Tìm kiếm

Kết quả tìm kiếm

Hiện thị kết quả từ 751 đến 760 của 817
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Trọng Tuệ, Vũ Đức Anh; Phạm Thị Hòa (2022)

  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào nhóm các nước kháng sinh bị kháng cao nhất thế giới, trong đó Escherichia coli cũng là một trong số những vi khuẩn kháng thuốc mạnh. Các nhà nghiên cứu đã tìm cách sử dụng bacteriophage, gọi tắt là phage hay còn gọi là thực khuẩn thể (bacteriophage) làm liệu pháp điều trị các bệnh nhiễm khuẩn thay thế cho thuốc kháng sinh. Nghiên cứu trước đây cho thấy các bacteriophage đã chữa khỏi 90% các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn mạn tính (viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm tủy xương...) ở người gây ra bởi các mầm bệnh vi khuẩn kháng kháng sinh như Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, E. coli. Ở Việt Nam những nghiên cứu về bacteriophage ứng dụng trong điều trị còn rất hạn chế. Do vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục ti...

  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Thị Thanh Mai, Phạm Thị Bình; Đào Thị Nguyệt (2022)

  • Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương với 104 trẻ em và trẻ vị thành niên bị động kinh cùng cha mẹ nhằm mục tiêu khảo sát mức độ và những yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ở trẻ bị động kinh. Dữ liệu được thu thập bằng phỏng vấn phụ huynh và xem xét hồ sơ y tế. Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe tổng quát được đánh giá bằng Pediatric Quality of Life Inventory TM 4.0 Generic Core Scale phiên bản tiếng Việt. Các yếu tố liên quan làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ bị động kinh bao gồm tình trạng học tập hiện tại, tuổi khởi phát, thời gian bị bệnh, số thuốc chống động kinh, tần suất điều trị nội trú, thời gian nằm viện, đáp ứng điều trị, học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ. Nhận thức được điều này sẽ hữu ích c...

  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Ngọc Quyền, Lê Hùng Trường; Vũ Hồng Vân (2022)

  • So sánh đặc điểm lâm sàng, hình ảnh điện quang theo phân loại chia sẻ lực tải của thân đốt sống ở bệnh nhân chấn thương cột sống vùng ngực thắt lưng mất vững loại Denis IIB. Nghiên cứu cắt ngang mô tả, được tiến hành trên 40 bệnh nhân bị chấn thương vỡ nhiều mảnh thân đốt sống ở một đốt sống vùng bản lề ngực - thắt lưng có chỉ định phẫu thuật. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi, giới, mức độ đau cột sống và tổn thương thần kinh giữa hai nhóm điểm LSC. Trung bình góc gù thân đốt sống, góc gù vùng cột sống, khoảng liên cuống cung của đốt sống tổn thương ở nhóm điểm LSC ≥ 7 cao hơn nhóm điểm LSC < 7 nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nhóm có điểm LSC ≥ 7 có mức độ hẹp ống sống nặng hơn nhóm có điểm LSC < 7 với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

  • Article


  • Tác giả : Ngô Anh Vinh (2022)

  • Nghiên cứu nhằm xác định nồng độ NT-ProBNP huyết tương ở trẻ em khoẻ mạnh. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Định lượng nồng độ NT-ProBNP huyết tương trên 272 trẻ khỏe mạnh từ 1 ngày đến 15 tuổi đến kiểm tra sức khoẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 10 năm 2019. Trung vị nồng độ NT-ProBNP của nhóm nghiên cứu là 31 pg/ml, giá trị nhỏ nhất là 19 và lớn nhất là 57,6 pg/ml. Nồng độ NT-ProBNP cao nhất ở nhóm dưới 1 tháng tuổi và sau đó giảm dần theo tuổi (r = -0,352; p < 0,05) và không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p > 0,05). Nồng độ NT-ProBNP ở trẻ em khoẻ mạnh có tương quan nghịch so với tuổi và không phụ thuộc vào giới tính.

