Search

Search Results

Results 81-90 of 993 (Search time: 0.01 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Thảo (2020)

  • Nghiên cứu là mô tả cắt ngang lấy mẫu thuận tiện thu được 200 đối tượng sinh viên 2 trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Bách Khoa Hà Nội, từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2019. Phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và độ tin cậy Cronbach’s alpha trong đánh giá tính hợp lệ của bộ công cụ. Kết quả cho thấy bảng câu hỏi với 19 mục có hiệu lực xây dựng và độ nhất quán cao (Cronbach's Alpha > 0,80). Phân tích nhân tố chỉ ra bộ công cụ có tính hợp lệ cao với 6 nhóm yếu tố. Bảng câu hỏi về năng lực sức khỏe về sơ cấp cứu trong du lịch ba lô có tính hợp lệ và độ tin cậy cao có thể thực hiện nghiên cứu với đối tượng sinh viên đại học.

  • Article


  • Authors: Trần Ngọc Đăng; Lê Vĩnh Phát (2019)

  • Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm tác nhân do vi rút truyền qua côn trùng phổ biến nhất. Mục tiêu của nghiên cứu là sử dụng nguồn dữ liệu lưu lượng tìm kiếm Google Trends index (GTI) xây dựng thành một mô hình có khả năng dự báo sớm dịch sốt xuất huyết tại TP.HCM nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác giám sát và phòng chống dịch ở khu vực được thêm hiệu quả

  • Article


  • Authors: Phạm Thị Thuận; Trương Quang Trung; Vũ Thị Thanh Huyền (2019)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 111 người bệnh sau đột quỵ đang được điều trị và phục hồi chức năng tại Viện Y học Cổ truyền Quân đội và Bệnh viện Lão khoa Trung ương bằng bộ công cụ PHQ-9. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ trầm cảm trên người bệnh sau đột quỵ là 57,7%. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng trầm cảm sau đột quỵ gồm điều kiện kinh tế, sự thay đổi vai trò của người bệnh trong gia đình sau khi bị đột quỵ, khó khăn trong giao tiếp, khó nuốt, hiệu quả phục hồi chức năng, mức độ phụ thuộc của người bệnh, nhận thức của người bệnh về tình trạng đột quỵ, mức độ hỗ trợ xã hội và chất lượng chăm sóc điều dưỡng (p < 0,05). Như vậy, tỷ lệ mắc trầm cảm sau đột quỵ đang ở mức khá cao

  • Article


  • Authors: Vũ Sơn Tùng; Nguyễn Văn Tuấn; Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2019)

  • Mô tả thực trạng rối loạn loạn thần ở bệnh nhân sử dụng chất dạng Amphetamine theo phương pháp mô tả chùm ca bệnh và xử lí số liệu theo SPSS 16.0. Qua đó có thể đưa ra kết luận là chẩn đoán thường gặp rối loạn loạn thần với hoang tưởng chiếm ưu thế và ảo giác chiếm ưu thế. Trong các triệu chứng loạn thần, hoang tưởng bị truy hại và ảo thị là hay gặp nhất. Phần lớn được điều trị bằng thuốc an thần kinh. Trong đó, Haloperidol được sử dụng nhiều nhất