Search

Search Results

Results 211-220 of 370 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Ngô Văn Toàn; Lê Vũ Thuý Hương; Trần Thị Thoa; Nguyễn Thị Khánh Linh (2021)

  • Nghiên cứu cắt ngang tiến hành năm 2019 tại năm bệnh viện tại thành phố Đà Nẵng nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi các giá trị nhiệt độ với số người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nhập viện điều trị nội trú. Diễn biến nhiệt năm 2019, nhiệt độ tăng dần từ tháng 1 đến tháng 6, tháng 7 và sau đó giảm dần đến tháng 12. Nhiệt độ cao nhất ở tháng 6,7 và 8. Nhiệt độ thấp nhất ở tháng 12 và tháng 1. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra khi nhiệt độ chênh lệch tăng 1o C, nguy cơ nhập viện điều trị nội trú do COPD của người cao tuổi tăng 4% (95%CI: 0,08% - 8,1%). Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự tăng nhiệt độ trung bình ngày, nhiệt độ tối đa và nhiệt độ tối thiểu với số người bệnh cao tuổi mắc COPD điều t...

  • Article


  • Authors: Trần Quỳnh Anh; Nguyễn Thị Phương Oanh; Lê Vũ Thúy Hương (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang với hai mục tiêu (1) mô tả kiến thức về cơ hội rửa tay với xà phòng và một số yếu tố liên quan; và (2) khảo sát điều kiện rửa tay của người dân tại 5 tỉnh: Sơn La, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai và Ninh Thuận năm 2020. Có 1000 đối tượng đại diện cho hộ gia đình tham gia khảo sát bằng bộ câu hỏi và bảng kiểm được sử dụng để quan sát thời điểm rửa tay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời điểm rửa tay người dân biết đến là sau khi đi vệ sinh/sử dụng nhà tiêu (69,5%), trước khi ăn (47,5%) và sau khi đi làm đồng về (32,5%). Khảo sát nơi rửa tay tại hộ gia đình, hầu hết đều có nước (96,8%) hoặc có cả nước và xà phòng (89,4%). Các yếu tố liên quan đến kiến thức về cơ hội vệ sinh tay với xà phòng gồm dân tộc khác có kiến thức tốt hơn so với dân tộc Kin...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo; Lê Thị Hương; Tạ Thị Kim Nhung; Phạm Thị Quân;  Advisor: Nguyễn Thị Vinh (2021)

  • Bụi phổi silic là bệnh tiến triển không hồi phục kể cả khi người mắc đã ra khỏi môi trường lao động có bụi silic và hậu quả là suy giảm chức năng hô hấp. Nghiên cứu mô tả hồi cứu số liệu từ bệnh án của 86 bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020, cho thấy các bệnh nhân này có đặc điểm: 98% là nam giới; lao động khai thác vàng chiếm 33,7%, khai thác đá chiếm 25,5%). Mức độ mắc bệnh chỉ có nốt mờ nhỏ là 36,0%, tỷ lệ có đám mờ lớn loại C là 14,0%. Có 2,9% đồng nhiễm lao, 11,7% đồng nhiễm các vi khuẩn khác. Các triệu chứng cơ năng và thực thể thường gặp nhất: khó thở là 98,8%; ran nổ là 75,6%, ran ẩm là 73,3%. 60,5% rối loạn chức năng hô hấp trong đó trên 80% là rối loạn chức năng hô hấp kiểu hạn chế và hỗn hợp. ...

  • Article


  • Authors: Vũ Thị Huệ; Tống Thị Thảo; Nguyễn Hữu Thắng (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả thái độ an toàn của nhân viên y tế đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi về thái độ an toàn (Safety Attitudes Questionnaire) được dịch sang tiếng Việt và được kiểm định độ tin cậy bởi Nguyễn Thị Huyền Trâm (Cronbach's alpha = 0,89). Kết quả cho thấy điểm thái độ an toàn của nhân viên y tế theo thang điểm 100 là 69,56 ± 8,91 (ở mức trung bình), khía cạnh sự hài lòng về công việc đạt điểm cao nhất (78,25 ± 14,67), tiếp theo là điều kiện công việc (72,51 ± 14,69), công tác quản lý bệnh viện (71,56 ± 11,72), môi trường làm việc nhóm (69,72 ± 11,53), môi trường an toàn (67,08 ± 9,63), thấp nhất là áp lực công việc (58,18 ± 14,67). Tỷ lệ nhân viên y tế có thái độ an toàn tích cực ch...

  • Article


  • Authors: Trần Thị Nga; Hà Thị Bích Liên (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn 69 nhân viên y tế trực tiếp làm công tác chuyên môn tại 5 khoa lâm sàng nhằm mô tả kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế Bệnh viện Y Dược cổ truyền Sơn La năm 2020. Kết quả cho thấy, kiến thức đúng về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Sơn La gần 80%. Tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức đúng chưa cao ở một số nội dung như các biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn bệnh viện (65,2%), vị trí lưu giữ phương tiện phòng hộ (66,7%), thực hành trong phòng ngừa chuẩn (76,8%) và nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn (73,9%). Bệnh viện cần tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

  • Article


  • Authors: Chu Văn Thăng; Lê Thị Hoàn; Lê Vũ Thuý Hương (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành năm 2018 tại 3 bệnh viện tại Hà Nội gồm bệnh viện Đa khoa Đức Giang, bệnh viện Đa khoa Thường Tín và bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đại diện cho bệnh viện hạng I, hạng II và bệnh viện tư nhân. Nghiên cứu nhằm mô tả và so sánh kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế của cán bộ y tế theo thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT. Có 375 cán bộ y tế đã trả lời phiếu phỏng vấn tự điền về các kiến thức liên quan đến phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế. Trong đó bệnh viện Đa khoa Đức Giang đạt tỷ lệ cao nhất về kiến thức chung (91,5%) và sau đó là bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Bệnh viện Đa khoa Thường Tín có tỷ lệ nhân viên đạt yêu cầu về kiến thức là thấp nhất trong 03 bệnh viện. Tuy nhiên...

