Search

Search Results

Results 691-700 of 993 (Search time: 0.011 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần Nguyễn Ngọc (2021)

  • Nghiên cứu cắt ngang có mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng Tic vận động ở trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng Tourette. 77 trẻ tuần tự đến khám lần đầu tiên tại phòng khám chuyên khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương, có tuổi dưới 18, được chẩn đoán chính xác hội chứng Tourette (F95.2) theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10. Phần lớn tic khởi phát ở độ tuổi ≤ 7 (62,3%), ít gặp nhất là tic khởi phát ở độ tuổi > 11 (1,3%). Phần lớn tic được chẩn đoán ở lứa tuổi 8 - 11 (55,8%). Có 18/20 trẻ biểu hiện tic vận động đơn giản tại thời điểm chẩn đoán. Tỷ lệ xuất hiện nhiều nhất là nháy mắt (87%), tiếp đó là nhếch mép (32,5%), lắc đầu và giật vai (ở cùng 27,3%) và nhăn mũi (20,8%). Có 2/21 biểu hiện tic vận động phức tạp biểu hiện vặn vẹo thân mình chiếm tỉ lệ 2,6%, tiếp đó là thở r...

  • Article


  • Authors: Phạm Minh Khánh; Nguyễn Thanh Hải (2021)

  • HLA - DQ là protein thụ thể bề mặt tế bào ở các tế bào trình diện kháng nguyên. Các đột biến hay đa hình gen HLA - DQ có thể tác động tới hệ miễn dịch và ảnh hưởng tới diễn biến của bệnh viêm gan B. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định đa hình đơn nucleotide (SNP) rs2856718 gen HLA - DQ và mối liên quan với tiến triển xơ gan ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính. 108 mẫu máu của bệnh nhân xơ gan và 112 mẫu máu của bệnh nhân viêm gan B mạn tính đã được thu thập và xác định kiểu gen SNP rs2856718 bằng phương pháp TaqMan Realtime - PCR. Tỉ lệ các kiểu gen GG, GA và AA lần lượt ở nhóm xơ gan là 44,4%, 40,7% và 14,8% và nhóm viêm gan B mạn tính là 32,1%, 46,4% và 21,4%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tần số alen G ở nhóm xơ gan cao hơn nhóm viêm gan B mạn có ý nghĩa ...

  • Article


  • Authors: Trần Quang Khải; Nguyễn Thị Diệu Thúy; Trần Đỗ Hùng (2021)

  • Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) ở trẻ em. Tỷ lệ S. pneumoniae đề kháng kháng sinh ngày càng tăng, đặc biệt trong CAP nặng. Tỷ lệ phân lập và mức độ kháng kháng sinh của S. pneumonniae gây CAP nặng ở trẻ em tại Cần Thơ cần được cập nhật. Bệnh phẩm dịch tỵ hầu ở trẻ em đươc nuôi cấy, phân lập xác định S. pneumoniae, đánh giá kháng sinh đồ và xác định MIC. Kết quả 89 chủng S. pneumoniae được phân lập từ 239 bệnh nhi CAP nặng. Vi khuẩn hoàn toàn không nhạy penicillin với MIC90 là 64 mg/L, gấp 8 lần so với ngưỡng kháng theo CLSI (2017); đề kháng cao với erythromycin (96,6%), trimethoprim/sulfamethoxazole (89,9%), clindamycin và clarithromycin (cùng 88,8%); nhạy với chloramphenicol, levofloxacin, ciprofloxacin, ce...

  • Article


  • Authors: Trần Thị Quỳnh Diễn; Đặng Thu Trang; Bùi Thị Huyền (2021)

  • Tình trạng tai nạn do sử dụng điện thoại di động ở người đi bộ ngày càng gia tăng. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng tai nạn do sử dụng điện thoại và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội. Chúng tôi đã điều tra mối liên quan giữa các yếu tố với tỷ lệ tai nạn khi sử dụng điện thoại của 380 sinh viên thông qua bộ câu hỏi được phát triển theo nghiên cứu của Piazza. Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên sử dụng điện thoại và gặp tai nạn trong một tháng qua lần lượt là 49,47% và 48,62%. Một số yếu tố liên quan bao gồm: nhận thức về hành vi sử dụng điện thoại khi băng qua đường, hành vi thực hiện hoặc nhận cuộc gọi thoại hoặc video (aOR = 2,03; 95%CI: 1,03 - 3,97), hành vi truy cập Internet (aOR = 2,84; 95% CI :1,35 - 5,97). Sự hiểu...

