Search

Search Results

Results 11-15 of 15 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo; Phạm Thị Quân (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi điều tra online trên 2157 đối tượng nhằm đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 lên công việc và cuộc sống của cán bộ y tế tại Hà Nội bằng phương pháp phân tích nhân tố. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đại dịch Covid 19 có ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống và công việc của nhân viên y tế trên địa bàn Hà Nội. Nhân viên y tế tuyến huyện/xã có nhiều áp lực trong công việc hơn tuyến trung ương (Coef: 0,104; 95%CI:0,059;0,148), điều dưỡng nhiều áp lực hơn bác sĩ (Coef: 0,5; 95%CI:0,009-0,095). Người có tuổi đời, tuổi nghề càng cao thì áp lực công việc càng lớn nhưng lại có thái độ làm việc tích cực hơn. Người làm việc tại nơi có nguy cơ tiếp xúc thì có thái độ bi quan hơn những người làm việc ở nơi gần như không phải tiếp xúc với dịch bệnh COV...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo (2021)

  • Một nghiên cứu mô tả được thực hiện với mục tiêu đánh giá sự thay đổi - khuếch tán khí phế nang mao mạch ở 796 người lao động tiếp xúc trực tiếp bụi silic trong quá trình làm việc. Trước khi đo khuếch tán khí phế nang mao mạch (DLCO), đối tượng nghiên cứu đã được chụp Xquang ngực chẩn đoán bệnh bụi phổi silic, đánh giá chức năng hô hấp. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ người lao động có giảm DLCO là 3,1% (25/796); Nguy cơ suy giảm DLCO tăng khi tuổi tăng (p < 0,05); Nguy cơ suy giảm DLCO tăng khi tuổi nghề tăng (p > 0,05). Nguy cơ suy giảm DLCO ở nhóm mắc bệnh bụi phổi silic cao gấp 1,5 lần nhóm không mắc bệnh bụi phổi silic (p > 0,05). Nguy cơ giảm DLCO ở nhóm suy giảm chức năng hô hấp cao gấp 4,2 lần so với nhóm không suy chức năng hô hấp, (p < 0,05). Cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thanh Thảo; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Huy Hoàng (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn online và thang đo tác động quy mô sự kiên - IES-R trên 1764 đối tượng là cán bộ y tế thuộc các bệnh viên tuyến Trung ương tham gia chống đại dịch COVID-19 năm 2020. Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 lên vấn đề sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 9,6% đối tượng có vấn đề sức khỏe tâm thần cần quan tâm, 8,8% có sức khỏe tâm thần ảnh hưởng lâu dài trong nhiều năm và 2,8% được chẩn đoán có tình trạng căng thẳng. Điểm trung bình của “Sự ám ảnh” về COVID 19 là cao nhất (7,1 ± 7,3), tiếp theo là “Sự lảng tránh” (4,8 ± 6,9) và “Phản ứng thái quá” (3,2 ± 4,8). Các nhân viên y tế là điều dưỡng trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, nhân viên y tế tại các khoa hành chính, sống độc thân và có ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo; Lê Thị Hương; Tạ Thị Kim Nhung; Phạm Thị Quân;  Advisor: Nguyễn Thị Vinh (2021)

  • Bụi phổi silic là bệnh tiến triển không hồi phục kể cả khi người mắc đã ra khỏi môi trường lao động có bụi silic và hậu quả là suy giảm chức năng hô hấp. Nghiên cứu mô tả hồi cứu số liệu từ bệnh án của 86 bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020, cho thấy các bệnh nhân này có đặc điểm: 98% là nam giới; lao động khai thác vàng chiếm 33,7%, khai thác đá chiếm 25,5%). Mức độ mắc bệnh chỉ có nốt mờ nhỏ là 36,0%, tỷ lệ có đám mờ lớn loại C là 14,0%. Có 2,9% đồng nhiễm lao, 11,7% đồng nhiễm các vi khuẩn khác. Các triệu chứng cơ năng và thực thể thường gặp nhất: khó thở là 98,8%; ran nổ là 75,6%, ran ẩm là 73,3%. 60,5% rối loạn chức năng hô hấp trong đó trên 80% là rối loạn chức năng hô hấp kiểu hạn chế và hỗn hợp. ...

  • Article


  • Authors: Khương Văn Duy; Lê Thị Thanh Xuân;  Advisor: Nguyễn Ngọc Anh (2021)

  • Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương nhằm mô tả các rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được áp dụng trên 86 người bệnh bằng phỏng vấn trực tiếp và phân tích hô hấp ký từ bệnh án của đối tượng nghiên cứu. Kết quả cho thấy 23,3% đối tượng nghiên cứu có rối loạn thông khí hạn chế, 23,3% có rối loạn thông khí tắc nghẽn và 12,7% có rối loạn thông khí hỗn hợp. Trong số đối tượng có hội chứng hạn chế, hơn một nửa là ở mức độ nhẹ (60,0%), rối loạn thông khí hạn chế mức độ nặng chiếm 30,0% và rối loạn thông khí mức độ vừa chiếm 10,0%. Trong số đối tượng có hội chứng tắc nghẽn 45% là mức độ nặng trở lên, rối loạn thông khí tắc nghẽn mức độ vừa cũng chiếm 45% và mức độ nhẹ chỉ chiếm 1...