Search

Search Results

Results 261-270 of 370 (Search time: 0.04 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thùy Linh; Phạm Thị Tuyết Chinh; Nguyễn Thị Minh Tâm (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trên 40 người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho kết quả: sức mạnh cơ trung bình của đối tượng nghiên cứu là: 20,7 ± 7,9 kg. Tỷ lệ có nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA cao, chiếm 60%, tỷ lệ giảm sức mạnh cơ là 75%. Người bệnh cao tuổi, xơ gan do virus, xơ gan mất bù, khẩu phần ăn không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và protein có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn so với nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng, giúp phát hiện sớm những vấn đề dinh dưỡng của người bệnh để có kế hoạch can thiệp dinh dưỡng sớm góp phần tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh xơ gan.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Hậu; Nguyễn Hoàng Thanh Uyên; Nguyễn Hoàng Thanh Uyên; Mai Quang Huỳnh Mai (2021)

  • Giãn mạch bạch huyết ruột là một bệnh lý hiếm gặp nhưng là bất thường chính của hệ bạch huyết gây ra hội chứng ruột mất đạm. Chúng tôi trình bày 6 trường hợp được chẩn đoán xác định bệnh giãn mạch bạch huyết ruột tiên phát bằng phương pháp nội soi tiêu hoá, sinh thiết ruột, và đáp ứng tốt với điều trị thử. Biểu hiện lâm sàng bắt đầu ở tuổi nhũ nhi, các trẻ đến bệnh viện vì triệu chứng tiêu chảy và phù toàn thân, albumin máu giảm thấp. Chúng tôi tiến hành tiếp cận từng bước từ triệu chứng tiêu chảy kéo dài có albumin máu giảm thấp để tìm ra chẩn đoán xác định. Sau khi có chẩn đoán, bệnh nhân được điều trị bằng biện pháp điều chỉnh chế độ ăn loại bỏ LCT, bổ sung MCT và có thể dùng sandostatin với liều dao động từ 4 - 15 µg/kg/ngày. Cả 6 trường hợp đều cải thiện về mặt lâ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Ngọc Trinh; Phạm Thị Lan Anh; Tăng Kim Hồng (2021)

  • Can thiệp dựa vào bạn đồng trang lứa là hướng đi mới nhiều hứa hẹn nhằm phòng ngừa béo phì cho trẻ vị thành niên. Nghiên cứu này nhằm so sánh sự thay đổi về chế độ ăn uống và thời gian hoạt động thể lực, tĩnh tại giữa 2 nhóm học sinh nhóm can thiệp và nhóm chứng sau 6 tháng can thiệp. Đối tượng là học sinh lớp 6 các trường cấp 2, thành phố Hồ Chí Minh (4 trường chứng - 4 trường can thiệp), 84 học sinh/trường. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2020. Phân tích Mixed Effect Model được dùng để so sánh sự thay đổi về chế độ ăn uống và thời gian hoạt động thể lực, tĩnh tại trước - sau can thiệp ở mỗi nhóm và so sánh sự thay đổi giữa 2 nhóm chứng và can thiệp, có hiệu chỉnh với giới tính, tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI) lúc ban đầu, và cụm trường. Chương trình c...

  • Article


  • Authors: Vũ Ngọc Tú; Phùng Duy Hồng Sơn; Nguyễn Hữu Ước (2021)

  • Khác với vết thương tim, chấn thương tim có thể lâm sàng rất đa dạng. Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng qui trình xử trí chấn thương tim dựa vào các thể lâm sàng phù hợp với điều kiện thực hành tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện với 34 bệnh nhân, có độ tuổi trung bình là 40,5. Nguyên nhân chính của chấn thương tim là tai nạn giao thông (20/34 trường hợp). Các thể lâm sàng theo mức độ chèn ép tim là: tối cấp: 3, cấp: 10, bán cấp: 13, không chèn ép: 8. Có 58,8% có chấn thương ngực, 41,2% có gãy xương ức kèm theo. Tất cả các bệnh nhân thể tối cấp và đa số thể cấp được phẫu thuật với đường mở xương ức rộng rãi và các bệnh nhân đều cho kết quả tốt khi ra viện. Đa phần thể bán cấp (11/13 trường hợp) được dẫn lưu Marfan và thể không chèn ép tim được điều trị bảo tổ...

  • Article


  • Authors: Đỗ Thị Đài Trang; Nguyễn Sỹ Đức; Nguyễn Văn Lâm; Phạm Gia Hân (2021)