  • Article


  • Authors: Vũ Xuân Huy; Bùi Vinh Quang; Nguyễn Viết Nghĩa; Phạm Lâm Sơn (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá kết quả điều trị Ung thư tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật xạ trị VMAT (Volumetric modulated Arc Therapy) tại Bệnh viện K trung ương. Nghiên cứu thực hiện trên 30 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt được điều trị kỹ thuật VMAT tại Bệnh viện K trung ương từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2021. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ở các giai đoạn từ I - IV lần lượt là: 3.3%; 33.3%; 36.7%; 26.7%; 100% bệnh nhân sau điều trị đều có PSA < 4ng/ml. Độc tính cấp của hệ tiết niệu chủ yếu độ 1 gặp ở 73,3%. Độc tính trên tiêu hóa gặp ở độ 1 chiếm 26,7%. Độc tính muộn của hệ tiết niệu độ 1 chiếm tỷ lệ là 30%. Độc tính trên tiêu hóa gặp ở độ 1 có 6 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 20%. Không gặp bệnh nhân nào có độc tính muộn trên da, và không bệnh nhân có biến chứng...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Lan Phương; Đỗ Anh Tú; Phan Thanh Dương (2021)

  • Xạ trị điều biến liều theo thể tích hình cung (VMAT: Volumetric Modulated Arc Therapy) là kỹ thuật cao với hệ thống máy gia tốc hiện đại trang bị collimator đa lá (MLC) được thực hiện rộng rãi khắp các nước trên thế giới trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ phối hợp với hoá chất. Với kỹ thuật VMAT, các trường chiếu nhỏ được hình thành từ các hướng của chùm tia. Các trọng số tương đối của liều lượng sẽ được làm tối ưu hóa trên mỗi góc độ chùm tia. Để thực hiện được điều này, người ta sử dụng khả năng tối ưu hóa trực tiếp độ mở của collimator. Nghiên cứu nhằm nhận xét ưu điểm của kỹ thuật xạ trị điều biến liều VMAT so với kỹ thuật xạ trị 3D trong lập kế hoạch điều trị và đánh giá kết quả và các biến chứng sớm, muộn khi áp dụng xạ trị điều biến liều VMAT trong điều ...

  • Article


  • Authors: Đào Văn Phương; Phạm Thị Diệu Linh; Trần Linh Thảo (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội nhằm mô tả thói quen tìm kiếm thông tin COVID - 19 qua Internet và phân tích sự khác biệt về điểm eHEALS (thang đo khả năng đọc viết eHealth (eHealth Literacy Scale)) giữa các nhóm đối tượng. Trong 346 người tham gia, có tới 94,8% sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin sức khỏe về COVID - 19. Trong đó, tổng điểm eHEALS đạt mức cao (31,19 ± 8,34); điện thoại thông minh được đa số người sử dụng (96,65%); đối tượng chủ yếu tìm kiếm cho bản thân (77,46%); phổ biến nhất với tần suất 3 lần/tháng hoặc ít hơn (54,27%). Nội dung sức khỏe được tìm kiếm phổ biến nhất là tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và trên thế giới (88,72%) với lý do chủ yếu là mong muốn nâng cao kiến thức hoặc tò mò (...

  • Article


  • Authors: Phạm Thu Hằng; Đàm Văn Việt; Trần Thị Mỹ Hạnh (2021)

  • Nhận xét đặc điểm mật độ xương hàm, dạng sinh học mô mềm, chiều dày và chiều rộng lợi sừng hóa tại các vị trí cấy ghép implant. Nghiên cứu thực hiện trên chùm 24 bệnh nhân được phẫu thuật nâng xoang hở 1 thì cấy ghép 33 implant. Mật độ xương D3 cao nhất chiếm 69,8%, mô mềm dày chiếm 54,5%, mô mềm mỏng chiếm 45,5%, nam có tỉ lệ mô mềm dày cao hơn với 59,1%, nữ có tỉ lệ mô mềm mỏng cao hơn với 54,5%, chiều dày lợi sừng hóa trung bình nhóm răng hàm nhỏ là 2,7 ± 0,7 mm; răng hàm lớn là 3,2 ± 0,3 mm, chiều rộng lợi sừng hóa trung bình nhóm răng hàm nhỏ là 4,1 ± 0,7 mm; răng hàm lớn là 5,2 ± 1,0 mm. Mật độ xương ở vùng phía sau hàm trên chủ yếu là loại D3, chiếm 69,8%. Dạng sinh học mô mềm dày có tỉ lệ cao hơn, chiếm 54,5%. Không có sự khác biệt về dạng sinh học mô mềm ở nam...