- Article
Authors: Trần Việt Đức; Vũ Hoàng Phương; Đồng Thị Tú Oanh (2021) - Áp dụng gây tê mặt phẳng cơ dựng sống giúp giảm đau và không cần sử dụng opioid sau phẫu thuật tim
hở. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá khả năng giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ
dựng sống cho phẫu thuật tim hở. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng được thực hiện
từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 54 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 80, có chỉ
định mổ tim hở theo kế hoạch, được đặt catheter ESPB hai bên ngay trước khi khởi mê, liều ropivacain tính
theo cân nặng bệnh nhân, phối hợp thêm paracetamol truyền tĩnh mạch sau mổ. Điểm visual analogue scale,
huyết áp trung bình khi nghỉ và khi vận động được đánh giá tại các thời điểm ngay sau rút nội khí quản và sau
rút là 6, 12, 18, 24, 36, 48 giờ; đánh giá khí máu đ...
|
- Article
Authors: Nguyễn Chí Thành; Nguyễn Quang Tùng (2021) - Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả tình hình truyền máu - chế phẩm máu và diễn biến truyền chế phẩm
máu trong 6 tháng đầu năm 2021 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt
ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số đơn vị chế phẩm máu truyền là 3655 đơn vị (đơn vị), trong
đó chủ yếu là khối hồng cầu (73,1%), huyết tương tươi đông lạnh (17,6%), khối tiểu cầu (8,2%). Trong
đó nhóm máu O chiếm tỉ lệ cao nhất (46%), tiếp theo là các nhóm B và A (32,8% và 16,6%), thấp nhất
là nhóm máu AB (4,6%). Truyền chế phẩm máu nhiều nhất vào tháng 3 (754 đơn vị), ít nhất là tháng
2 (478 đơn vị) và tháng 5 (547 đơn vị). Các khoa truyền chế phẩm máu nhiều nhất là khoa Gây mê hồi
sức (27,6%), Cấp cứu và Hồi sức tích cực (26,6%), Nội tổng hợp (13,9%). Cần chuẩn bị sẵn...
|
- Article
Authors: Lưu Xuân Võ; Nguyễn Thanh Huyền; Nguyễn Thanh Hiền (2021) - Mục tiêu của nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả tổn thương thận cấp sau phẫu thuật tim có sử dụng
tuần hoàn ngoài cơ thể. Thiết kế nghiên cứu mô tả được tiến hành trên tất cả các bệnh nhân được thực hiện
phẫu thuật tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể từ 01/9/2019 - 31/6/2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong
105 bệnh nhân mổ thì tỉ lệ tổn thương thận cấp sau phẫu thuật là 24,8% (26/105). Nhóm tổn thương thận cấp
có độ tuổi trung bình, ure máu và creatinin máu trước phẫu thuật cao hơn, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ
thể kéo dài hơn và số lượng nước tiểu ít hơn trong phẫu thuật. Số lượng các chế phẩm máu và tỉ lệ sử dụng các
thuốc vận mạch nhiều hơn và thời gian nằm hồi sức kéo dài hơn ở nhóm tổn thương thận cấp sau phẫu thuật.
|
- Article
Authors: Kiều Đình Hùng; Nguyễn Vũ; Đinh Mạnh Hải (2021) - Phẫu thuật hàn khớp liên thân đốt qua lỗ liên hợp trong điều trị trượt đốt sống thắt lưng bao gồm 2 loại phẫu
thuật trượt đốt sống: phẫu thuật mổ mở hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp và phẫu thuật hàn xương liên
thân đốt qua lỗ liên hợp ít xâm lấn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kết quả điều trị trượt đốt sống
bằng phẫu thuật mổ mở hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp và phẫu thuật hàn xương liên thân đốt qua lỗ
liên hợp ít xâm lấn.
