Search

Search Results

Results 681-690 of 793 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Mai; Nguyễn Thái Minh; Dương Quốc Bảo; Nguyễn Thị Mai Hương (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh xơ gan ngoại trú được quản lý tại bệnh viện đa khoa Đống Đa năm 2021. 62 đối tượng được cân đo nhân trắc và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá bằng chỉ số khối cơ thể (BMI), đánh giá tổng thể chủ quan (SGA) và định lượng Albumin huyết thanh. Theo BMI, tỷ lệ thừa cân là 16,1%, không có người bệnh béo phì và tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 9,7%. Theo SGA, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) mức độ nhẹ chiếm 29,1%, không có ai có nguy cơ SDD mức nặng. Theo định lượng Albumin huyết thanh, tỷ lệ người bệnh SDD là 6,5%. Tỷ lệ SDD ở người bệnh xơ gan tương đối cao theo SGA, người bệnh xơ gan cần được đánh giá nguy cơ dinh dưỡng bằng công cụ SGA và tư ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Hậu; Nguyễn Thụy Minh Thư; Nguyễn Hoàng Nhựt Hoa; Lê Thị Kha Nguyên (2021)

  • Trên thế giới có khoảng 50 triệu người bị động kinh, 30% động kinh bị kháng thuốc. Chế độ ăn sinh ceton có hiệu quả trên một số hội chứng động kinh, đặc biệt là các hội chứng động kinh kháng thuốc ở trẻ em. Xây dựng thực đơn sinh ceton tại Việt nam còn mới và nhiều thử thách. 31 bệnh nhi động kinh kháng thuốc có chỉ định áp dụng thực đơn sinh ceton điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 9/2019 đến 7/2020, sử dụng các nguồn thực phẩm sẵn có tại Việt nam. Các bệnh nhân được bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, điều chỉnh các tác dụng phụ đi kèm. Áp dụng được cho 93,5% bệnh nhân (29/31). Tỷ lệ dung nạp là 75,86% (1 tháng), 65,52% (2 tháng) và 62,07% (3 tháng). 37,9% bệnh nhân giảm hơn 50% cơn động kinh sau 3 tháng. Tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ là 44,8%, mức độ nhẹ, kh...

  • Article


  • Authors: Đỗ Thị Đài Trang; Nguyễn Văn Lâm; Dương Thị Hồng Vân (2021)

  • Mycoplasma pneumoniae (M. pneumoniae) là vi khuẩn không điển hình thường gây nhiễm trùng đường hô hấp, một số trường hợp có tổn thương ngoài phổi. Phát ban và viêm niêm mạc do M. pneumoniae (Mycoplasma pneumoniae induced rash and mucositis - MIRM) cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý tương tự như hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc và hồng ban đa dạng. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhi nam 4 tuổi vào viện vì sốt, ho, phát ban và loét miệng. Bệnh nhân nghi ngờ mắc MIRM nên trong thời gian chờ đợi kết quả khẳng định nhiễm M. pneumoniae được điều trị bằng Azithromycin và corticosteroid. Sau 2 ngày, bệnh nhân có biểu hiện MRIM nặng và kháng macrolid nên được chuyển sang Levofloxacin tiêm tĩnh mạch và corticosteroid. Bệnh nhân đáp ứng tốt ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thắm; Đào Thị Thu Thủy; Cáp Minh Đức (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 59 bếp ăn tập thể tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Dương từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020 nhằm mô tả thực trạng điều kiện vệ sinh tại các bếp ăn tập thể. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bếp ăn đạt các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từ 71,2% - 100%, có 21 bếp ăn đạt cả 11 tiêu chí (chiếm 35,6%); 45,7% bếp ăn đạt yêu cầu về thủ tục hành chính; 72,9% bếp ăn đạt tiêu chí dụng cụ chế biến và phân phối thức ăn; tỷ lệ các bếp ăn đạt tiêu chí lưu mẫu thực phẩm là 89,8%. Tỷ lệ bếp ăn đạt điều kiện chung về vệ sinh an toàn thực phẩm là 25,4%. Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để các bếp ăn đảm bảo điều kiện vệ sinh trong quá trình hoạt động

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thúy Lương; Nguyễn Thị Thanh Hòa; Lê Thị Hương (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mô tả khẩu phần thực tế của bệnh nhân ung thư thực quản tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều năm 2021. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 82 bệnh nhân ung thư thực quản mới nhập viện và chưa được can thiệp điều trị. Kết quả cho thấy có 73,2% bệnh nhân có suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng theo phân loại PG-SGA, 37,7% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng theo BMI. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liến quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng dinh dưỡng với các yếu tố như tuổi, giai đoạn bệnh, vị trí ung thư. Năng lượng trung bình khẩu phần của bệnh nhân là 1320 kcal, có 26,8% đáp ứng nhu cầu khuyến nghị. Bệnh nhân ung thư thực quản mới nhập viện có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, khẩu phần thực tế của...