  • Article


  • Authors: Phùng Thanh Hùng; Nguyễn Thị Hoài Thu; Đồng Thị Thuận (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tại 4 khoa lâm sàng với 2 mục tiêu: 1/ xác định nhu cầu nhân lực điều dưỡng và 2/ phân tích một số thuận lợi khó khăn khi áp dụng phương pháp WISN. Nghiên cứu kết hợp phương pháp định lượng và định tính, rà soát số liệu thứ cấp. Đối tượng nghiên cứu là 53 điều dưỡng tại 4 khoa. Kết quả cho thấy, về nhu cầu nhân lực, có 2 trên 4 khoa số lượng nhân lực thực tế vượt quá nhu cầu theo WISN từ 1 - 2 điều dưỡng, 1 khoa thiếu 2 điều dưỡng. Những thuận lợi khi áp dụng WISN là được lãnh đạo và nhân viên bệnh viện quan tâm ủng hộ, hệ thống thông tin tốt cung cấp số liệu sẵn có và nhân viên được giới thiệu tập huấn WISN. Một số khó khăn liên quan tới tính chính xác trong liệt kê công việc và thời gian hoạt động chuẩn, một số loại dữ liệu chưa s...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Hà; Lê Thị Thu Loan; Tống Thị Thảo (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 217 hồ sơ bệnh án nội khoa nội trú tại Bệnh viện Phổi tỉnh Sơn La từ tháng 1/2020 đến 8/2020 nhằm mục tiêu mô tả thực trạng ghi chép hồ sơ bệnh án nội trú. Kết quả cho thấy có 97,7% hồ sơ bệnh án hoàn thiện đạt yêu cầu, trong đó phần tổng kết bệnh án hoàn thiện thấp nhất (79,3%). Khi đánh giá từng tiểu mục, chỉ 59,9% có đầy đủ thông tin nghề nghiệp của bệnh nhân, 71,9% không viết tắt trong phần hành chính; tiểu mục chẩn đoán bệnh chính chỉ đạt 63,1%; chiếm 1/3 (24,9%) số hồ sơ bệnh án không có thông tin tình trạng người bệnh ra viện. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, cần ưu tiên giám sát tập trung vào những thiếu sót này trong ghi chép hồ sơ bệnh án để tăng cường hơn nữa chất lượng ghi chép hồ sơ bệnh án trong thời gian tới<...

  • Article


  • Authors: Khương Văn Duy; Nguyễn Thị Quỳnh; Nguyễn Thanh Thảo; Phan Mai Hương (2021)

  • Nghiên cứu được tiến hành tại xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội nhằm mô tả thực trạng sức khỏe người lao động làm nghề mộc năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang áp dụng phỏng vấn trực tiếp 80 người lao động kết hợp với khám sức khỏe đầy đủ cho người lao động theo quy định của Bộ Y tế. Kết quả cho thấy tỷ lệ người lao động tại làng nghề mộc có sức khỏe tốt là 81,1%, loại trung bình là 8,8% và loại kém và rất kém là 1,8%. Tỷ lệ người lao động mắc các bệnh về mắt chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 67,5%, tiếp đến là nhóm bệnh thần kinh chiếm 55% và sau đó là các bệnh về tai mũi họng chiếm 36,3%. Các nhóm bệnh về đường tiêu hóa và cơ xương khớp chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 18,8% và 25%. Tình trạng sức khỏe người lao động tại làng mộc chủ yếu đạt loại tốt. Cần phục hồi sức khỏe...

  • Article


  • Authors: Khương Văn Duy; Lê Thị Thanh Xuân;  Advisor: Nguyễn Ngọc Anh (2021)

  • Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương nhằm mô tả các rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được áp dụng trên 86 người bệnh bằng phỏng vấn trực tiếp và phân tích hô hấp ký từ bệnh án của đối tượng nghiên cứu. Kết quả cho thấy 23,3% đối tượng nghiên cứu có rối loạn thông khí hạn chế, 23,3% có rối loạn thông khí tắc nghẽn và 12,7% có rối loạn thông khí hỗn hợp. Trong số đối tượng có hội chứng hạn chế, hơn một nửa là ở mức độ nhẹ (60,0%), rối loạn thông khí hạn chế mức độ nặng chiếm 30,0% và rối loạn thông khí mức độ vừa chiếm 10,0%. Trong số đối tượng có hội chứng tắc nghẽn 45% là mức độ nặng trở lên, rối loạn thông khí tắc nghẽn mức độ vừa cũng chiếm 45% và mức độ nhẹ chỉ chiếm 1...