Search

Search Results

Results 111-120 of 817 (Search time: 0.01 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Nguyễn Phương Loan; Lê Duy Chung; Nguyễn Duy Hùng (2020)

  • Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính (CLVT) trong dự đoán thiếu hụt thần kinh (TK) ốc tai ở bệnh nhân điếc tiếp nhận bẩm sinh (ĐTNBS). Mô tả cắt ngang 68 tai thiếu hụt TK ốc tai và 212 tai TK bình thường ở 145 bệnh nhân chẩn đoán lâm sàng ĐTNBS, có chụp CLVT và cộng hưởng từ (CHT) xương thái dương. Tiến hành đo đường kính ngang (ĐKN) và đường kính trên dưới (ĐKTD) của ống tai trong (OTT) và hố ốc tai (HOT) trên CLVT, từ đó tìm ngưỡng chẩn đoán thiếu hụt TK ốc tai so với CHT. Kết quả cho thấy đánh giá OTT và HOT có giá trị cao trong chẩn đoán thiếu hụt TK ốc tai. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và âm tính, độ chính xác của từng ngưỡng đo là: ĐKN HOT ≤ 1,55 mm (89%, 87%, 96%, 67%, 89%), ĐKTD HOT ≤ 1,55 mm (99%, 79%, 95%, 95%, 95%), ĐKN OTT ≤ 3,45 mm (89%, 52%, 87%, 5...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Phương Thanh (2020)

  • Mô tả kiến thức, thái độ về các bệnh lây truyền qua đường tình dục của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Ngoại ngữ Hà Nội - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) năm 2019. Nghiên cứu cắt ngang trên 800 sinh viên. Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt và thái độ tích cực lần lượt là 46,5% và 67,9%. Kết quả hồi quy đa biến cho thấy, về kiến thức, các sinh viên năm thứ 3, 4, 5 và thường xuyên chia sẻ các vấn đề tình cảm, học tập với gia đình (p < 0,05) có kiến thức tốt hơn; nữ giới và đã từng quan hệ tình dục (QHTD) (p < 0,05) kiến thức kém hơn. Về thái độ, sinh viên tham gia các câu lạc bộ có thái độ tích cực hơn, sinh viên năm 3, năm 4 và đã từng QHTD (p < 0,05) thái độ tiêu cực hơn. Kiến thức và thái độ về bệnh lây truyền qua đường tình dục của sinh viên ở mức đáng báo động....

  • -


  • Authors: Lê Mỹ Linh; Võ Trương Như Ngọc; Lê Hưng (2020)

  • Một trong những vấn đề phổ biến của sức khỏe răng miệng là nghiến răng. Nó là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với tổn thương mô cứng trong miệng, thất bại của phục hình răng và/hoặc rối loạn khớp thái dương hàm. Xác định các yếu tố liên quan đến nghiến răng sẽ cho phép phát triển các can thiệp phòng ngừa cho những người có nguy cơ. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích xác định tỉ lệ nghiến răng và mối liên quan của nghiến răng với áp lực học tập trong sinh viên trường Đại học Y Hà Nội

  • magazine


  • Authors: Đào Anh Sơn (2020)

  • Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, thái độ về thuốc tránh thai khẩn cấp của nữ sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, năm 2019. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 587 nữ sinh trong đó 505 (86,0%) sinh viên biết về thuốc tránh thai khẩn cấp. Chỉ có 165 (32,7%) sinh viên có kiến thức đạt và 212 (42%) sinh viên có thái độ tích cực về thuốc tránh thai khẩn cấp. Kết quả hồi quy đa biến cho thấy các sinh viên năm 3, 4 và 5 thường xuyên chia sẻ các vấn đề tình cảm, học tập với gia đình và đã từng tham gia khóa học về sức khỏe sinh sản có kiến thức đạt hơn về thuốc tránh thai khẩn cấp (p < 0,05). Sinh viên năm 3, 4 thường xuyên chia sẻ các vấn đề tình cảm, học tập với gia đình và đã từng tham gia khóa học về Sức khỏe sinh sản có thái độ về thuốc tránh thai khẩn...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thanh Lam (2020)

  • Tự đánh giá sức khỏe cá nhân là một đánh giá đơn giản nhưng toàn diện về mọi mặt của sức khỏe. Với nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu thực trạng tự nhận thức sức khỏe cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới tự nhận thức của nhóm người Từ 60 tuổi trở lên ở vùng nông thôn Việt Nam. Nghiên cứu khảo sát trên 397 đối tượng thông qua bộ câu hỏi đo lường về chỉ số và sự tự nhận thức về sức khỏe cá nhân (PROMIS). Phân tích Two-step cluster và phân tích hồi quy logistic đơn biến cũng được sử dụng để phân nhóm và xác định mối tương quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với sự tự nhận thức. Kết quả cho thấy sự tự nhận thức tốt về sức khỏe cá nhân chiếm ưu thế (53,4%). Các yếu tố: tiền sử bệnh, BMI bình thường, trầm cảm tác động tới sự tự nhận thức theo chiều nghịch. Nghiên cứu của chúng t...

  • magazine


  • Authors: Trần Việt Đức; Trần Thanh Tùng; Nguyễn Thị Thanh Hà (2020)

  • Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ gan và chống oxy hóa của cao lỏng hồng chi Đà Lạt (CLHCDL) chủng DL1 (Ganoderma lucidum (w.Curt:Fr) Karst.) tại Lâm Đồng bằng mô hình gây tổn thương gan chuột nhắt trắng bằng paracetamol. Kết quả cho thấy ở liều 6g/kg thể trọng, CLHCDL làm giảm hoạt độ enzym aspartate aminotransferase (AST), alanin aminotransferase (ALT) huyết thanh, làm giảm tổn thương gan chuột trên hình ảnh giải phẫu bệnh (cả đại thể và vi thể) gây ra do paracetamol ở ngày thứ 8 của nghiên cứu. Tuy nhiên tác dụng chống oxy hóa của CLHCDL chưa được thể hiện ở kết quả nghiên cứu, với mức malonyl dialdehyd chưa giảm trong dịch đồng thể gan chuột.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Hồng Minh (2020)

  • NKG2D là một thụ thể quan trọng nhất trên bề mặt tế bào NK, đóng vai trò trong việc tiêu diệt tế bào nhiễm virus và ung thư nhờ sự tiếp hợp với những phối tử đặc hiệu trên bề mặt tế bào đích. Nghiên cứu trước đã chứng minh vai trò của đa hình đơn rs1049174 tại vị trí 3’UTR của gen NKG2D trong các dạng ung thư nhiễm HPV

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Minh Thu (2020)

  • Đứt gãy DNA tinh trùng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới. Đa số bộ kit xác định mức độ đứt gãy DNA tinh trùng ở nước ta hiện nay đều phải nhập ngoại với giá thành cao. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích tự sản xuất bộ kit phục vụ nhu cầu trong nước và bước đầu ứng dụng phương pháp này để chẩn đoán nguyên nhân bất thường sinh sản nam, sảy thai, thai lưu và thất bại hỗ trợ sinh sản

  • magazine


  • Authors: Le Thi Hong Hai; Nguyen Hoang Yen (2020)

  • Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến, cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở đó Không có nghiên cứu nào được thực hiện ở Việt Nam về tình trạng khuyết tật ở bệnh nhân trầm cảm. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là mô tả đặc điểm khuyết tật ở bệnh nhân trầm cảm tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia. 94 Các bệnh nhân trầm cảm được tuyển chọn trong nghiên cứu này từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019