  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Thị Liên (2022)

  • Ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư phổ biến có tỉ lệ tử vong cao ở Việt Nam (3,3/ 100 000 dân). Sự lây nhiễm của human papillomavirus (HPV) đã được chứng minh là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây nên loại hình ung thư này. Để xác định vai trò của HPV đối với ung thư vòm họng, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm sàng lọc các chủng của HPV liên quan tới ung thư vòm họng bằng kỹ thuật Nested - PCR và phương pháp giải trình tự gen Sanger. 15/99 mẫu bệnh phẩm mô được xác định dương tính với HPV chiếm tỉ lệ 15,15 %. Trong đó phát hiện 2 chủng HPV thuộc chủng nguy cơ cao: 13/15 trường hợp HPV 16 (86,67%) và 2/15 trường hợp HPV18 (13,33%). Bệnh nhân ung thư vòm họng type III được ghi nhận phổ biến hơn so với type I và II với tỉ lệ lần lượt là 73,33% và 2...

  • Newspaper


  • Tác giả : Phạm Thành Đạt (2022)

  • Sửa van là phương pháp được ưu tiên trong phẫu thuật điều trị bệnh hở van hai lá nặng. Phẫu thuật tim hở nội soi trong những năm trở lại đây đang dần thay thế cách tiếp cận truyền thống qua đường xương ức. Nghiên cứu đánh giá tính khả thi, an toàn của phẫu thuật sửa van hai lá nội soi trong điều trị bệnh hở van hai lá đơn thuần tại Bệnh viện E. Trong 5 năm, 122 bệnh nhân được phẫu thuật sửa van hai lá theo phương pháp nội soi qua đường mở nhỏ ngực phải. Đặc điểm bệnh nhân, các kết quả ngắn hạn, biến chứng được phân tích và báo cáo. Tuổi trung bình: 54,5 ± 14,2 tuổi, nguy cơ phẫu thuật EuroSCORE II trung bình là 1,53 ± 1,30. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình 117 ± 39 phút, chạy máy 181 ± 48 phút. Tỉ lệ sửa van hai lá thành công 96%. Tỉ lệ tử vong sớm là 2,5%. Phẫu ...

  • Newspaper


  • Tác giả : Vương Thị Thu Hiền (2022)

  • Nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giữa hai thang điểm Hiệp hội Phẫu thuật Thần kinh Thế giới (WFNS) và Hunt - Hess (H&H) với kết quả thực tế và so sánh độ chính xác trong tiên lượng của hai thang điểm này. Chúng tôi trích xuất dữ liệu bệnh nhân chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não điều trị tại ba bệnh viện trung ương ở Hà Nội, Việt Nam từ 8/2019 đến 8/2020. Sử dụng phân tích hồi quy logistic đơn biến, chúng tôi tính tỷ suất chênh (OR) với khoảng tin cậy (CI) 95% tương ứng đối với kết quả chức năng thần kinh xấu thời điểm 90 ngày cho mỗi mức độ nặng so sánh với mức độ nhẹ nhất của hai thang điểm. Diện tích dưới đường cong ROC cũng được tính toán. Chúng tôi đã tuyển chọn 168 bệnh nhân (≥ 18 tuổi)

  • Newspaper


  • Tác giả : Nguyễn Thị Việt Hà (2022)

  • Phác đồ điều trị diệt Helicobacter pylori (H. pylori) có Bismuth chưa được nghiên cứu nhiều ở trẻ em Việt Nam bị loét dạ dày tá tràng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em bằng phác đồ 4 thuốc gồm Esomeprazol; Amoxicillin; Metronidazol và Bismuth subcitrat. Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh gồm 61 trẻ được chẩn đoán loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori vào khám và điều trị tại khoa Nhi Tiêu hóa - Bệnh viên Đa khoa Saint Paul. Tuổi trung bình mắc bệnh của trẻ là 10,1 ± 3,0 tuổi, tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái là 3/1. Tỷ lệ trẻ có từ 2 ổ loét trở lên chiếm 34,5% và 72,1% trẻ có ổ loét có kích thước lớn. Sau 6 tuần điều trị, có sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng. Hiệu quả tiệt trừ H. pylori của phác...