Tìm kiếm

Kết quả tìm kiếm

Hiện thị kết quả từ 1 đến 3 của 3
  • Trang trước
  • 1
  • Trang tiếp
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • magazine


  • Tác giả : Trần Thơ Nhị; Lê Thị Ngọc Anh (2020)

  • Lo âu là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ lo âu và mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách với lo âu ở sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016-2017. Nghiên cứu đã sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 531 sinh viên. Công cụ để đánh giá lo âu là thang Zung và bảng trắc nghiệm nhân cách của Hans Eysenck để phân loại kiểu nhân cách ở sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lo âu ở sinh viên năm thứ hai hệ bác sĩ là 49,7%. Sinh viên có kiểu nhân cách ưu tư, nóng nảy thì nguy cơ bị lo âu cao hơn sinh viên có kiểu nhân cách khác, lần lượt với OR = 2,14 và OR = 3,71. Vì vậy, sinh viên y khoa nên được sàng lọc lo âu, kiểu nhân cách trong quá trình học tại trường để có những can thiệp thích hợp, kịp thời

  • magazine


  • Tác giả : Nguyễn Thị Thu Thủy; Đặng Thùy Dương (2020)

  • Được hỗ trợ về tâm lý để giải tỏa những băn khoăn, lo lắng, căng thẳng cũng như tìm cách giải quyết những khó khăn là nhu cầu hết sức cần thiết của sinh viên khi mới vào trường Đại học. Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả nhu cầu tham vấn tâm lý trong học tập và trong cuộc sống của 713 sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy: Sinh viên có nhu cầu được tham vấn về Học tập (2,5 ± 0,5); Định hướng nghề nghiệp (2,5 ± 0,5); Phát triển các kỹ năng sống (2,3 ± 0,5) và các hỗ trợ khác (2,2 ± 0,5). Các em mong muốn tham vấn trực tiếp với từng cá nhân (51,3%) bởi các chuyên viên tham vấn tâm lý học đường (63,8%), vào bất kì thời điểm nào khi có nhu cầu (63,1%), tại phòng dành riêng cho công tác tham vấn (38,71%). Hầu hết sinh viên đều cho rằng việc thành lập ...

  • magazine


  • Tác giả : Trần Quỳnh Anh; Lê Vũ Thúy Hương; Hoàng Thị Thu Hà (2020)

  • Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 511 sinh viên y học dự phòng và y tế công cộng Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2017 - 2018 nhằm mô tả mức độ áp dụng ba chiến lược tiếp cận, né tránh, hỗ trợ xã hội của thang đo Chiến lược ứng phó trong học tập trong sinh viên và một số yếu tố liên quan, sử dụng phiếu phỏng vấn tự điền khuyết danh. Kết quả cho thấy sinh viên áp dụng nhiều chiến lược tiếp cận và hỗ trợ xã hội khi gặp stress trong học tập, trong khi chiến lược né tránh được áp dụng ít hơn. Sinh viên nữ, sinh viên đến từ vùng nông thôn áp dụng chiến lược tích cực ít hơn nhóm nam và nhóm đến từ vùng thành thị. Sinh viên có áp lực học tập từ chương trình học tập và từ gia đình, có khó khăn tài chính trong năm qua áp dụng chiến lược né tránh nhiều hơn. Sinh viên nam, sinh viên có kết q...