Search

Search Results

Results 101-110 of 368 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Trịnh Bảo Ngọc; Phạm Thị Công Thẩm; Nguyễn Thị Thu Liễu (2020)

  • Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2019 với cách lấy mẫu toàn bộ 33 cửa hàng ăn về thực trạng vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh trong chế biến và nguồn gốc thực phẩm, hồ sơ pháp lý của cơ sở. Thu thập thông tin bằng quan sát trực tiếp, sử dụng bảng kiểm. Đánh giá điều kiện cơ sở theo Thông tư 30/2012/TT - BYT, Thông tư 15/2012/ TT - BYT và Thông tư 48/2015/TT - BYT. Cho kết quả nghiên cứu như sau: Điều kiện chung VSATTP tại các cửa hàng ăn chưa đạt, mức độ đạt riêng ở các tiêu chí rất khác nhau: Điều kiện vệ sinh cơ sở đạt 9,1%; điều kiện vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ đạt 51,5%; điều kiện về vệ sinh trong chế biến và nguồn gốc thực phẩm đạt 6,1%; hồ sơ pháp lý của các cửa hàng ăn đạt 18,2%;...

  • magazine


  • Authors: Đỗ Thị Thanh Toàn (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiên trên 121 phụ huynh nhằm mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ (ASD) của phụ huynh tại một số cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ tại Hà Nội và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu tiến hành tại 7 cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy, dịch vụ giáo dục được sử dụng nhiều nhất là trường chuyên biệt bán trú và chăm sóc tại nhà không có người chăm sóc chuyên biệt. Dịch vụ y tế được sử dụng nhiều nhất là cơ sở y học cổ truyền và bệnh viện chuyên khoa nhi. Các yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trẻ của phụ hunh là giới tính, tuổi của trẻ (dịch vụ giáo dục); trình độ học vấn của phụ huynh, tiêu chí tìm kiếm, thời gian chẩn đoán/điều trị (dịch vụ y tế).

  • magazine


  • Authors: Trần Thị Thanh Thủy; Nguyễn Đăng Vững; Lê Thị Mai (2020)

  • Điều tra mô tả cắt ngang trên 374 ngưới cao tuổi (NCT) tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội năm 2017 nhằm mô tả thực trạng hiểu biết về Luật bảo hiểm y tế (BHYT) và một số yếu tố liên quan. Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống với k=3, đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NCT biết về Luật BHYT là 50,8%. NCT chủ yếu biết đến Luật BHYT qua phương tiện thông tin đại chúng. Đa số NCT có hiểu biết thấp về mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT. KCB đúng tuyến, sử dụng thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh. Khám chữa bệnh tại nơi đăng ký thẻ BHYT được người cao tuổi đề cập nhiều nhất (64,4%). Người cao tuổi nam có hiểu biết về mức hưởng BHYT cao hơn người cao tuổi nữ. Người cao...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Hữu Thắng (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 504 người từ 60 tuổi trở lên sử dụng bộ câu hỏi WHOQOL-OLD nhằm mô tả chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trung bình điểm chất lượng cuộc sống chung của người cao tuổi theo thang điểm 100 là 74,94 ± 13,14 điểm. Điểm chất lượng cao nhất ở khía cạnh tình thân với 77,95 ± 21,70 điểm, thấp nhất là Giác quan với 70,56 ± 21,31 điểm. Đa số đối tượng nghiên cứu có chất lượng cuộc sống (CLCS) ở mức tốt và khá, tuy nhiên vẫn còn 5,0% ở mức trung bình và 0,4% ở mức thấp.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Ngọc Anh (2020)

  • Sự tiếp xúc thường xuyên và lâu dài đối với bụi trong ngành sản xuất xi măng là một trong những nguyên nhân gây ra suy giảm chức năng thông khí phổi, đặc biệt là khi tiếp xúc với bụi silic trong môi trường lao động. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 718 đối tượng nhằm mô tả đặc điểm chức năng hô hấp của người lao động tiếp xúc bụi silic ở một nhà máy sản xuất xi măng ở Hải Dương năm 2019. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi silic là 6,1%. Tỷ lệ người lao động mắc bệnh BPSi có suy giảm chức năng hô hấp là 36,4%, trong đó đa số là rối loạn thông khí hạn chế (93,8%). Sự suy giảm FVC và FEV1 mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ lần lượt là 92,3% và 72,7%. Tỷ lệ người lao động không mắc bệnh BPSi có suy giảm chức năng hô hấp là 15,1%. Cần có các biện pháp chăm sóc sức kh...

  • magazine


  • Authors: Đàm Trọng Anh Vũ (2020)

  • Nghiên cứu nhằm mô tả quan điểm về giáo dục rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên mầm non tại Hà Nội và xác định một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 208 giáo viên mầm non tại Hà Nội. Sử dụng bảng câu hỏi về kiến thức, thái độ và quan điểm về giáo dục trẻ em mắc ASD. Sử dụng mô hình BMA để tìm ra mô hình tối ưu, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để tìm các yếu tố tác động đến quan điểm của giáo viên. Phần lớn giáo viên đồng ý với việc trang bị kiến thức về phát hiện và đào tạo trẻ ASD. Quan điểm của giáo viên có mối tương quan với kiến thức chung về tự kỷ (p = 0,01) và thái độ của giáo viên về giáo dục trẻ tự kỷ (p < 0,05). Chính sách bảo hiểm cho rối loạn phổ tự kỷ cùng sự giúp đỡ của cha mẹ, bác sỹ trị liệu có ảnh hưởng đến quan điểm về giáo dục trẻ tự kỷ ...

  • magazine


  • Authors: Đào Việt Hằng; Nguyễn Duy Thắng; Đào Văn Long (2020)

  • Các Tác giả thực hiện nghiên cứu can thiệp điều trị cho 246 bệnh nhân ≥ 8 tuổi có chỉ định diệt trừ Helicobacter pylori (H.p) từ 100 hộ gia đình đến khám tại Viện Nghiên cứu & Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật và Phòng khám đa khoa Hoàng Long từ 10/2017 - 10/2019. Phác đồ nối tiếp 4 thuốc có bismuth với Clarythromicin (EMCB) điều trị cho 29 bệnh nhân và phác đồ nối tiếp 4 thuốc có bismuth với tetracyclin (EMTB) điều trị cho 217 bệnh nhân. Quy trình chẩn đoán, điều trị và đánh giá kết quả điều trị theo quy định của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Ngọc Lan (2020)

  • Dính lưỡi là một tình trạng mà đầu lưỡi không thể đưa ra ngoài răng cửa hàm dưới do phanh lưỡi ngắn. Dính lưỡi làm trẻ khó hoạt động lưỡi, gây ra các vấn đề như khó ăn, khó bú, rối loạn phát âm và các vấn đề xã hội. Nghiên cứu được tiến hành trên 166 trẻ dưới 24 tháng tuổi tại phòng khám của khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2019 đến tháng 3/2020. Trẻ được thu thập thông tin về tiền sử bú mẹ, khám lâm sàng giải phẫu chức năng lưỡi và quan sát hoạt động bú mút theo thang điểm của Martinelli. Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ được chỉ định phẫu thuật chiếm 72,3%. Nghiên cứu cũng nhận thấy trẻ nhỏ có bệnh dính lưỡi rất khó thăm khám và không dễ đưa ra chỉ định phẫu thuật bằng các phân độ của trẻ lớn. Vì vậy cần khai thác và chấm điểm tiền sử bú mẹ, khám lâm sàng, q...