  • Article


  • Authors: Hoàng Thị Linh Ngọc; Nguyễn Thị Thanh Hòa; Lê Thị Hương (2021)

  • Nghiên cứu trên 374 sinh viên Y1 trường Đại học Y Hà Nội năm 2020 mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên. Trong 374 trường hợp nghiên cứu, nam : 31,5%, nữ: 68,5%. Nhóm tuổi 18 chiếm 97,3% và nhóm trên 18 tuổi chiếm 2,7%. Tình trạng dinh dưỡng đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index- BMI). Mô hình hồi quy logistic sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố. Kết quả cho thấy 6,7 % sinh viên thừa cân-béo phì: 16,1% ở nam; 2,3% ở nữ. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 31,0% :19,5% ở nam và 36,3% ở nữ, chủ yếu là thiếu năng lượng trường diễn độ 1 (68,9%). Nghiên cứu cho thấy yếu tố giới, hoạt động thể lực và yếu tố tự đánh giá tình trạng dinh dưỡng bản thân của sinh viên và tình trạng dinh dư...

  • Article


  • Authors: Vũ Hoàng Oanh; Dương Thị Phượng; Lê Thị Hương (2021)

  • Nhịn đói qua đêm trước phẫu thuật nhằm tránh biến chứng hít sặc phổi, tuy nhiên gây ra khó chịu cho người bệnh. Hiệp hội Tăng Cường Phục Hồi Sau Phẫu Thuật (ERAS) và Hiệp Hội Gây Mê Châu Âu (ESA) đã khẳng định sử dụng carbohydrate đường uống trước phẫu thuật 2 giờ là an toàn và cải thiện cảm giác khó chịu liên quan phẫu thuật của người bệnh. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 40 bệnh nhân phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Nhóm can thiệp được uống 200ml dung dịch maltodextrin 12,5% trước phẫu thuật 2 - 4 giờ. Nhóm chứng nhịn ăn uống từ 22 giờ ngày hôm trước phẫu thuật. Đánh giá tỉ lệ hít sặc phổi, thể dịch dịch tồn dư dạ dày trước phẫu thuật, cảm giác đói, khát, khô miệng, đau tại các thời điểm: lúc nhập viện, trước phẫu thuật, sau phẫu t...

  • Article


  • Authors: Trinh Bảo Ngọc; Nguyễn Thị Như Quỳnh; Nguyễn Thị Thu Liễu (2021)

  • Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 200 trẻ em dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Giang. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang năm 2020. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: Tỷ lệ Suy dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi cao ở cả 3 chỉ số, trong đó suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 10,5% (cân nặng/tuổi), thể thấp còi 22,5% (chiều cao/tuổi) và thể gầy còm 6,5% (cân nặng/chiều cao). Thời gian cai sữa của bà mẹ là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thành Tiến; Phan Thị Bích Hạnh; Nguyễn Ngọc Thu (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân gút tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 73 đối tượng trên 18 tuổi được chấn đoán mắc bệnh gút theo tiêu chuẩn ACR/EULAR 2015 (Hội Thấp khớp học Hoa Kì và Liên đoàn phòng chống thấp khớp Châu Âu), trong thời gian từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5,5% bệnh nhân có tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (BMI - chỉ số khối cơ thể < 18,5), 53,4% bệnh nhân có tình trạng thừa cân/béo phì (BMI ≥ 23). Những đối tượng mắc bệnh mạn tính không lây đi kèm có nguy cơ thừa cân/béo phì cao hơn so với những đối tượng không mắc bệnh (OR = 7,4). Khi đánh giá theo phương pháp SGA, có 15,0% người bệnh ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thuý; Lê Thị Hương; Nguyễn Thị Thanh (2021)

  • Ung thư dạ dày là một trong các bệnh lí ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Đây cũng là bệnh ung thư mà người bệnh có tỉ lệ giảm cân và được chẩn đoán suy dinh dưỡng cao. Với mục đích đánh giá thay đổi tình trạng dinh dưỡng của người bệnhung thư dạ dày trong quá trình điều trị hoá chất, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 50 người bệnh ung thư dạ dày trong độ tuổi trưởng thành, đã điều trị phẫu thuật triệt căn và được tiến hành điều trị hoá chất theo phác đồ XELOX, theo dõi và đánh giá các chỉ số: cân nặng, BMI, PG-SGA, hồng cầu, hemoglobin. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trước khi điều trị hoá chất 48% người bệnh có suy dinh dưỡng theo BMI, 94% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng theo PG-SGA, trong quá trình điều trị cân nặng trung bình giảm từ 47,5 kg còn 46,6 kg, BM...