Search

Search Results

Results 1-4 of 4 (Search time: 0.005 seconds).
  • Previous
  • 1
  • Next
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo; Phạm Thị Quân (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi điều tra online trên 2157 đối tượng nhằm đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 lên công việc và cuộc sống của cán bộ y tế tại Hà Nội bằng phương pháp phân tích nhân tố. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đại dịch Covid 19 có ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống và công việc của nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội. Nhân viên y tế tuyến huyện/xã có nhiều áp lực trong công việc hơn tuyến trung ương (Coef: 0,104; 95%CI:0,059;0,148), điều dưỡng nhiều áp lực hơn bác sĩ (Coef: 0,5; 95%CI:0,009-0,095). Người có tuổi đời, tuổi nghề càng cao thì áp lực công việc càng lớn nhưng lại có thái độ làm việc tích cực hơn. Người làm việc tại nơi có nguy cơ tiếp xúc thì có thái độ bi quan hơn những người làm việc ở nơi gần như không phải tiếp xúc với dịch bệnh COV...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thanh Thảo; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Huy Hoàng (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn online và thang đo tác động quy mô sự kiên - IES-R trên 1764 đối tượng là cán bộ y tế thuộc các bệnh viên tuyến Trung ương tham gia chống đại dịch COVID-19 năm 2020. Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 lên vấn đề sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 9,6% đối tượng có vấn đề sức khỏe tâm thần cần quan tâm, 8,8% có sức khỏe tâm thần ảnh hưởng lâu dài trong nhiều năm và 2,8% được chẩn đoán có tình trạng căng thẳng. Điểm trung bình của “Sự ám ảnh” về COVID 19 là cao nhất (7,1 ± 7,3), tiếp theo là “Sự lảng tránh” (4,8 ± 6,9) và “Phản ứng thái quá” (3,2 ± 4,8). Các nhân viên y tế là điều dưỡng trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, nhân viên y tế tại các khoa hành chính, sống độc thân và có ...

  • Article


  • Authors: Bùi Thanh Thúy; Trần Thị Len; Nguyễn Kim Thư; Trần Thơ Nhị (2021)

  • Việt Nam đã được đánh giá là một quốc gia kiểm soát COVID-19 khá thành công, đặc biệt trong làn sóng dịch đầu tiên. Mặc dù vậy, với những nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc và điều trị người bệnh COVID thì đây thực sự là công việc có nhiều thách thức. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 400 nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình, nhằm mô tả tỷ lệ và một số yếu tố liên quan tới trầm cảm của nhân viên y tế bằng việc sử dụng thang đo DASS 21. Kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở nhân viên y tế là 14,8%. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng trầm cảm gồm: vị trí làm việc, khoa làm việc, thời gian làm việc, xuất hiện các triệu chứng thực thể, có người thân bị nhiễm COVID-19 và yếu tố hỗ trợ/...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Minh Nguyên, Hoàng Bùi Hải (2021)

  • Nghiên cứu nhằm xác định thực trạng phản vệ sau tiêm vắc xin AstraZeneca và kết quả điều trị. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được áp dụng. Tổng số người được tiêm mũi thứ nhất là 51.058 người, 48 (0,094%) phản vệ các mức độ khác nhau. Trong đó 28 bệnh nhân (58,3%) có tiền sử dị ứng, 47 bệnh nhân (96,8%) mẩn ngứa sau khi tiêm. Thời gian xảy ra phản vệ: 23 bệnh nhân (45,2%) trong 30 phút đầu là; 42 bệnh nhân (87,5%) trong 24 giờ đầu. Có 1 bệnh nhân phản vệ độ 3 và 2 bệnh nhân phản vệ độ 2 sau tiêm trong vòng 30 phút. Có 4 bệnh nhân được tiêm bắp adrenalin ½ ống; 1 được duy trì bơm tiêm điện adrenalin và tất cả được tiêm methylprednisolon 40mg và dimedrol 10mg. Có 8 bệnh nhân (16,67%) mẩn ngứa lại và tất cả bệnh nhân sau khi xuất viện đều ổn định. Tiêm vắc xin AstraZ...