Search

Search Results

Results 651-660 of 793 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phùng Duy Hồng Sơn; Đoàn Quốc Hưng (2021)

  • Kỹ thuật “vòi voi cải tiến” đã được thực hiện thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm phân tích chỉ định cho kỹ thuật này và đối chiếu với các hướng dẫn quốc tế. Nghiên cứu mô tả, hồi cứu các chỉ định của phương pháp vòi voi cải tiến tại Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 12/2019 - 06/2021. Có 33 bệnh nhân, gồm 22 nam (66,7%) với tuổi trung bình 54,4 ± 11,7 (33 - 72) tuổi. Chỉ định mổ gồm: Phồng quai động mạch chủ và phồng đoạn gần động mạch chủ xuống 5 bệnh nhân (15,2%), lóc động mạch chủ ngực type A có 18 bệnh nhân (54,5%), trong đó cấp tính là 13 bệnh nhân (39,4%). Phồng quai động mạch chủ và động mạch chủ xuống sau mổ lóc động mạch chủ type A có 07 bệnh nhân (21,2%). Máu tụ trong thành type ...

  • Article


  • Authors: Lê Văn Tuấn; Nguyễn Thị Tuyết Vân; Nguyễn Hoàng Quân (2021)

  • Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng kháng thể IgG kháng độc tố bạch hầu của trẻ em tại tỉnh Kon Tum, năm 2020. Sử dụng kỹ thuật miễn dịch gắn enzyme (ELISA) để định lượng nồng độ kháng thể kháng độc tố bach hầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tống số 662 trẻ tham gia nghiên cứu, có 33,1% trẻ không có kháng thể bảo vệ; 6,3% trẻ có kháng thể bảo vệ một phần và 60,6% trẻ có kháng thể bảo vệ đầy đủ. Tỷ lệ trẻ em gái (63,6%) có kháng thể bảo vệ đầy đủ cao hơn trẻ em trai (57,5%). Tỷ lệ có kháng thể bảo vệ đầy đủ ở nhóm tuổi 0 - 5 là 62,6%, sau đó giảm nhẹ ở các nhóm tuổi tiếp theo. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng miễn dịch giữa nhóm trẻ đã được tiêm và chưa tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu (p≤0,001). Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề x...

  • Article


  • Authors: Tống Anh Vũ; Đinh Trung Thành; Phạm Hồng Đức (2021)

  • Nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của cộng hưởng từ (cộng hưởng từ) trong chẩn đoán rò hậu môn (rò hậu môn). Đối tượng gồm 57 bệnh nhân có rò hậu môn được chụp cộng hưởng từ và phẫu thuật (phẫu thuật), 55 nam và 2 nữ (27,5:1), tuổi trung bình 40,2 ± 12,2. Có 57 đường rò chính được tìm thấy trong mổ. Mức độ đồng thuận tốt và rất tốt giữa cộng hưởng từ và phẫu thuật trong phân loại đường rò chính, phát hiện ổ áp xe và đường rò phụ với Kappa lần lượt là 0,607 (0,52;0,695); 0,782 (0,648; 0,916); và 0,82 (0,75;0,89). Độ nhạy và độ đặc hiệu của cộng hưởng từ trong phát hiện lỗ trong là 85% và 66,7%, trong phát hiện áp - xe là 84,6% và 100%. Cả các xung T2W - TSE và T1 TSE - Dixon + Gado đều có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong phát hiện lỗ rò trong, ổ áp xe và đường rò phụ. Nh...

  • -


  • Authors: Phạm Quang Minh; Vũ Hoàng Phương; Lưu Quang Thuỳ (2021)

  • Hội chứng Brugada là một tình trạng liên quan đến bất thường kênh Natri ở tim trên quả tim có cấu trúc bình thường. Chẩn đoán bệnh dựa vào đặc điểm trên điện tâm đồ cộng với biểu hiện lâm sàng và/hoặc xét nghiệm gen. Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng Brugada có thể bị đột tử do rối loạn nhịp thất mà không có tiền triệu, vì vậy nếu phải gây mê để phẫu thuật thì nguy cơ rủi ro là rất cao. Bác sỹ gây mê cần hiểu rõ cơ chế bệnh sinh của bệnh, các yếu tố thuận lợi xuất hiện loạn nhịp, những thuốc có thể gây khởi phát loạn nhịp. Qua đó có thể lựa chọn phương pháp vô cảm đúng, các thuốc gây mê phù hợp để đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân này. Trên cơ sở xem lại một loạt báo cáo ca lâm sàng cộng với nghiên cứu y văn thì giải pháp cho bệnh nhân là: chuẩn bị sẵn sàng máy khử...

  • Article


  • Authors: Lê Thanh Dũng; Nguyễn Duy Hùng; Hoàng Ngân Thuỷ; Thân Văn Sỹ (2021)

  • Thủng ruột do dị vật đường tiêu hoá là cấp cứu ngoại khoa hiếm gặp nhưng nặng nề nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Các dị vật gây thủng thường dài và có đầu nhọn, vị trí thủng có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của ống tiêu hóa nhưng thường xảy ra ở các vị trí hẹp sinh lý. Các triệu chứng lâm sàng gây ra do di vật đường tiêu hoá thường đa dạng và không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý đường tiêu hoá khác, dẫn đến chẩn đoán muộn hoặc chỉ phát hiện được khi đã có biến chứng. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nữ 57 tuổi, không có tiền sử hóc dị vật rõ ràng, vào viện vì đau bụng âm ỉ hố chậu trái kèm gầy sút 4 kg trong vòng 1 tháng. Siêu âm ổ bụng và cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh thủng ruột non do dị vật hình que tạo thành đám thâm nhiễm vùng hố ch...

