Browsing by Author Vũ Sơn Tùng

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 4 of 4
  • BB.0000031.PDF.jpg
  • Article


  • Authors: Vũ Sơn Tùng; Nguyễn Văn Tuấn; Vương Đình Thủy (2019)

  • Nghiên cứu 47 bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ tháng 12/2017 – 12/2018 với mục tiêu nhận xét một số yếu tố liên quan rối loạn loạn thần ở bệnh nhân sử dụng chất dạng Amphetamine theo phương pháp mô tả chùm ca bệnh và xử lí số liệu theo SPSS 16.0. Kết quả thu được có mối liên quan giữa số tiền sử dụng chất dạng Amphetamine với sự xuất hiện các triệu chứng hoang tưởng, với p = 0,04 < 0,05 và r = 0,387. Không có mối liên quan giữa số tiền sử dụng chất dạng Amphetamine với sự xuất hiện các triệu chứng ảo giác với p = 0,12 > 0,005.

  • BB.0000301.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Vũ Sơn Tùng; Nguyễn Văn Tuấn; Eric Hahn (2020)

  • Nghiên cứu thực hiện phân tích nồng độ cortisol huyết tương ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Kết quả cho thấy nồng độ cortisol có sự khác biệt trước điều trị ở mức độ trầm cảm khác nhau, có thể có vai trò trong tiên lượng bệnh. Cần nghiên cứu sâu hơn về mối liên quan giữa nồng độ cortisol và trầm cảm trong điều trị.

  • BB.0000032.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Vũ Sơn Tùng; Nguyễn Văn Tuấn; Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2019)

  • Mô tả thực trạng rối loạn loạn thần ở bệnh nhân sử dụng chất dạng Amphetamine theo phương pháp mô tả chùm ca bệnh và xử lí số liệu theo SPSS 16.0. Qua đó có thể đưa ra kết luận là chẩn đoán thường gặp rối loạn loạn thần với hoang tưởng chiếm ưu thế và ảo giác chiếm ưu thế. Trong các triệu chứng loạn thần, hoang tưởng bị truy hại và ảo thị là hay gặp nhất. Phần lớn được điều trị bằng thuốc an thần kinh. Trong đó, Haloperidol được sử dụng nhiều nhất

  • BB.0000635.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Tuấn; Nguyễn Thắng; Vũ Sơn Tùng (2021)

  • Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân quan trọng làm giảm khả năng kiểm soát huyết áp và là yếu tố dự báo về trầm cảm và ý định tự sát ở người cao tuổi. Để có được cái nhìn tổng quát về đặc điểm lâm sàng chất lượng giấc ngủ, một khảo sát cắt ngang được thực hiện dựa trên theo thang đo PSQI cho 306 bệnh nhân nội trú. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 75,26 ± 8,44 tuổi, nữ giới chiếm 70,3%. Tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém là 83,3%. Về lâm sàng, thời lượng ngủ trung bình của bệnh nhân là 5,0 ± 1,9 giờ mỗi đêm, hiệu quả giấc ngủ dưới 65% chiếm 45,8%. Các vấn đề phổ biến gây gián đoạn giấc ngủ là tỉnh dậy lúc nửa đêm (92,5%), thức dậy đi vệ sinh (92,2%), không thể ngủ được t...