Search

Search Results

Results 661-670 of 793 (Search time: 0.013 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Vũ Xuân Huy; Bùi Vinh Quang; Nguyễn Viết Nghĩa; Phạm Lâm Sơn (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá kết quả điều trị Ung thư tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật xạ trị VMAT (Volumetric modulated Arc Therapy) tại Bệnh viện K trung ương. Nghiên cứu thực hiện trên 30 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt được điều trị kỹ thuật VMAT tại Bệnh viện K trung ương từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2021. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ở các giai đoạn từ I - IV lần lượt là: 3.3%; 33.3%; 36.7%; 26.7%; 100% bệnh nhân sau điều trị đều có PSA < 4ng/ml. Độc tính cấp của hệ tiết niệu chủ yếu độ 1 gặp ở 73,3%. Độc tính trên tiêu hóa gặp ở độ 1 chiếm 26,7%. Độc tính muộn của hệ tiết niệu độ 1 chiếm tỷ lệ là 30%. Độc tính trên tiêu hóa gặp ở độ 1 có 6 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 20%. Không gặp bệnh nhân nào có độc tính muộn trên da, và không bệnh nhân có biến chứng...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Lan Phương; Đỗ Anh Tú; Phan Thanh Dương (2021)

  • Xạ trị điều biến liều theo thể tích hình cung (VMAT: Volumetric Modulated Arc Therapy) là kỹ thuật cao với hệ thống máy gia tốc hiện đại trang bị collimator đa lá (MLC) được thực hiện rộng rãi khắp các nước trên thế giới trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ phối hợp với hoá chất. Với kỹ thuật VMAT, các trường chiếu nhỏ được hình thành từ các hướng của chùm tia. Các trọng số tương đối của liều lượng sẽ được làm tối ưu hóa trên mỗi góc độ chùm tia. Để thực hiện được điều này, người ta sử dụng khả năng tối ưu hóa trực tiếp độ mở của collimator. Nghiên cứu nhằm nhận xét ưu điểm của kỹ thuật xạ trị điều biến liều VMAT so với kỹ thuật xạ trị 3D trong lập kế hoạch điều trị và đánh giá kết quả và các biến chứng sớm, muộn khi áp dụng xạ trị điều biến liều VMAT trong điều ...

  • Article


  • Authors: Đào Văn Phương; Phạm Thị Diệu Linh; Trần Linh Thảo (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội nhằm mô tả thói quen tìm kiếm thông tin COVID - 19 qua Internet và phân tích sự khác biệt về điểm eHEALS (thang đo khả năng đọc viết eHealth (eHealth Literacy Scale)) giữa các nhóm đối tượng. Trong 346 người tham gia, có tới 94,8% sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin sức khỏe về COVID - 19. Trong đó, tổng điểm eHEALS đạt mức cao (31,19 ± 8,34); điện thoại thông minh được đa số người sử dụng (96,65%); đối tượng chủ yếu tìm kiếm cho bản thân (77,46%); phổ biến nhất với tần suất 3 lần/tháng hoặc ít hơn (54,27%). Nội dung sức khỏe được tìm kiếm phổ biến nhất là tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và trên thế giới (88,72%) với lý do chủ yếu là mong muốn nâng cao kiến thức hoặc tò mò (...

  • Article


  • Authors: Phạm Thu Hằng; Đàm Văn Việt; Trần Thị Mỹ Hạnh (2021)

  • Nhận xét đặc điểm mật độ xương hàm, dạng sinh học mô mềm, chiều dày và chiều rộng lợi sừng hóa tại các vị trí cấy ghép implant. Nghiên cứu thực hiện trên chùm 24 bệnh nhân được phẫu thuật nâng xoang hở 1 thì cấy ghép 33 implant. Mật độ xương D3 cao nhất chiếm 69,8%, mô mềm dày chiếm 54,5%, mô mềm mỏng chiếm 45,5%, nam có tỉ lệ mô mềm dày cao hơn với 59,1%, nữ có tỉ lệ mô mềm mỏng cao hơn với 54,5%, chiều dày lợi sừng hóa trung bình nhóm răng hàm nhỏ là 2,7 ± 0,7 mm; răng hàm lớn là 3,2 ± 0,3 mm, chiều rộng lợi sừng hóa trung bình nhóm răng hàm nhỏ là 4,1 ± 0,7 mm; răng hàm lớn là 5,2 ± 1,0 mm. Mật độ xương ở vùng phía sau hàm trên chủ yếu là loại D3, chiếm 69,8%. Dạng sinh học mô mềm dày có tỉ lệ cao hơn, chiếm 54,5%. Không có sự khác biệt về dạng sinh học mô mềm ở nam...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thùy Linh; Phạm Thị Tuyết Chinh; Nguyễn Thị Minh Tâm (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trên 40 người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho kết quả: sức mạnh cơ trung bình của đối tượng nghiên cứu là: 20,7 ± 7,9 kg. Tỷ lệ có nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA cao, chiếm 60%, tỷ lệ giảm sức mạnh cơ là 75%. Người bệnh cao tuổi, xơ gan do virus, xơ gan mất bù, khẩu phần ăn không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và protein có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn so với nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng, giúp phát hiện sớm những vấn đề dinh dưỡng của người bệnh để có kế hoạch can thiệp dinh dưỡng sớm góp phần tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh xơ gan.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Hậu; Nguyễn Hoàng Thanh Uyên; Nguyễn Hoàng Thanh Uyên; Mai Quang Huỳnh Mai (2021)

