Search

Search Results

Results 591-600 of 993 (Search time: 0.012 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm Quốc Khánh; Trần Thị Mỹ Hạnh; Đào Thị Hằng Nga; Chu Đình Tới; Võ Trương Như Ngọc; Đỗ Văn Cẩn (2021)

  • Trên thế giới, an thần nha khoa trẻ em bằng midazolam đã và đang được sử dụng rất rộng rãi và hiệu quả, tuy nhiên lại rất hạn chế ở Việt Nam. Nghiên cứu tổng quan tài liệu (systematic review) và phân tích gộp (meta analysis) này thực hiện trên 7 nghiên cứu với 871 trẻ dưới 16 tuổi nhằm đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng khi can thiệp midazolam đường uống và đường niêm mạc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Trọng Hưng; Lê Đức Anh; Nguyễn Thị Thu Liễu; Vũ Ngọc Hà (2021)

  • Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 122 bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu có chu kỳ điều trị tại Khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: Tỉ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng theo bộ công cụ NRS 2002 là 74,%, tỉ lệ bệnh nhân có mức BMI ≤ 18,5 là 39,3%, tỉ lệ thiếu máu có tới 54,2%, tỉ lệ sắt huyết thanh dưới ngưỡng bình thường là 10,8%, tỉ lệ bệnh nhân có mức transferrin dưới mức bình thường (200mg/dl) là 85%

  • Article


  • Authors: Trịnh Bảo Ngọc; Nguyễn Thị Thu Liễu; Lê Thị Quỳnh Trang (2021)

  • Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 79 bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa có chuẩn bị tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện E. Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả thực trạng nuôi dưỡng sau phẫu thuật 7 ngày của bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: 68,4% bệnh nhân sau phẫu thuật ngày thứ 7 được nuôi dưỡng kết hợp giữa truyền tĩnh mạch và đường miệng; 8,9% bệnh nhân được nuôi dưỡng hoàn toàn theo đường miệng. Ngày thứ nhất sau phẫu thuật bệnh nhân được nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường truyền tĩnh mạch và năng lượng trung bình là 1105 Kcal. Trong giai đoạn đầu này, tổng năng lượng trung bình cung cấp cho bệnh nhân đáp ứng được 95,5% nhu cầu khuyến nghị. Giai đoạn khởi động ruột và giai đoạn chuyển tiếp (2 - 4 ngày sau phẫu t...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Bích Ngọc; Nguyễn Văn Tuấn (2021)

  • Stress là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến. Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng năm 2020 với mục tiêu mô tả thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng. Nghiên cứu áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 sinh viên sử dụng thang Depression Anxiety Stress Scale – 21 (DASS - 21) và thang Stressors in Nursing Students (SINS). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 47,3% sinh viên mắc stress, trong đó các mức độ stress nhẹ, vừa, nặng, rất nặng lần lượt là 15,3%, 19%, 8,7% và 4,3%. Sinh viên điều dưỡng năm thứ hai có tỉ lệ mắc stress cao nhất (51%), sau đó là sinh viên năm thứ ba (47%) và thấp nhất là sinh viên năm thứ nhất (44%). Sinh viên cảm nhận stress nhiều nhất là do vấn đề tài chính, tiếp theo là vấn đề học tập, môi trường thực tập lâ...

  • Article


  • Authors: Đỗ Thị Thanh Toàn; Đinh Thái Sơn; Cao Thị Nhung; Lưu Ngọc Minh; Lê Minh Giang; Đoàn Quốc Hưng (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu được thực hiện trên bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú ở Bệnh viện Đa khoa Đống Đa với mục tiêu mô tả cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân đến điều trị nội trú ở Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2017 - 2019. Kết quả cho thấy, trong 3 năm 2017 - 2019 các bệnh thuộc Chương I: Nhiễm khuẩn và ký sinh vật và Chương X Bệnh hô hấp đều có tỉ lệ khám cao, với các tỉ lệ lần lượt là Chương I: 29,7%; 11,5%, 20,1% và Chương X: 21,0%; 25,1% và 24,5%. Chương bệnh có tỷ lệ bệnh nhân đến khám ít trong các năm 2017 - 2019 là Chương XVI: Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh, Chương XV: Chửa đẻ và sau đẻ với số lượt là 0 - 10 lượt. Các năm 2017 - 2019 bệnh viêm phổi và viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp mắc cao hơn các bệnh khác, với các tỷ lệ the...

