Search

Search Results

Results 271-280 of 370 (Search time: 0.06 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm Hoàng Anh; Nguyễn Thị Thu Hà; Lê Thị Thảo Ly (2021)

  • Đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm mang tính chất toàn cầu và có tốc độ gia tăng nhanh trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Sự tuân thủ điều trị đặc biệt là tuân thủ chế độ dinh dưỡng là cốt lõi cho sự thành công trong điều trị đái tháo đường. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 220 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cơ sở Ngọc Hồi từ tháng 1 năm 2021 đến hết tháng 3 năm 2021 nhằm mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và một số yếu tố liên quan. Kết quả: người bệnh tuân thủ dinh dưỡng đạt 98,4%, yếu tố liên quan đến tuân thủ dinh dưỡng là sự hài lòng của người bệnh với thái độ của cán bộ y tế và ch...

  • Article


  • Authors: Cáp Minh Đức; Nguyễn Thị Thanh Nga; Nguyễn Thị Thắm (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 424 học sinh Trường Tiểu học Hồng Thái, An Dương, Hải Phòng, từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 5 năm 2021 nhằm xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh. Học sinh được cân, đo chiều cao bằng phương pháp nhân trắc học. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh là 24,52%, thừa cân là 15,09%, béo phì là 9,43%; tỷ lệ học sinh nam, nữ thừa cân, béo phì lần lượt là 33,49% và 15,81%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của nhóm 9 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 32,05%; tiếp đến là nhóm 8 tuổi 27,27%; nhóm 6 tuổi 25,97%; nhóm 10 tuổi 21,92% và thấp nhất là nhóm học sinh 7 tuổi 15,12%. Cần có các biện pháp can thiệp sớm nhằm giảm tỷ lệ thừa cân béo phì ở đối tượng này

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thuỳ Linh; Lê Thị Hương; Ma Ngọc Yến (2021)

  • Nghiên cứu mô tả về thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực Cử nhân Dinh dưỡng (CNDD) tại Việt Nam năm 2020. Kết quả khảo sát 40 đơn vị có hoạt động dinh dưỡng cho thấy: thực trạng sử dụng cử nhân dinh dưỡng trung bình là 1,3 ± 2,0 trong tổng số cán bộ khoa dinh dưỡng là 8,9 ± 5,1 đối với các đơn vị thuộc bệnh viện; với đơn vị ngoài bệnh viện, số Cử nhân Dinh dưỡng trung bình là 1,8 ± 2,2 trong tổng số 5,3 ± 5,5 nhân viên. Cử nhân Điều dưỡng (CNĐD) là nhân lực nhiều nhất tại các khoa dinh dưỡng bệnh viện hiện nay với số trung bình là 2,0 ± 2,4, tiếp đến là bác sĩ đa khoa 1,9 ± 1,7. Nhu cầu tuyển dụng Cử nhân Dinh dưỡng trong bệnh viện cao gấp đôi so với các đơn vị ngoài bệnh viện. Nhu cầu năng lực cử nhân dinh dưỡng tập trung vào năng lực tư vấn dinh dưỡng, truyền thông...

  • Article


  • Authors: Đỗ Tất Thành; Thạch Minh Trang; Đặng Đức Huấn (2021)

  • Nghiên cứu mô tả thực trạng nuôi dưỡng 30 bệnh nhân sau phẫu thuật cắt - tạo hình ung thư thực quản tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và khoa Phẫu thuật Tiêu hoá, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019. Kết quả cho thấy: Sau phẫu thuật, bệnh nhân được nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn trong 3 ngày đầu, nuôi dưỡng tiêu hoá bổ sung qua sonde mũi - dạ dày cho bệnh nhân đầu tiên từ ngày thứ 4 rồi số lượng tăng dần qua những ngày tiếp theo. Không có bệnh nhân nào có thể ăn đường miệng trong 7 ngày theo dõi. Tổng năng lượng cung cấp cho bệnh nhân tăng dần và đạt cao nhất vào ngày thứ 7. Tỷ lệ bệnh nhân đạt nhu cầu khuyến nghị cũng cao nhất vào ngày này với 10%.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Hương Lan; Đỗ Thị Mai Phương; Nguyễn Thị Khánh Huyền (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 232 người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn với mục tiêu mô tả tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần ăn. Kết quả cho thấy chỉ số BMI trung bình 22,3 ± 3,1 kg/m2, tỷ lệ người bệnh gầy là 8,6%, thừa cân béo phì là 19,4%, tỷ lệ nữ có chu vi vòng eo cao (63,9%) cao hơn ở nam, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ người bệnh có tỷ số VE/VM cao là 95,3%. Năng lượng trung bình của nam là 1894,7 ± 811,4 kcal/ngày và của nữ là 1461 ± 477,6 kcal/ngày. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng Protein: Lipid: Glucid tương ứng của nam và nữ lần lượt là 18,8: 27,3: 53,6 và 17,5: 25,1: 56,6 khá cân đối với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. Canxi còn thiếu so với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người trưởng thành năm 2016