  • Giãn mạch bạch huyết ruột là một bệnh lý hiếm gặp nhưng là bất thường chính của hệ bạch huyết gây ra hội chứng ruột mất đạm. Chúng tôi trình bày 6 trường hợp được chẩn đoán xác định bệnh giãn mạch bạch huyết ruột tiên phát bằng phương pháp nội soi tiêu hoá, sinh thiết ruột, và đáp ứng tốt với điều trị thử. Biểu hiện lâm sàng bắt đầu ở tuổi nhũ nhi, các trẻ đến bệnh viện vì triệu chứng tiêu chảy và phù toàn thân, albumin máu giảm thấp. Chúng tôi tiến hành tiếp cận từng bước từ triệu chứng tiêu chảy kéo dài có albumin máu giảm thấp để tìm ra chẩn đoán xác định. Sau khi có chẩn đoán, bệnh nhân được điều trị bằng biện pháp điều chỉnh chế độ ăn loại bỏ LCT, bổ sung MCT và có thể dùng sandostatin với liều dao động từ 4 - 15 µg/kg/ngày. Cả 6 trường hợp đều cải thiện về mặt lâ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Ngọc Trinh; Phạm Thị Lan Anh; Tăng Kim Hồng (2021)

  • Can thiệp dựa vào bạn đồng trang lứa là hướng đi mới nhiều hứa hẹn nhằm phòng ngừa béo phì cho trẻ vị thành niên. Nghiên cứu này nhằm so sánh sự thay đổi về chế độ ăn uống và thời gian hoạt động thể lực, tĩnh tại giữa 2 nhóm học sinh nhóm can thiệp và nhóm chứng sau 6 tháng can thiệp. Đối tượng là học sinh lớp 6 các trường cấp 2, thành phố Hồ Chí Minh (4 trường chứng - 4 trường can thiệp), 84 học sinh/trường. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2020. Phân tích Mixed Effect Model được dùng để so sánh sự thay đổi về chế độ ăn uống và thời gian hoạt động thể lực, tĩnh tại trước - sau can thiệp ở mỗi nhóm và so sánh sự thay đổi giữa 2 nhóm chứng và can thiệp, có hiệu chỉnh với giới tính, tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI) lúc ban đầu, và cụm trường. Chương trình c...

  • Article


  • Authors: Vũ Ngọc Tú; Phùng Duy Hồng Sơn; Nguyễn Hữu Ước (2021)

  • Khác với vết thương tim, chấn thương tim có thể lâm sàng rất đa dạng. Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng qui trình xử trí chấn thương tim dựa vào các thể lâm sàng phù hợp với điều kiện thực hành tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện với 34 bệnh nhân, có độ tuổi trung bình là 40,5. Nguyên nhân chính của chấn thương tim là tai nạn giao thông (20/34 trường hợp). Các thể lâm sàng theo mức độ chèn ép tim là: tối cấp: 3, cấp: 10, bán cấp: 13, không chèn ép: 8. Có 58,8% có chấn thương ngực, 41,2% có gãy xương ức kèm theo. Tất cả các bệnh nhân thể tối cấp và đa số thể cấp được phẫu thuật với đường mở xương ức rộng rãi và các bệnh nhân đều cho kết quả tốt khi ra viện. Đa phần thể bán cấp (11/13 trường hợp) được dẫn lưu Marfan và thể không chèn ép tim được điều trị bảo tổ...

  • Article


  • Authors: Đỗ Thị Đài Trang; Nguyễn Sỹ Đức; Nguyễn Văn Lâm; Phạm Gia Hân (2021)

  • Sốt không rõ nguyên nhân (Fever of unknown orgin - FUO) ở trẻ em thường gây ra bởi các bệnh truyền nhiễm. Angiostrongylus cantonesis là căn nguyên chính gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan ở người, hiếm khi gây ra FUO. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân 17 tháng tuổi với biểu hiện FUO, không có triệu chứng bất thường khác, bạch cầu ưa acid máu ngoại vi tăng cao (32%). Chúng tôi chọc dịch não tủy để tìm nguyên nhân FUO, kết quả có > 2000 bạch cầu/μL (32% bạch cầu ưa acid), phản ứng elisa huyết thanh và elisa dịch não tủy dương tính với Angiostrongylus cantonesis. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do Angiostrongylus cantonesis và đáp ứng tốt với điều trị. Kết luận: Ở trẻ nhỏ, triệu chứng nhiễm giun sán có thể không điển hình. Khi tr...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thắm; Đào Thị Thu Thủy; Cáp Minh Đức (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 231 người chế biến thực phẩm làm việc tại 59 bếp ăn tập thể các trường mầm non thành phố Hải Dương, từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020 nhằm mô tả thực trạng kiến thức, thực hành của người chế biến về an toàn thực phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người chế biến có kiến thức chung đạt là 88,7%, không đạt là 11,3%; tỷ lệ người chế biến có kiến thức không đạt ở trường tư thục cao hơn trường công lập (22,2% so với 6,3%) (OR=4,26; 95%CI: 1,82-9,94). 75,3% người chế biến có thực hành chung đạt, 24,7% có thực hành không đạt; tỷ lệ người chế biến có thực hành không đạt ở trường tư thục cao hơn trường công lập (47,2% so với 14,5%) (OR: 5,29; 95% CI: 2,79- 10,0). Cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao kiến thức, thực ...