Search

Search Results

Results 271-280 of 368 (Search time: 0.019 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Nguyễn Hải Long; Trần Danh Cường; Nguyễn Thị Thu Hương (2020)

  • Khoảng sáng sau gáy (NT, PAPP - A và free β - hCG) thường được sử dụng để chẩn đoán nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi ở tuổi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 06 ngày, tương ứng với chiều dài đầu mông thai nhi (CRL) trong khoảng 45 - 84 mm. Xây dựng các giá trị bách phân vị 5, 50, 95 của NT ở các thai nhi bình thường tại Việt Nam

  • magazine


  • Authors: Trần Thị Thu Hương; Trần Vân Khánh; Đặng Thị Việt Hà (2020)

  • Bệnh thận đái tháo đường là một bệnh mạn tính có nguy cơ gây gia tăng các biến chứng về tim mạch cũng như tỷ lệ tử vong cho người đái tháo đường. Mục tiêu nghiên cứu xác định mối liên quan giữa đa hình gen AGT M235T với bệnh thận đái tháo đường. Nghiên cứu trên 237 người đái tháo đường typ 2 được chia làm 2 nhóm: nhóm bệnh (117 người) là những người bị bệnh thận đái tháo đường theo tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ của nghiên cứu

  • magazine


  • Authors: Vũ Thị Tuất; Trần Thị Phương Mai; Nguyễn Khang Sơn (2020)

  • Nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa tinh trùng dị dạng đuôi với tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi tốt và tỉ lệ có thai khi thực hiện IVF/ICSI. Nghiên cứu thuần tập tiến cứu 100 cặp vợ chồng vô sinh từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019 tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia. Trong nghiên cứu này, yếu tố người vợ đồng nhất, khả năng sinh sản bình thường. Người chồng có tinh trùng tươi xuất tinh được chia làm 2 nhóm nghiên cứu. Nhóm N1: tinh trùng có hình thái đuôi bất thường 100%. Nhóm N0: tinh trùng có hình thái bình thường ≥ 4%. Kết quả nhận thấy, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi tốt của nhóm N1, N0 lần lượt 81,63% ± 19,75; 76,18% ± 19,35 và 60,21% ± 27,37; 64,70% ± 22,99 không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Tỉ lệ có thai của nhóm N1, N0 lần lượt là 58% và 48% xong không có ý nghĩa thố...

  • magazine


  • Authors: Đoàn Thị Kim Phượng; Phạm Thế Vương; Vũ Thị Hà; Hoàng Thị Ngọc Lan (2020)

  • Tính đa hình nhiễm sắc thể dễ bị bỏ sót khi phân tích do các dạng đa hình phong phú hoặc dễ bị nhầm lẫn với các đột biến nhiễm sắc thể. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: xác định tỷ lệ và mô tả các dạng đa hình của nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai, thai chết lưu

  • magazine


  • Authors: Ngô Tiến Đông; Phạm Văn Thắng (2020)

  • Chẩn đoán cần dựa trên đánh giá toàn diện quá trình diễn biến bệnh tật của bệnh nhân (BN) như xác định được các yếu tố nguy cơ (tình trạng nhiễm trùng nặng, nằm viện kéo dài, truyền chế phẩm máu nhiều lần), tổn thương gan, phổi (tổn thương dạng phổi kẽ), giảm các dòng tế bào máu mà không giải thích được bởi các các nguyên nhân khác. Xét nghiệm PCR CMV trong máu cũng như trong dịch rửa phế quản giúp xác định chẩn đoán, tuy nhiên không có ngưỡng rõ ràng để có thể đưa ra quyết định điều trị. Gancilovir là thuốc điều trị chính và có hiệu quả trên nhóm bệnh nhân này.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Lương Bằng; Trịnh Văn Đồng (2020)

  • Nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi và mối liên quan của IL-6 với điểm độ nặng chấn thương, lactat, điểm SOFA và lượng máu truyền, vai trò của IL-6 trong tiên lượng điều trị bệnh nhân chấn thương nặng. Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 108 bệnh nhân chấn thương nặng tại khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Việt Đức từ 11/2016 đến 9/2017, đánh giá sự thay đổi IL-6 theo thời gian, liên quan điểm ISS, AIS, lactat, điểm SOFA, lượng máu truyền; đánh giá vai trò của IL-6 trong tiên lượng tử vong, tiên lượng suy đa tạng, thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức. Kết quả nghiên cứu cho thấy IL-6 cao nhất ở ngày đầu sau mổ, giảm dần qua các thời điểm nghiên cứu; IL-6 ngày đầu sau mổ có tương quan đồng biến rất chặt chẽ với điểm ISS, lactat và lượng máu truyền (r1 = 0,74, r2 = 0,72...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Diệu Thúy; Nguyễn Hữu Lĩnh; Nguyễn Thị Bình (2020)

  • Mục tiêu của nghiên cứu nhằm nhận xét giá trị của FeNO trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em. Đây là nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc trong 6 tháng trên trẻ từ 6 - 15 tuổi được chẩn đoán xác định hen phế quản lần đầu. Mỗi trẻ được mời tham gia nghiên cứu3 thời điểm (lần đầu, lần 2 sau lần đầu 3 tháng và lần 3 sau lần đầu 6 tháng). Mỗi lần thăm khám trẻ được hỏi bệnh, khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp và nồng độ FeNO. Kết quả cho thấy có 50 hen phế quản và 30trẻ khỏe mạnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Nồng độ FeNO của trẻ hen phế quản cao hơn trẻ khỏe mạnh (23,43ppb so với 8,75ppn, p < 0,05).. Nồng độ FeNO giảm có ý nghĩa thống kê sau 3 tháng và 6 tháng điều trị dự phòng (23,43ppb so với 14,5ppb và 14,63ppb, p < 0,05). FeNO phản ánh tình trạng kiểm soát h...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Lan; Phạm Hoàng Hà; Đỗ Tuấn Anh (2020)

  • Nghiên cứu đánh giá tính chất di căn hạch, biến chứng và thời gian sống thêm giữa nhóm hạch cạnh động mạch chủ (hạch 16) dương tính và âm tính. Nghiên cứu dưới dạng mô tả hồi cứu, chọn mẫu thuận tiện trên 42 bệnhnhân ung thư đầu tụy được mổ cắt khối tá tụy, nạo vét hạch tiêu chuẩn và sinh thiết nhóm hạch 16 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 4/2014 đến tháng 11/2019

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thanh Bình; Trần Thu Phương; Lê Thị Minh Hương (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 308 trẻ em từ 0 đến 60 tháng tuổi được chia làm 5 nhóm với tỷ lệ nam nữ tương đương trong mỗi nhóm. Mẫu máu ngoại vi của các đối tượng nghiên cứu được đếm số lượng tế bào Lympho T (CD3+) và dưới nhóm Lympho TCD4 (CD3+CD4+CD8-); Lympho TCD8 (CD3+CD4-CD8+), số lượng tế bào Lympho B (CD3-CD19+) và tế bào NK (CD3-CD16&56+) bằng phương pháp đếm tế bào dòng chảy trên máy BD FACS Canto-II sử dụng bộ KIT BD Multitest 6 color TBNK. Giá trị tham chiếu của các chỉ số xét nghiệm này được xác định theo hướng dẫn của CLSI. Kết quả đã xây dựng được khoảng tham chiếu chỉ số số lượng Lympho T; Lympho TCD4; Lympho TCD8; Lympho B và tế bào NK máu ngoại vi trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi và ứng dụng khoảng tham chiếu này tại Bệnh viện Nhi Trung ương.