  • Sốt không rõ nguyên nhân (Fever of unknown orgin - FUO) ở trẻ em thường gây ra bởi các bệnh truyền nhiễm. Angiostrongylus cantonesis là căn nguyên chính gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan ở người, hiếm khi gây ra FUO. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân 17 tháng tuổi với biểu hiện FUO, không có triệu chứng bất thường khác, bạch cầu ưa acid máu ngoại vi tăng cao (32%). Chúng tôi chọc dịch não tủy để tìm nguyên nhân FUO, kết quả có > 2000 bạch cầu/μL (32% bạch cầu ưa acid), phản ứng elisa huyết thanh và elisa dịch não tủy dương tính với Angiostrongylus cantonesis. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do Angiostrongylus cantonesis và đáp ứng tốt với điều trị. Kết luận: Ở trẻ nhỏ, triệu chứng nhiễm giun sán có thể không điển hình. Khi tr...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thắm; Đào Thị Thu Thủy; Cáp Minh Đức (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 231 người chế biến thực phẩm làm việc tại 59 bếp ăn tập thể các trường mầm non thành phố Hải Dương, từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020 nhằm mô tả thực trạng kiến thức, thực hành của người chế biến về an toàn thực phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người chế biến có kiến thức chung đạt là 88,7%, không đạt là 11,3%; tỷ lệ người chế biến có kiến thức không đạt ở trường tư thục cao hơn trường công lập (22,2% so với 6,3%) (OR=4,26; 95%CI: 1,82-9,94). 75,3% người chế biến có thực hành chung đạt, 24,7% có thực hành không đạt; tỷ lệ người chế biến có thực hành không đạt ở trường tư thục cao hơn trường công lập (47,2% so với 14,5%) (OR: 5,29; 95% CI: 2,79- 10,0). Cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao kiến thức, thực ...

  • Article


  • Authors: Trịnh Thị Ngọc Huyền; Nguyễn Trọng Hưng; Nguyễn Huy Bình (2021)

  • Nghiên cứu cắt ngang trên 255 người bệnh đái tháo đường type 2 từ 20 - 70 tuổi điều trị tại Khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng bình thường theo BMI là 62,0%; thừa cân, béo phì (TC, BP) là 33,3%; thiếu năng lượng trường diễn là 4,7%. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân, béo phì có ý nghĩa thống kê (p < 0,05): nhóm tập thể dục không đạt so với khuyến nghị có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2,46 (95%CI: 1,4 - 4,2) lần so với nhóm tập thể dục đạt; nhóm có tốc độ ăn chậm có nguy cơ bị thừa cân, béo phì chỉ bằng 0,12 (95%CI: 0,2 - 0,9) lần so với nhóm ăn nhanh; nhóm có mức độ ăn hơi đói có nguy cơ thừa cân, béo phì chỉ bằng 0,32 (95%CI: 0,1 - 0,7) lần so với nhóm có mức độ ăn no; Khẩu phần ...

  • Article


  • Authors: Hoàng Thị Hằng; Lương Quốc Hải; Trần Văn Phương; Nguyễn Trọng Hưng (2021)

  • Khẩu phần ăn cung cấp không đủ nhu cầu khuyến nghị (NCKN) và chế độ ăn kiêng iod nghiêm ngặt gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng của người bệnh ung thư tuyến giáp (UTTG). Nghiên cứu khẩu phần ăn giúp đánh giá và can thiệp dinh dưỡng kịp thời giúp tăng hiệu quả điều trị. Tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang khẩu phần ăn trên 203 người bệnh ung thư tuyến giáp đã phẫu thuật, chuẩn bị điều trị I-131 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả: năng lượng trung bình trong khẩu phần ăn là 1264 ± 406 kcal/ ngày, tỉ lệ các chất sinh năng lượng P:L:G lần lượt là 16,9: 13,6: 69,6%. Tỉ lệ đáp ứng nhu cầu khuyến nghị của năng lượng, glucid, protein lần lượt là 13,3%, 24,1% và 6,4%. Hầu hết các vitamin và khoáng chất đều không cung cấp đủ nhu cầu khuyến nghị. Thời gian thực hiện chế độ ăn ...

  • Article


  • Authors: Phạm Minh Tuấn; Trần Văn Đông (2021)

  • Nhằm đo đạc các đặc điểm hình thái của động mạch chủ bụng và các yếu tố nguy cơ gây thay đổi kích thước của động mạch chủ bụng sau can thiệp đặt stent graft. Từ tháng 1 - 2018 đến 9 - 2019, 46 bệnh nhân được can thiệp đặt stent graft động mạch chủ bụng, được tiến hành đo đạc các kích thước động mạch chủ theo quy trình. Các bệnh nhân được theo dõi sau 1 năm can thiệp, các biến cố được ghi nhận đầy đủ theo hồ sơ nghiên cứu. Bệnh nhân thường gặp nhất là 60 – 80 tuổi (65,2%), chiều dài cổ trung bình là 33,9 ± 11 mm, đường kính cổ (ngang mức động mạch thận thấp hơn) là 21,2 ± 0,3 mm, đường kính cổ (dưới động mạch thận thấp hơn 10 mm) là 21,1 ± 0,4 mm. Gập góc tại cổ khối phình là 23,0 ± 13,9 mm. Chiều dài khối phình trung bình là 94,2 ± 13 mm, đường kính khối phình tối đa đ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ngọc Thu; Phan Thị Bích Hạnh; Nguyễn Thành Tiến (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người ăn chay tại Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 64 đối tượng đã thực hiện chế độ ăn chay tối thiểu một tháng, độ tuổi từ 20 đến 69, trong thời gian từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Kết quả cho thấy có 7,8% đối tượng có tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (BMI - chỉ số khối cơ thể < 18,5), 20,3% có tình trạng thừa cân/béo phì (BMI ≥ 23). Tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở nữ cao hơn ở nam (8,9% so với 5,3%), tỉ lệ thừa cân/béo phì ở nam cao hơn ở nữ (47,4% so với 8,9%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ thừa cân/béo phì cao hơn so với nữ giới (OR=9,2, p < 0,05) và có mối tương quan thuận ...