  • Article


  • Authors: Cáp Minh Đức; Phạm Thị Như Quỳnh; Nguyễn Thị Thắm (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 88 bệnh nhân suy thận chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 05 năm 2021 nhằm đánh giá khẩu phần ăn của bệnh nhân. Sử dụng phương pháp hỏi ghi 24 giờ để điều tra khẩu phần ăn. Kết quả cho thấy, năng lượng khẩu phần ăn trung bình là 1470,54 ± 238,2 kcal/ngày; lượng protein, lipid, carbohydrate trong khẩu phần lần lượt là 78,34 ± 14,77 g/ngày, 40,62 ± 15,01 g/ngày, 199,63 ± 43,82 g/ngày. Lượng protein, lipid đạt so với nhu cầu khuyến nghị, năng lượng đạt 87,99%, carbohydrate đạt 88,45% nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ % các chất sinh năng lượng protein:lipid:carbohydrate = 21,64: 24,61: 53,75; tỷ lệ Ca/P 0,67; hàm lượng vitamin B2/1000kcal 0,54 mg không cân đối so với nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ Prote...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Mai; Nguyễn Thái Minh; Dương Quốc Bảo; Nguyễn Thị Mai Hương (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh xơ gan ngoại trú được quản lý tại bệnh viện đa khoa Đống Đa năm 2021. 62 đối tượng được cân đo nhân trắc và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá bằng chỉ số khối cơ thể (BMI), đánh giá tổng thể chủ quan (SGA) và định lượng Albumin huyết thanh. Theo BMI, tỷ lệ thừa cân là 16,1%, không có người bệnh béo phì và tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 9,7%. Theo SGA, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) mức độ nhẹ chiếm 29,1%, không có ai có nguy cơ SDD mức nặng. Theo định lượng Albumin huyết thanh, tỷ lệ người bệnh SDD là 6,5%. Tỷ lệ SDD ở người bệnh xơ gan tương đối cao theo SGA, người bệnh xơ gan cần được đánh giá nguy cơ dinh dưỡng bằng công cụ SGA và tư ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Hậu; Nguyễn Thụy Minh Thư; Nguyễn Hoàng Nhựt Hoa; Lê Thị Kha Nguyên (2021)

  • Trên thế giới có khoảng 50 triệu người bị động kinh, 30% động kinh bị kháng thuốc. Chế độ ăn sinh ceton có hiệu quả trên một số hội chứng động kinh, đặc biệt là các hội chứng động kinh kháng thuốc ở trẻ em. Xây dựng thực đơn sinh ceton tại Việt nam còn mới và nhiều thử thách. 31 bệnh nhi động kinh kháng thuốc có chỉ định áp dụng thực đơn sinh ceton điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 9/2019 đến 7/2020, sử dụng các nguồn thực phẩm sẵn có tại Việt nam. Các bệnh nhân được bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, điều chỉnh các tác dụng phụ đi kèm. Áp dụng được cho 93,5% bệnh nhân (29/31). Tỷ lệ dung nạp là 75,86% (1 tháng), 65,52% (2 tháng) và 62,07% (3 tháng). 37,9% bệnh nhân giảm hơn 50% cơn động kinh sau 3 tháng. Tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ là 44,8%, mức độ nhẹ, kh...

  • Article


  • Authors: Đỗ Thị Đài Trang; Nguyễn Văn Lâm; Dương Thị Hồng Vân (2021)

  • Mycoplasma pneumoniae (M. pneumoniae) là vi khuẩn không điển hình thường gây nhiễm trùng đường hô hấp, một số trường hợp có tổn thương ngoài phổi. Phát ban và viêm niêm mạc do M. pneumoniae (Mycoplasma pneumoniae induced rash and mucositis - MIRM) cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý tương tự như hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc và hồng ban đa dạng. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhi nam 4 tuổi vào viện vì sốt, ho, phát ban và loét miệng. Bệnh nhân nghi ngờ mắc MIRM nên trong thời gian chờ đợi kết quả khẳng định nhiễm M. pneumoniae được điều trị bằng Azithromycin và corticosteroid. Sau 2 ngày, bệnh nhân có biểu hiện MRIM nặng và kháng macrolid nên được chuyển sang Levofloxacin tiêm tĩnh mạch và corticosteroid. Bệnh nhân đáp ứng tốt ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thắm; Đào Thị Thu Thủy; Cáp Minh Đức (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 59 bếp ăn tập thể tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Dương từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020 nhằm mô tả thực trạng điều kiện vệ sinh tại các bếp ăn tập thể. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bếp ăn đạt các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từ 71,2% - 100%, có 21 bếp ăn đạt cả 11 tiêu chí (chiếm 35,6%); 45,7% bếp ăn đạt yêu cầu về thủ tục hành chính; 72,9% bếp ăn đạt tiêu chí dụng cụ chế biến và phân phối thức ăn; tỷ lệ các bếp ăn đạt tiêu chí lưu mẫu thực phẩm là 89,8%. Tỷ lệ bếp ăn đạt điều kiện chung về vệ sinh an toàn thực phẩm là 25,4%. Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để các bếp ăn đảm bảo điều kiện vệ sinh trong quá trình hoạt động