|
- Article
Authors: Nguyễn Chí Thành; Nguyễn Quang Tùng (2021) - Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả kết quả điều trị bệnh nhân rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch
tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019. Phương pháp nghiên cứu là can thiệp lâm sàng
không đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian nằm viện trung bình là 14,89 ngày. Tỷ lệ truyền
khối hồng cầu cao nhất (47,06%), truyền khối tiểu cầu (26,49%), tiếp theo là huyết tương tươi đông lạnh
(20,59%). Đa số bệnh nhân được sử dụng thuốc chống đông, chiếm 71,43%. Điều trị rối loạn đông máu
rải rác trong lòng mạch có hiệu quả với điểm trung bình giảm từ 5,1 xuống còn 4,2, có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05. Trong đó số lượng tiểu cầu trung bình và tỷ lệ PT% tăng rõ rệt, có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời rối loạn đông máu r...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thùy Linh; Phạm Thị Tuyết Chinh; Nguyễn Thị Minh Tâm (2021) - Nghiên cứu nhằm mô tả thực hành dinh dưỡng và bữa phụ tối muộn của người bệnh xơ gan tại
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 người bệnh xơ
gan từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 04 năm 2020. Nghiên cứu cho thấy 22,5% có sử dụng bữa phụ
buổi tối muộn, tuy nhiên năng lượng và thành phần dinh dưỡng trong bữa phụ tối muộn chưa đạt nhu
cầu khuyến nghị với năng lượng là 140,4 Kcal, protein là 5,09 ± 2,53g; lượng glucid là 19,1g. Khẩu phần
24h đạt nhu cầu khuyến nghị chiếm 27,5%. Tỷ lệ người bệnh thực hành đúng hạn chế tiêu thụ rượu,
bia là 67,5%; thực hành đúng 4 - 6 bữa/ngày là 27,5%. Thực hành dinh dưỡng trên ngươi bệnh xơ gan
rất quan trọng, vì vậy cần tăng cường tư vấn, giáo dục về dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả điều trị.
|
- Article
Authors: Nguyễn Ngọc Cương; Phạm Hồng Cảnh; Lê Tuấn Linh (2021) - Biến chứng rò hệ bạch huyết sau mổ ung thư tuyến giáp là rất hiếm gặp, điều trị phức tạp, nhất là những
trường hợp rò với lưu lượng lớn 1,2… Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị nút tắc ống ngực
cho những bệnh nhân rò dưỡng chấp sau mổ ung thư tuyến giáp điều trị bảo tồn thất bại. Thiết kế nghiên cứu
can thiệp lâm sàng, các bệnh nhân rò dưỡng chấp sau mổ ung thư tuyến giáp được điều trị can thiệp nút tắc ống
ngực tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021. Kết quả cho thấy 15 bệnh
nhân sau mổ cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư có nạo vét hạch vùng cổ bị rò dịch dưỡng chấp với thể tích 300
ml-2000 ml/ ngày. 3/15 bệnh nhân tổn thương nhánh bên của ống ngực, 12/15 bệnh nhân tổn thương rách ống
ngực. Có 13/15 bệnh nhân ...
|
- Article
Authors: Hoàng Thị Ngọc Mai; Đoàn Minh Khuy; Trần Ngọc Minh (2021) - Ung thư biểu mô tế bào hình thoi là một biến thể hiếm gặp của ung thư vú, được xếp loại trong nhóm ung thư
biểu mô thể dị sản. U được đặc trưng bởi các thành phần giống trung mô, có thể có cấu trúc biểu mô hoặc không,
dễ gây nhầm lẫn với một sarcoma. U có tiên lượng xấu với tỷ lệ tái phát và di căn cao. Mục tiêu của nghiên cứu là
mô tả một trường hợp ung thư biểu mô tế bào hình thoi tuyến vú (ung thư biểu mô dạng sarcoma). Thiết kế nghiên
cứu mô tả ca bệnh: bệnh nhân nữ 61 tuổi đi khám vì tự sờ thấy khối ở vú trái. Bệnh nhân được chẩn đoán là ung
thư biểu mô tế bào hình thoi. Chẩn đoán được đưa ra dựa trên sự phân tích kết hợp giữa hình ảnh mô bệnh học và
hóa mô miễn dịch. Cần nghiên cứu nhiều trường hợp khác để đưa ra được sự đồng thuận trong chẩn đoán và điều
trị. Kế...
|
- Article
Authors: Lê Ngọc Sơn; Đặng Triệu Hùng (2021) - Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả bước đầu tái tạo tổn khuyết khoang miệng bằng vạt
dưới cằm. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh trên 12 bệnh nhân được phẫu
thuật cắt bỏ ung thư khoang miệng và tạo hình tức thì bằng vạt dưới cằm tại khoa Răng Hàm Mặt và khoa
Ung bướu và Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ 10/2019 đến 04/2021. Kết quả nghiên
cứu cho thấy trong số 12 bệnh nhân, tuổi trung bình là 62,1 ± 12, tỉ số nam/nữ là 1/1. Trong đó có 6 bệnh
nhân ung thư ở sàn miệng, 5 bệnh nhân ở lưỡi, 1 bệnh nhân ở lợi-hàm dưới. Thời gian phẫu thuật trung
bình là 175 ± 27 phút, thời gian nằm viện trung bình là 13,3 ± 4,4 ngày. Không có trường hợp nào hoại
tử vạt toàn bộ, 11 bệnh nhân có vạt lành thương tốt, 1 bệnh nhân bị hoại tử một...
|
- Article
Authors: Nguyen Ba An (2022) - -
|