Browsing by Author Phạm Bích Diệp

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 7 of 7
  • BB.0000235.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Phạm Thị Thanh Hà; Phạm Bích Diệp (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 438 sinh viên từ năm nhất đến năm sáu của trường Đại học Y Hà Nội để mô tả hành vi giảm sử dụng muối và một số yếu tố liên quan. Tỷ lệ sinh viên hiện đang thực hành giảm sử dụng muối là 30,6% (23,6% nam và 32,7% nữ). Tỷ lệ sinh viên thực hành các biện pháp giảm sử dụng muối trong 12 tháng qua từ 50,7% đến 94,1%. Sinh viên biết khuyến nghị lượng muối tiêu thụ của WHO có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 1,6 lần sinh viên không biết; sinh viên nghĩ bản thân cần giảm sử dụng muối có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 4,4 lần sinh viên không nghĩ đến; sinh viên nghĩ cần thiết phải giảm muối có khả năng thực hành giảm muối cao gấp 2,5 lần sinh viê...

  • BB.0000599.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Phạm Bích Diệp; Kim Bảo Giang; Nguyễn Thị Hải Vân (2021)

  • Mô tả kiến thức và thái độ về một số quy định cấm trong luật phòng chống tác hại của rượu bia và kênh tiếp cận thông tin về Luật của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội năm 2020. Phương pháp mô tả cắt ngang trên 459 sinh viên. 89,5% sinh viên biết có Luật. Tỷ lệ sinh viên biết về một số quy định cấm trong Luật từ 0,7% đến 89,3% tuỳ từng quy định. Kênh sinh viên tiếp cận thông tin về Luật phổ biến nhất là thông tin đại chúng (77,6%) và Internet (67,8%). Tỷ lệ sinh viên có thái độ đồng ý với các quy định cấm trong Luật từ 50,5% đến 93%. Sinh viên tiếp cận thông tin kịp thời về Luật phòng, chống tác hại của rượu bia nhưng chưa được cụ thể. Cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về ...

  • BB.0000567.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Lê Thị Ngân; Phạm Bích Diệp (2021)

  • Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu ứng dụng mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) để phân tích mối liên quan giữa thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên (SV) trường Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN) năm học 2020 – 2021. Cỡ mẫu 315 SV năm 1, năm 3, năm 6 ngành Bác sĩ y học dự phòng và Cử nhân dinh dưỡng. SV có ý định sử dụng đồ ăn nhanh trong 2 tháng tới. Các yếu tố thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi giải thích được 10,5% ý định sử dụng đồ ăn nhanh. Trong các yếu tố của mô hình TPB, chỉ có thái độ có ảnh hưởng đến ý định sử dụng đồ ăn nhanh (β = 0,32 (p < 0,05)). Cần thực hiện truyền thông, sinh h...

  • BB.0000180.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Kim Bảo Giang; Cao Thị Lê; Phạm Bích Diệp (2020)

  • Nghiên cứu nhằm mô tả nhận thức và một số yếu tố liên quan đến nhận thức của sinh viên trường đại học Y Hà Nội về bệnh do vi rút Zika gây nên dựa trên mô hình Niềm tin sức khoẻ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn 447 sinh viên hệ bác sĩ năm thứ nhất, năm thứ ba và năm thứ năm. Kết quả cho thấy 82,1% sinh viên nhận thức nguy cơ nhiễm bệnh khi vào vùng dịch; 85,7 % trả lời đúng nguy cơ với trẻ sơ sinh và thai nhi khi mẹ bị nhiễm vi rút Zika; 72% sinh viên biết ≥ 2 dấu hiệu lâm sàng, 54% sinh viên trả lời đúng ≥ 2 đường lây truyền. Chỉ có 34% sinh viên biết nguy cơ tử vong. Sinh viên nhận thức tốt nhất ở phần lợi ích dự phòng, về nguy cơ mắc và mức độ trầm trọng của bệnh. Sinh viên nh...

  • BB.0000598.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Phạm Bích Diệp; Phạm Thu Hà (2021)

  • Mục tiêu là ứng dụng lý thuyết hành vi được lập kế hoạch để phân tích mối liên quan giữa thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định uống rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, 2019. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 421 sinh viên. Ba nhân tố “thái độ về lợi ích”, “chuẩn chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi” về uống rượu bia có liên quan tích cực và giải thích được 46,8% ý định uống rượu bia trong 3 tháng tới. “Chuẩn chủ quan về uống rượu bia” có liên quan mạnh nhất và thái độ về lợi ích có liên quan yếu nhất. Nhà trường cần tổ chức các chương trình truyền thông để lan toả văn hoá không uống rượu bia trong sinh viên và không khuyến khí...

  • BB.0000018.PDF.jpg
  • Article


  • Authors: Trần Thị Phượng; Phạm Bích Diệp (2019)

  • Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 151 người được chọn mẫu thuận tiện. Kết quả phân tích cho thấy ba nhân tố là “thái độ về lợi ích”, “chuẩn chủ quan từ phía bạn bè” và “nhận thức kiểm soát hành vi” về sử dụng thuốc lá điện tử có liên quan tích cực đến ý định sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó “nhận thức kiểm soát hành vi về sử dụng thuốc lá điện tử” có liên quan mạnh nhất. Các chương trình truyền thông cần tác động vào đối tượng để họ nhận ra được tác hại của thuốc lá điện tử đồng thời đưa ra các chính sách phù hợp nhằm hạn chế quảng cáo và kinh doanh thuốc lá điện tử