Search

Search Results

Results 41-50 of 66 (Search time: 0.011 seconds).
Item hits:
  • -


  • Authors: Ths. Trần Tuấn Toàn (2015)

  • Trong giải pháp chữ ký số, hạ tầng cơ sở khóa công khai (Public Key Infrastructure – PKI) là hệ thống vừa mang tính tiêu chuẩn, vừa mang tính công nghệ cho phép người dùng trong một mạng công cộng không bảo mật (như Internet), có thể trao đổi thông tin một cách an toàn thông qua việc sử dụng một cặp khóa bí mật và công khai được chứng nhận bởi một nhà cung cấp chứng nhận số CA được tín nhiệm. Theo X.509 PKIX15 định nghĩa, một PKI là một tập các phần cứng, phần mềm, con người và các thủ tục cần thiết để tạo, lưu trữ, phân phối, thu hồi khóa/chứng nhận dựa trên mã hóa bất đối xứng.

  • -


  • Authors: GS.TS Nguyễn Văn Khang (2015)

  • Ngôn ngữ mạng có thể hiểu chung là ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp trên mạng. Một cách cụ thể hơn, ngôn ngữ mạng là ngôn ngữ được cư dân mạng sử dụng để thích ứng với nhu cầu giao tiếp trên mạng. Ngôn ngữ mạng có thể coi là một biến thể xã hội của một ngôn ngữ cụ thể, chẳng hạn, ngôn ngữ mạng tiếng Việt, ngôn ngữ mạng tiếng Anh, ngôn ngữ mạng tiếng Hán, v.v. Đây là biến thể ngôn ngữ của cư dân mạng được sử dụng trên không gian ảo, được sản sinh và xuất hiện cùng với cư dân mạng. Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ sử dụng trên mạng bao gồm ngôn ngữ trong các thông tin trên mạng, ngôn ngữ trao đổi, giao lưu trên mạng như ngôn ngữ chat, ngôn ngữ trên blog, face book...

  • -


  • Authors: PGS.TS Nguyễn Văn Độ (2015)

  • Chấp nhận cách tiếp cận định hướng đối với dịch thuật, các nhà phiên dịch lựa chọn các chiến lược dịch của mình theo mục đích hay chức năng của văn bản dịch nhằm phục vụ cho độc giả tiếng đích. Bởi lẽ các mục đích giao tiếp đòi hỏi nhữngđiều kiện nhất định để hành chức, nhiệm vụ của người dịch sẽ là phân tích các điều kiện văn hoá của tiếng đích và quyết định liệu, và như thế nào, các mục đích của văn bản nguồn có thể có tác động phù hợp đến độc giả tiếng đích theo những đặc điểm cụ thể của dịch thuật. Nếu các điều kiện của văn hoá tiếng đích khác với các điều kiện của văn hoá các điều kiện của văn hoá tiếng nguồn, thông thường có hai sự chọn lựa cơ bản: hoặc dịch văn bản ởcách mà nó có thể được chấp nhậntrong các điều kiện văn hoá tiếng đích (= dịch công cụ - instrumental translati...

  • -


  • Authors: Ths. Lê Thị Tuyền (2015)

  • Trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ, một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu là phải chuẩn bị cho sinh viên những tình huống thực tiễn mà các em có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên tiếng Anh nào cũng mong muốn cung cấp cho sinh viên của mình những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để các em có thể sử dụng trong cuộc sống và công việc trong tương lai. Tuy nhiên ở các lớp học tiếng Anh truyền thống chủ yếu giáo viên giới thiệu kiến thức và sau đó cho sinh viên luyện tập ngữ pháp, từ vựng và phát âm. Mặc dù không cần phải bàn cãi rằng đây đều là những nội dung vô cùng quan trọng, thiếu những nội dung này, hiếm có sinh viên nào có thể tiến xa hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ, nhưng những lớp học này cũng cần cung cấp cho sinh viên những thông tin và trải nghiệm phức tạp hơn...

  • -


  • Authors: Ths. Chu Thu Thủy (2015)

  • Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét tác động của môi trường kiểm soát (MTKS) và đánh giá rủi ro (ĐGRR) chi phí sản xuất (CPSX) đến hiệu quả tài chính (HQTC) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý và kiến nghị đối với các nhà quản trị trong việc hoàn thiện MTKS CPSX và ĐGRR CPSX nhằm cải thiện và nâng cao HQTC. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 158 DNNVV trong các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, xây dựng và khai khoáng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng HQTC chịu tác động đáng kể bởi các nhân tố trong MTKS và ĐGRR CPSX.

  • -


  • Authors: NCS. Trần Thị Phương Thu (2015)

  • Rào đón là thành phần không thể thiếu trong giao tiếp; rào đón tạo nên sự lịch sự nhằm tránh xung đột giữa những người tham gia giao tiếp và có tác dụng tăng cường hiệu quả giao tiếp. Bài viết này khảo sát việc sử dụng các phương tiện rào đón trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh của nhóm sinh viên đang học các học phần tiếng Anh cuối cùng trong chương trình đào tạo tiếng Anh ở Đại học Thăng Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù nhóm sinh viên này tham gia vào các tình huống giao tiếp bằng tiếng Anh khá thường xuyên nhưng sự nhận thức cũng như khả năng sử dụng các phương tiện rào đón trong các phát ngôn còn hạn chế. Bài viết cũng chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy cách sử dụng các phương tiện rào đón cho sinh viên Đại học Thăng Long.

  • -


  • Authors: Ths. Ngô Khánh Huyền (2015)

  • Bài viết đo lường hội tụ năng suất của 773 doanh nghiệp trong ngành thực phẩm trên 63 tỉnh thành Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2012. Thông qua mô hình hội tụ không điều kiện, các tác giả đưa ra kết quả ước lượng của các doanh nghiệp được nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu là ước lượng tốc độ hội tụ và từ đó, đưa ra những khuyến nghị hợp lý cho các doanh nghiệp. Theo kết quả mô hình đưa ra, tốc độ hội tụ của các doanh nghiệp là 9,8%. Chu kỳ nửa đời là 10,6 năm. Nó có nghĩa là nếu tốc độ hội tụ là 9,8%, phải mất hơn 10 năm cho công ty nghiên cứu để bắt kịp với các công ty hiệu quả nhất

  • -


  • Authors: Ths. Nguyễn Thanh Huyền; Ths. Nguyễn Thu Hoài (2015)

  • Phương pháp định mức là phương pháp kế toán quản trị chi phí truyền thống, tuy nhiên, hiện nay nó vẫn được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Tổng quan nghiên cứu về phương pháp định mức được tác giả xem xét trên hai quan điểm ủng hộ và phê phán phương pháp này. Bài viết tập trung nghiên cứu về khái niệm, mục tiêu và nội dung triển khai phương pháp chi phí định mức trên khía cạnh kế toán quản trị chi phí. Tác giả để xuất sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố vào quá trình phân tích đánh giá chênh lệch chi phí cuối kỳ.

  • -


  • Authors: Ths. Trần Thị Thanh Hương (2015)

  • This paper presents basic theoretical background on typological markedness in linguistics, its application in linguistic research and attempts to investigate dummy subjects in Vietnamese and English basing on this theory. Since Trubetzkoy’s work (1939), markedness has been frequently used as a typological research approach all over the world. This theory is useful because it helps researchers find out typological features at different levels of markedness and identify linguistic universals as well as testing them. In terms of markedness, dummy subjects in Vietnamese are quite different from those in English. Dummy subjects, in general, are a highly marked linguistic phenomenon. Dummy subjects in Vietnamese are found to be more marked that those in English because they are not as “co...