Search

Search Results

Results 171-180 of 993 (Search time: 0.037 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Đàm Trọng Anh Vũ (2020)

  • Nghiên cứu nhằm mô tả quan điểm về giáo dục rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên mầm non tại Hà Nội và xác định một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 208 giáo viên mầm non tại Hà Nội. Sử dụng bảng câu hỏi về kiến thức, thái độ và quan điểm về giáo dục trẻ em mắc ASD. Sử dụng mô hình BMA để tìm ra mô hình tối ưu, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để tìm các yếu tố tác động đến quan điểm của giáo viên. Phần lớn giáo viên đồng ý với việc trang bị kiến thức về phát hiện và đào tạo trẻ ASD. Quan điểm của giáo viên có mối tương quan với kiến thức chung về tự kỷ (p = 0,01) và thái độ của giáo viên về giáo dục trẻ tự kỷ (p < 0,05). Chính sách bảo hiểm cho rối loạn phổ tự kỷ cùng sự giúp đỡ của cha mẹ, bác sỹ trị liệu có ảnh hưởng đến quan điểm về giáo dục trẻ tự kỷ ...

  • magazine


  • Authors: Đào Việt Hằng; Nguyễn Duy Thắng; Đào Văn Long (2020)

  • Các Tác giả thực hiện nghiên cứu can thiệp điều trị cho 246 bệnh nhân ≥ 8 tuổi có chỉ định diệt trừ Helicobacter pylori (H.p) từ 100 hộ gia đình đến khám tại Viện Nghiên cứu & Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật và Phòng khám đa khoa Hoàng Long từ 10/2017 - 10/2019. Phác đồ nối tiếp 4 thuốc có bismuth với Clarythromicin (EMCB) điều trị cho 29 bệnh nhân và phác đồ nối tiếp 4 thuốc có bismuth với tetracyclin (EMTB) điều trị cho 217 bệnh nhân. Quy trình chẩn đoán, điều trị và đánh giá kết quả điều trị theo quy định của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Ngọc Lan (2020)

  • Dính lưỡi là một tình trạng mà đầu lưỡi không thể đưa ra ngoài răng cửa hàm dưới do phanh lưỡi ngắn. Dính lưỡi làm trẻ khó hoạt động lưỡi, gây ra các vấn đề như khó ăn, khó bú, rối loạn phát âm và các vấn đề xã hội. Nghiên cứu được tiến hành trên 166 trẻ dưới 24 tháng tuổi tại phòng khám của khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2019 đến tháng 3/2020. Trẻ được thu thập thông tin về tiền sử bú mẹ, khám lâm sàng giải phẫu chức năng lưỡi và quan sát hoạt động bú mút theo thang điểm của Martinelli. Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ được chỉ định phẫu thuật chiếm 72,3%. Nghiên cứu cũng nhận thấy trẻ nhỏ có bệnh dính lưỡi rất khó thăm khám và không dễ đưa ra chỉ định phẫu thuật bằng các phân độ của trẻ lớn. Vì vậy cần khai thác và chấm điểm tiền sử bú mẹ, khám lâm sàng, q...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Phương Loan; Lê Duy Chung; Nguyễn Duy Hùng (2020)

  • Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính (CLVT) trong dự đoán thiếu hụt thần kinh (TK) ốc tai ở bệnh nhân điếc tiếp nhận bẩm sinh (ĐTNBS). Mô tả cắt ngang 68 tai thiếu hụt TK ốc tai và 212 tai TK bình thường ở 145 bệnh nhân chẩn đoán lâm sàng ĐTNBS, có chụp CLVT và cộng hưởng từ (CHT) xương thái dương. Tiến hành đo đường kính ngang (ĐKN) và đường kính trên dưới (ĐKTD) của ống tai trong (OTT) và hố ốc tai (HOT) trên CLVT, từ đó tìm ngưỡng chẩn đoán thiếu hụt TK ốc tai so với CHT. Kết quả cho thấy đánh giá OTT và HOT có giá trị cao trong chẩn đoán thiếu hụt TK ốc tai. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và âm tính, độ chính xác của từng ngưỡng đo là: ĐKN HOT ≤ 1,55 mm (89%, 87%, 96%, 67%, 89%), ĐKTD HOT ≤ 1,55 mm (99%, 79%, 95%, 95%, 95%), ĐKN OTT ≤ 3,45 mm (89%, 52%, 87%, 5...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Phương Thanh (2020)

  • Mô tả kiến thức, thái độ về các bệnh lây truyền qua đường tình dục của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Ngoại ngữ Hà Nội - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) năm 2019. Nghiên cứu cắt ngang trên 800 sinh viên. Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt và thái độ tích cực lần lượt là 46,5% và 67,9%. Kết quả hồi quy đa biến cho thấy, về kiến thức, các sinh viên năm thứ 3, 4, 5 và thường xuyên chia sẻ các vấn đề tình cảm, học tập với gia đình (p < 0,05) có kiến thức tốt hơn; nữ giới và đã từng quan hệ tình dục (QHTD) (p < 0,05) kiến thức kém hơn. Về thái độ, sinh viên tham gia các câu lạc bộ có thái độ tích cực hơn, sinh viên năm 3, năm 4 và đã từng QHTD (p < 0,05) thái độ tiêu cực hơn. Kiến thức và thái độ về bệnh lây truyền qua đường tình dục của sinh viên ở mức đáng báo động....

  • -


  • Authors: Lê Mỹ Linh; Võ Trương Như Ngọc; Lê Hưng (2020)

  • Một trong những vấn đề phổ biến của sức khỏe răng miệng là nghiến răng. Nó là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với tổn thương mô cứng trong miệng, thất bại của phục hình răng và/hoặc rối loạn khớp thái dương hàm. Xác định các yếu tố liên quan đến nghiến răng sẽ cho phép phát triển các can thiệp phòng ngừa cho những người có nguy cơ. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích xác định tỉ lệ nghiến răng và mối liên quan của nghiến răng với áp lực học tập trong sinh viên trường Đại học Y Hà Nội

  • magazine


  • Authors: Đào Anh Sơn (2020)

  • Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, thái độ về thuốc tránh thai khẩn cấp của nữ sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, năm 2019. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 587 nữ sinh trong đó 505 (86,0%) sinh viên biết về thuốc tránh thai khẩn cấp. Chỉ có 165 (32,7%) sinh viên có kiến thức đạt và 212 (42%) sinh viên có thái độ tích cực về thuốc tránh thai khẩn cấp. Kết quả hồi quy đa biến cho thấy các sinh viên năm 3, 4 và 5 thường xuyên chia sẻ các vấn đề tình cảm, học tập với gia đình và đã từng tham gia khóa học về sức khỏe sinh sản có kiến thức đạt hơn về thuốc tránh thai khẩn cấp (p < 0,05). Sinh viên năm 3, 4 thường xuyên chia sẻ các vấn đề tình cảm, học tập với gia đình và đã từng tham gia khóa học về Sức khỏe sinh sản có thái độ về thuốc tránh thai khẩn...