Search

Search Results

Results 121-130 of 817 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Lê Thị Thanh Xuân (2020)

  • Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang phỏng vấn trực tiếp 191 điều dưỡng lâm sàng đang làm việc tại Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội năm 2017 theo Bộ câu hỏi cấu trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng khối lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là 35,1%. Theo mức độ stress, tỷ lệ điều dưỡng mắc ở mức độ nhẹ là 22,1%, vừa là 10,5%, nặng là 2,1%, và không có ai mắc stress ở mức độ rất nặng. Phân bố stress nghề nghiệp chủ yếu ở nhóm đối tượng dưới 30 tuổi (chiếm tỷ lệ 61,2%) và nhóm có thời gian công tác từ 5 năm trở xuống (64,2%). Nghiên cứu này cho thấy stress ở điều dường lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là khá phổ biến. Cần có ...

  • magazine


  • Authors: Nguyen Dieu Huong; Le Thi Thanh Xuan (2020)

  • Thương tích nghề nghiệp gây ra 1,1 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn thế giới; điều này bằng với mức hàng năm toàn cầu tử vong do sốt rét. Nghiên cứu này nhằm xác định mức độ phổ biến và các yếu tố liên quan của nghề nghiệp chấn thương ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu đã xem xét 304 tài liệu để chọn 24 bài báo đầy đủ, được bình duyệt được xuất bản trực tuyến thông qua Pubmed, học giả Google và các trang web do WHO, CDC và ILO điều hành và nhằm mục đích đánh giá mức độ phổ biến và các yếu tố liên quan của Thương tích nghề nghiệp.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Xuân Hậu; Mai Thế Vương; Lê Văn Quảng (2020)

  • U tuyến cận giáp lành tính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng cường cận giáp nguyên phát đòi hỏi điều trị bằng phẫu thuật. Chúng tôi ghi nhận và báo cáo một trường hợp u tuyến lành tính của tuyến cận giáp dưới trái, có triệu chứng nuốt vướng và phát hiện u tuyến qua siêu âm vùng cổ kết hợp với tình trạng tăng nồng độ canxi máu. Bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật nội soi cắt u tuyến cận giáp qua đường tiền đình miệng. Quá trình phẫu thuật được tiến hành với độ an toàn và kết quả thẩm mỹ cao, bệnh nhân được xuất viện sau 5 ngày và không ghi nhận biến chứng nào xảy ra trong quá trình theo dõi

  • magazine


  • Authors: Mai Phương Thanh (2020)

  • Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng phục hồi của chế phẩm TD0014 trên chuột cống đực trưởng thành bị gây suy giảm sinh sản bằng uống natri valproat liều 500 mg/kg/ngày liên tục trong 7 tuần. Sau thời gian gây mô hình, chuột cống đực được uống TD0014 liều 1,8 g dược liệu/kg/ngày và liều 5,4 g dược liệu/kg/ngày trong 10 ngày liên tiếp. Trọng lượng các cơ quan sinh dục đực, nồng độ testosteron huyết thanh, số lượng và chất lượng tinh trùng, và hình ảnh mô học tinh hoàn là các chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả của TD0014

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Thúy Hạnh; Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2020)

  • Phá thai muộn (tuổi thai lớn hơn 12 tuần) dễ xảy ra tai biến và biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ không nhỏ phụ nữ đến phá thai khi tuổi thai đã lớn. Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhằm mô tả tỷ lệ phá thai muộn và một số yếu tố liên quan ở nhóm phụ nữ đến phá thai. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang phỏng vấn trực tiếp 429 phụ nữ đến phá thai cho kết quả: Tỷ lệ phụ nữ đến phá thai muộn là 17%. Các yếu tố liên quan bao gồm: đã biết giới tính thai nhi và có rối loạn lo âu làm tăng nguy cơ phá thai muộn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra việc chưa có con trai và nguyên nhân phá thai do giới tính không mong muốn có liên quan đến việc phá thai muộn ở những phụ nữ đã có gia đình. Như vậy, gần một phần năm những người...

  • magazine


  • Authors: Hoàng Thị Hải Vân; Đào Thị Minh An; Đào Anh Sơn (2020)

  • Nghiên cứu thực hiện trên 1210 người cao tuổi (độ tuổi từ 60 trở lên) với mục đích tìm hiểu tình trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số huyện thuộc tỉnh Hà Nam năm 2018. Kết quả cho thấy tỉ lệ người cao tuổi có tình trạng suy giảm nhận thức cao, chiếm 33,3%. Có mối liên quan giữa tuổi, đang sống cùng vợ/chồng hay không, trình độ học vấn với việc có hay không các tình trạng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi. Cần có những nghiên cứu sâu hơn, tiếp tục áp dụng bộ công cụ chuẩn quốc tế, cũng như chú trọng chăm sóc người cao tuổi, dễ tổn thương, có yếu tố nguy cơ, từ đó ngăn ngừa được tình trạng trầm trọng bệnh, giảm được số lượng bệnh nhân mắc, tăng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Hoài Thu (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 287 sinh viên hệ bác sỹ nhằm mô tả kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng kháng sinh của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội năm 2019. Kết quả cho thấy, tỉ lệ sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội tự mua và sử dụng kháng sinh không có đơn bác sỹ khá cao (trên 30%). Tỉ lệ SV có kiến thức đúng về sử dụng kháng sinh là 71,4% và thực hành tốt là 67,6%. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy: sinh viên từ năm ba trở lên; sinh viên có học lực năm gần nhất khá và giỏi có kiến thức sử dụng kháng sinh tốt hơn. Sinh viên các khoá trên và ở kí túc xá có xu hướng tự kê đơn kháng sinh. Cần có chương trình tập huấn cho sinh viên về sử dụng thuốc kháng sinh an toàn hợp lý, góp phần giảm tỉ lệ kháng thuốc trong cộng đồng

  • magazine


  • Authors: Nguyen Quoc Khanh (2020)

  • The aim of this study was to identify the factors related to searching and using online medical information among mothers of infants. This was a cross-section study of 219 mothers at 2 vaccination centers of Hanoi Medical University in Vietnam. Subjects were surveyed by a set of direct interview questions. More than half of the subjects were under 30 years old [(Mean = 30.16; SD = 4.06)]. Almost all participants did not agree with discussing health issues in online forums; if they had health issues, they felt the need to seek help from a doctor via message on Facebook or Zalo. Mothers wanted to discuss with doctors, professionals, friends, and relatives on online media; they were confident that they could find useful online information to make medical decisions. Factors relat...