Search

Search Results

Results 1-7 of 7 (Search time: 0.036 seconds).
  • Previous
  • 1
  • Next
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Trần Thơ Nhị; Lê Thị Ngọc Anh (2020)

  • Lo âu là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ lo âu và mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách với lo âu ở sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016-2017. Nghiên cứu đã sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 531 sinh viên. Công cụ để đánh giá lo âu là thang Zung và bảng trắc nghiệm nhân cách của Hans Eysenck để phân loại kiểu nhân cách ở sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lo âu ở sinh viên năm thứ hai hệ bác sĩ là 49,7%. Sinh viên có kiểu nhân cách ưu tư, nóng nảy thì nguy cơ bị lo âu cao hơn sinh viên có kiểu nhân cách khác, lần lượt với OR = 2,14 và OR = 3,71. Vì vậy, sinh viên y khoa nên được sàng lọc lo âu, kiểu nhân cách trong quá trình học tại trường để có những can thiệp thích hợp, kịp thời

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Thủy; Đặng Thùy Dương (2020)

  • Được hỗ trợ về tâm lý để giải tỏa những băn khoăn, lo lắng, căng thẳng cũng như tìm cách giải quyết những khó khăn là nhu cầu hết sức cần thiết của sinh viên khi mới vào trường Đại học. Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả nhu cầu tham vấn tâm lý trong học tập và trong cuộc sống của 713 sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy: Sinh viên có nhu cầu được tham vấn về Học tập (2,5 ± 0,5); Định hướng nghề nghiệp (2,5 ± 0,5); Phát triển các kỹ năng sống (2,3 ± 0,5) và các hỗ trợ khác (2,2 ± 0,5). Các em mong muốn tham vấn trực tiếp với từng cá nhân (51,3%) bởi các chuyên viên tham vấn tâm lý học đường (63,8%), vào bất kì thời điểm nào khi có nhu cầu (63,1%), tại phòng dành riêng cho công tác tham vấn (38,71%). Hầu hết sinh viên đều cho rằng việc thành lập ...

  • magazine


  • Authors: Trần Quỳnh Anh; Lê Vũ Thúy Hương; Hoàng Thị Thu Hà (2020)

  • Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 511 sinh viên y học dự phòng và y tế công cộng Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2017 - 2018 nhằm mô tả mức độ áp dụng ba chiến lược tiếp cận, né tránh, hỗ trợ xã hội của thang đo Chiến lược ứng phó trong học tập trong sinh viên và một số yếu tố liên quan, sử dụng phiếu phỏng vấn tự điền khuyết danh. Kết quả cho thấy sinh viên áp dụng nhiều chiến lược tiếp cận và hỗ trợ xã hội khi gặp stress trong học tập, trong khi chiến lược né tránh được áp dụng ít hơn. Sinh viên nữ, sinh viên đến từ vùng nông thôn áp dụng chiến lược tích cực ít hơn nhóm nam và nhóm đến từ vùng thành thị. Sinh viên có áp lực học tập từ chương trình học tập và từ gia đình, có khó khăn tài chính trong năm qua áp dụng chiến lược né tránh nhiều hơn. Sinh viên nam, sinh viên có kết q...

  • magazine


  • Authors: Lê Thị Ngân; Phạm Bích Diệp (2021)

  • Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu ứng dụng mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) để phân tích mối liên quan giữa thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên (SV) trường Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN) năm học 2020 – 2021. Cỡ mẫu 315 SV năm 1, năm 3, năm 6 ngành Bác sĩ y học dự phòng và Cử nhân dinh dưỡng. SV có ý định sử dụng đồ ăn nhanh trong 2 tháng tới. Các yếu tố thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi giải thích được 10,5% ý định sử dụng đồ ăn nhanh. Trong các yếu tố của mô hình TPB, chỉ có thái độ có ảnh hưởng đến ý định sử dụng đồ ăn nhanh (β = 0,32 (p < 0,05)). Cần thực hiện truyền thông, sinh hoạt câu lạc bộ trong SV Y để thay đổi thái độ của SV về sử dụng ăn nhanh, từ đó giúp giảm ý định sử ...

  • magazine


  • Authors: Trần Như Thảo (2021)

  • Thực hiện nghiên cứu bàn giấy (Desk Study) và nghiên cứu định tính cho thấy sinh viên y đa khoa và y học dự phòng đang được đào tạo 1 - 2 tiết về biến đổi khí hậu và sức khỏe. Việc đào tạo về biến đổi khí hậu là rất cần thiết, giúp bác sĩ đa khoa điều trị và tư vấn bệnh nhân, giúp bác sĩ y học dự phòng dự đoán xu hướng bệnh, lập kế hoạch truyền thông, ứng phó khẩn cấp với biến đổi khí hậu. Sinh viên mong muốn được lồng ghép về biến đổi khí hậu vào đào tạo trong năm 2 - 3 cho y đa khoa và năm 4 - 5 cho y học dự phòng. Với thời lượng 4 - 5 tiết và khuyến khích áp dụng các phương pháp thuyết trình, báo cáo, thảo luận. Nên đào tạo những nội dung có tính ứng dụng như các vấn đề sức khỏe do biến đổi khí hậu, cách xử lý, lập kế hoạch truyền thông, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cần có...

  • Article


  • Authors: Lê Hồng Hoài Linh; Trương Trọng Hoàng; Bùi Hồng Cẩm; và Tô Hoàng Linh (2021)

  • Trầm cảm đang dần trở thành vấn đề y tế công cộng cần được quan tâm khi tỷ lệ người mắc trầm cảm ở mọi độ tuổi đang tăng lên một cách nhanh chóng. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả cảm nhận của sinh viên y đa khoa về tình trạng trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên y đa khoa chính quy Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2019, với sự tham gia của 4 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên y khoa nhận thức được tỷ lệ trầm cảm của sinh viên y khoa đang ngày một tăng, các yếu tố liên quan bao gồm: Tuổi, giới tính, thói quen ăn uống, thói quen ngủ, mối quan hệ với gia đình, mối quan hệ với bạn bè, gặp trở ngại khi tham gia các hoạt động xã hội, học lực, áp lực từ việc học, chương trình học