  • Article


  • Authors: Lê Hồng Hoài Linh; Trương Trọng Hoàng; Bùi Hồng Cẩm; và Tô Hoàng Linh (2021)

  • Trầm cảm đang dần trở thành vấn đề y tế công cộng cần được quan tâm khi tỷ lệ người mắc trầm cảm ở mọi độ tuổi đang tăng lên một cách nhanh chóng. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả cảm nhận của sinh viên y đa khoa về tình trạng trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên y đa khoa chính quy Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2019, với sự tham gia của 4 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên y khoa nhận thức được tỷ lệ trầm cảm của sinh viên y khoa đang ngày một tăng, các yếu tố liên quan bao gồm: Tuổi, giới tính, thói quen ăn uống, thói quen ngủ, mối quan hệ với gia đình, mối quan hệ với bạn bè, gặp trở ngại khi tham gia các hoạt động xã hội, học lực, áp lực từ việc học, chương trình học

  • Article


  • Authors: Nguyễn Hữu Chiến; Nguyễn Viết Chung; Lê Thị Thuý Anh (2021)

  • Nghiên cứu tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ dự báo sảng rượu ở bệnh nhân có trạng thái cai rượu; Nghiên cứu bao gồm 56 bệnh nhân tại bệnh viện E được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 gồm 28 bệnh nhân được chẩn đoán trạng thái cai rượu với mê sảng (F10.4) và nhóm 2 gồm 28 bệnh nhân được chẩn đoán trạng thái cai rượu không biến chứng (F10.3) theo tiêu chuẩn ICD - 10. Phương pháp nghiên cứu bệnh - chứng, hồi cứu; nghiên cứu cho thấy thời gian nghiện rượu từ 10 - 20 năm (OR = 10,8 và 95% CI: 1,25 - 93,4), bắt đầu nghiện rượu trước tuổi 30 (OR = 3,47 và 95%CI: 1,11 - 10,75), sử dụng trung bình từ 500ml rượu/ ngày trở lên (OR = 25,04 và 95%CI: 5,73 - 108,91) là các yếu tố nguy cơ dự báo sảng rượu. Những yếu tố dự báo về đặc điểm nghiện rượu này đều có thể dễ dàng đánh giá trên lâm sàn...

  • Article


  • Authors: Lê Minh Thùy; Lê Minh Trung; Tăng Kim Hồng (2021)

  • Loãng xương và hội chứng chuyển hóa là gánh nặng y tế trên toàn thế giới do vấn đề già hóa dân số tăng nhanh. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và các thành phần của nó với loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi. Đối tượng nghiên cứu là 174 phụ nữ trên 50 tuổi đăng ký tham gia tại phòng nghiên cứu Cơ Xương, trường Đại học Tôn Đức Thắng từ tháng 09/2020 đến tháng 01/2021. Kết quả là ở những phụ nữ trên 50 tuổi, mắc hội chứng chuyển hóa làm tăng khả năng loãng xương tại cổ xương đùi sau khi hiệu chỉnh cho tuổi và cân nặng, (OR sau hiệu chỉnh = 2,62; khoảng tin cậy 95% là 1,07 - 6,4; p = 0,035). Ngoài ra, trong năm thành phần của hội chứng chuyển hóa, chỉ có béo trung tâm làm tăng khả năng loãng xương tại cổ xương đùi sau khi hiệu chỉnh cho tu...

  • Article


  • Authors: Vũ Thị Quý; Nguyễn Thu Giang (2021)

  • Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella trên các mẫu thực phẩm sống và chín tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Hà Nội. Nghiên cứu được tiến hành tại 4 phường thuộc quận Thanh Xuân và 4 xã thuộc huyện Thường Tín trên địa bàn thành phố Hà Nội từ tháng 3/2018 đến tháng 3/2019. Nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên 48 mẫu thực phẩm tại cửa hàng dịch vụ ăn uống và 30 mẫu trứng vịt sống tại chợ thuộc địa bàn nghiên cứu. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nhiễm Salmonella là 29,17% (14 trên 48 mẫu). Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên mẫu trứng vịt sống của các cửa hàng được lấy mẫu là 23,33% (7 mẫu dương tính trên 30 mẫu). Các can thiệp nhằm tăng cường tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho người chế biến tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là rất cần thiết.