị dự phòng hen phế quản. Nồng độ nitric oxide (NO) tại đường thở là chỉ số khách quan giúp đánh giá cả tình trạng viêm và tình trạng kiểm soát hen. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá vai trò NO đường thở trong kiểm soát hen phế quản có viêm mũi dị ứng (viêm mũi dị ứng) ở trẻ em. Nghiên cứu được thực hiện trên 82 trẻ hen phế quản có viêm mũi dị ứng từ 6 - 15 tuổi. Các trẻ được thăm khám, đánh giá tình trạng kiểm soát hen dựa vào bộ câu hỏi ACT (Asthma control test), đo nồng độ NO tại đường thở (FeNO: NO phế quản và nNO: NO tại mũi). Kết quả nghiên cứu sau 3 tháng điều trị dự phòng cho thấy điểm ACT trước điều trị là 18,5 ± 3,2, thấp hơn sau điều trị là 23,4 ± 2,1 (p < 0,05). Nồng độ nNO trước điều trị là 1605 (104 – 3674) ppb và sau ...