Search

Search Results

Results 141-150 of 370 (Search time: 0.007 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn Công Thành; Phạm Minh Thúy; Nguyễn Thị Hương Lan; Nguyễn Huy Bình; Nguyễn Thu Hà (2021)

  • Nghiên cứu này nhằm khảo sát tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh suy thận mạn điều trị nội trú chưa lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Thiết kế mô tả cắt ngang trên 138 người bệnh và kết hợp phỏng vấn sâu có chủ đích 02 bác sỹ, 08 người bệnh. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn đánh giá theo phương pháp SGA ở nhóm đối tượng này là 76,1%, kết quả này là khá cao và cao hơn nhiều so với đánh giá bằng các phương pháp chỉ số khối cơ thể (tỷ lệ suy dinh dưỡng 34,0%) và theo chỉ số xét nghiệm Albumin huyết thanh (tỷ lệ suy dinh dưỡng 48,6%). Những người bệnh trên 60 tuổi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao gấp 3,29 lần những người dưới 60 tuổi.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Đăng Vững; Phạm Thị Thu Trang; Trần Đức Minh; Lương Ngọc Trương (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 420 học sinh trường trung học cơ sở để mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh tay của học sinh trường trung học cơ sở và phân tích một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 41% học sinh có kiến thức đúng về vệ sinh tay. Học sinh có thái độ đạt về vệ sinh tay, vệ sinh tay bằng xà phòng là 70,2%. Học sinh có thực hành đúng về vệ sinh tay ở các thời điểm cần thiết ở nhà là 62,8% ở trường là 41,7%. Tỷ lệ học sinh thực hành vệ sinh tay bằng xà phòng ở nhà và ở trường còn ở mức trung bình là 53,6% và 35,2%. Những yếu tố liên quan như khối lớp hay yếu tố về việc sử dụng điện thoại và máy tính cá nhân có mối liên quan đồng biến có ý nghĩa thống kê với kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh tay của học sinh

  • Article


  • Authors: Nguyễn Xuân Phương; Trịnh Bảo Ngọc (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 400 học sinh lớp 4, 5 tại hai trường tiểu học (Võ Thị Sáu và Ngô Sỹ Liên) tại thành phố Bắc Giang, năm 2020 nhằm mục đích mô tả thực trạng thừa cân, béo phì và thói quen ăn uống của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ số BMI trung bình của trẻ là 17,4 ± 2,0 kg/m2, tỷ lệ trẻ bị thừa cân, béo phì là 18,0%. Có 61,3% trẻ có ăn bán trú tại trường; 91,5% trẻ ăn sáng đủ 7 ngày/ tuần; có 85,3% trẻ ăn bữa phụ; 34,3% trẻ có ăn bánh kẹo sau 9h tối; 94% trẻ có uống nước ngọt; 75,8% trẻ ăn thức ăn nhanh và chỉ có 23,2% trẻ ăn rau và trái cây hàng ngày. Nguy cơ thừa cân, béo phì tăng gấp 17,9 lần (95%CI: 7,9 - 40,4) ở trẻ ăn bánh kẹo sau 9h tối, gấp 3,6 lần (95%CI: 1,6 - 8,2) ở trẻ có uống nước ngọt, tăng gấp 14,8 lần (95%CI: 5,8 - 47,...