  • Article


  • Authors: Phạm Ngọc Đông; Dương Mai Nga (2021)

  • Nam, 21 tuổi, đến khám để phẫu thuật cận thị hai mắt. Bệnh nhân có tiền sử can thiệp forceps khi sinh. Khám lâm sàng thấy có vết sẹo cung mày góc ngoài bên phải, giác mạc mắt phải trong, có vết rách màng Descemet chạy theo hướng chéo từ vùng rìa 6 giờ đến gần rìa 2 giờ kèm theo bong màng Descemet tại mép rách phía thái dương. Vùng bong màng Descemet chiếm 14,5% diện tích giác mạc. Mật độ tế bào nội mô trung bình bên mắt bị tổn thương là 1365 tế bào/mm2 , bằng một nửa so với mắt lành. Tại vùng bong màng Descemet có sự di cư và giãn rộng của tế bào nội mô với hệ số biến thiên tế bào cao (CV 73%), tỉ lệ tế bào 6 cạnh thấp (44%). Bệnh nhân được chẩn đoán rách màng Descemet mắt phải do tiền sử lúc sinh có can thiệp forceps. Mặc dù diện tích rách và bong màng Descemet chiếm...

  • Article


  • Authors: Trần Nguyễn Ngọc (2021)

  • Nghiên cứu cắt ngang có mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng Tic vận động ở trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng Tourette. 77 trẻ tuần tự đến khám lần đầu tiên tại phòng khám chuyên khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương, có tuổi dưới 18, được chẩn đoán chính xác hội chứng Tourette (F95.2) theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10. Phần lớn tic khởi phát ở độ tuổi ≤ 7 (62,3%), ít gặp nhất là tic khởi phát ở độ tuổi > 11 (1,3%). Phần lớn tic được chẩn đoán ở lứa tuổi 8 - 11 (55,8%). Có 18/20 trẻ biểu hiện tic vận động đơn giản tại thời điểm chẩn đoán. Tỷ lệ xuất hiện nhiều nhất là nháy mắt (87%), tiếp đó là nhếch mép (32,5%), lắc đầu và giật vai (ở cùng 27,3%) và nhăn mũi (20,8%). Có 2/21 biểu hiện tic vận động phức tạp biểu hiện vặn vẹo thân mình chiếm tỉ lệ 2,6%, tiếp đó là thở r...

  • Article


  • Authors: Phạm Minh Khánh; Nguyễn Thanh Hải (2021)

  • HLA - DQ là protein thụ thể bề mặt tế bào ở các tế bào trình diện kháng nguyên. Các đột biến hay đa hình gen HLA - DQ có thể tác động tới hệ miễn dịch và ảnh hưởng tới diễn biến của bệnh viêm gan B. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định đa hình đơn nucleotide (SNP) rs2856718 gen HLA - DQ và mối liên quan với tiến triển xơ gan ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính. 108 mẫu máu của bệnh nhân xơ gan và 112 mẫu máu của bệnh nhân viêm gan B mạn tính đã được thu thập và xác định kiểu gen SNP rs2856718 bằng phương pháp TaqMan Realtime - PCR. Tỉ lệ các kiểu gen GG, GA và AA lần lượt ở nhóm xơ gan là 44,4%, 40,7% và 14,8% và nhóm viêm gan B mạn tính là 32,1%, 46,4% và 21,4%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tần số alen G ở nhóm xơ gan cao hơn nhóm viêm gan B mạn có ý nghĩa ...

  • Article


  • Authors: Trần Quang Khải; Nguyễn Thị Diệu Thúy; Trần Đỗ Hùng (2021)

  • Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) ở trẻ em. Tỷ lệ S. pneumoniae đề kháng kháng sinh ngày càng tăng, đặc biệt trong CAP nặng. Tỷ lệ phân lập và mức độ kháng kháng sinh của S. pneumonniae gây CAP nặng ở trẻ em tại Cần Thơ cần được cập nhật. Bệnh phẩm dịch tỵ hầu ở trẻ em đươc nuôi cấy, phân lập xác định S. pneumoniae, đánh giá kháng sinh đồ và xác định MIC. Kết quả 89 chủng S. pneumoniae được phân lập từ 239 bệnh nhi CAP nặng. Vi khuẩn hoàn toàn không nhạy penicillin với MIC90 là 64 mg/L, gấp 8 lần so với ngưỡng kháng theo CLSI (2017); đề kháng cao với erythromycin (96,6%), trimethoprim/sulfamethoxazole (89,9%), clindamycin và clarithromycin (cùng 88,8%); nhạy với chloramphenicol, levofloxacin, ciprofloxacin, ce...

  • Article


  • Authors: Trần Thị Quỳnh Diễn; Đặng Thu Trang; Bùi Thị Huyền (2021)

  • Tình trạng tai nạn do sử dụng điện thoại di động ở người đi bộ ngày càng gia tăng. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng tai nạn do sử dụng điện thoại và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội. Chúng tôi đã điều tra mối liên quan giữa các yếu tố với tỷ lệ tai nạn khi sử dụng điện thoại của 380 sinh viên thông qua bộ câu hỏi được phát triển theo nghiên cứu của Piazza. Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên sử dụng điện thoại và gặp tai nạn trong một tháng qua lần lượt là 49,47% và 48,62%. Một số yếu tố liên quan bao gồm: nhận thức về hành vi sử dụng điện thoại khi băng qua đường, hành vi thực hiện hoặc nhận cuộc gọi thoại hoặc video (aOR = 2,03; 95%CI: 1,03 - 3,97), hành vi truy cập Internet (aOR = 2,84; 95% CI :1,35 - 5,97). Sự hiểu...