Search

Search Results

Results 641-650 of 793 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Tuấn; Nguyễn Thắng; Vũ Sơn Tùng (2021)

  • Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân quan trọng làm giảm khả năng kiểm soát huyết áp và là yếu tố dự báo về trầm cảm và ý định tự sát ở người cao tuổi. Để có được cái nhìn tổng quát về đặc điểm lâm sàng chất lượng giấc ngủ, một khảo sát cắt ngang được thực hiện dựa trên theo thang đo PSQI cho 306 bệnh nhân nội trú. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 75,26 ± 8,44 tuổi, nữ giới chiếm 70,3%. Tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém là 83,3%. Về lâm sàng, thời lượng ngủ trung bình của bệnh nhân là 5,0 ± 1,9 giờ mỗi đêm, hiệu quả giấc ngủ dưới 65% chiếm 45,8%. Các vấn đề phổ biến gây gián đoạn giấc ngủ là tỉnh dậy lúc nửa đêm (92,5%), thức dậy đi vệ sinh (92,2%), không thể ngủ được trong vòng 30 phút (88,2%) và khoảng ½ bệnh nhân gặp rối loạn chức năng ban ngày. Các bác sỹ lâm sà...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Bá Thiết; Nguyễn Viết Tiến; Vũ Văn Du (2021)

  • Nong tắc đoạn gần vòi tử cung qua soi buồng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng là một trong những phương pháp điều trị vô sinh do tắc đoạn gần vòi tử cung nhằm mang đến cơ hội có thai tự nhiên cho bệnh nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 32 bệnh nhân đã thực hiện phẫu thuật nong vòi tử cung thành công, sau đấy theo dõi có thai tự nhiên trong 12 tháng sau phẫu thuật, cho kết quả: Tỷ lệ có thai cộng dồn tăng dần theo thời gian cho đến thời điểm kết thúc nghiên cứu. Tỷ lệ có thai khi kết thúc nghiên cứu là 41,79%. Dính phần phụ là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có thai sau nong vòi tử cung, cụ thể tỷ lệ có thai ở những bệnh nhân không dính phần phụ, dính nhẹ, dính vừa lần lượt là: 80%, 31,43% và 7,69%. Thời gian vô sinh và số vòi tử cung được nong thành công có liên quan...

  • Article


  • Authors: Lâm Thị Nhung; Trương Quang Trung; Lê Thị Cúc (2021)

  • Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện nhằm (1) mô tả tỷ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và (2) phân tích một số yếu tố liên quan trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 900 người bệnh với 1519 kim luồn tĩnh mạch ngoại biên được theo dõi và đánh giá thông qua thang điểm Visual Infusion Phlebitis (VIP). Kết quả có 462 kim luồn tĩnh mạch ngoại biên xuất hiện viêm tĩnh mạch (30,4%), phổ biến nhất là viêm độ 1 (21,3%) và độ 2 (8,5%); số ít có viêm độ 3 (0,6%); không phát hiện viêm độ 4 hoặc độ 5. Tỷ suất viêm tĩnh mạch được xác định là 134/1000 ngày điều trị. Một số yếu tố liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ viêm tĩnh mạch gồm: tuổi cao ( ≥ 60), có bệnh lý nền mạn tính, thể trạng béo hoặc gầy, tiền sử uống rượu, kim luồn tĩnh mạch ngoại...

  • Article


  • Authors: Bùi Thanh Thúy; Trần Thị Len; Nguyễn Kim Thư; Trần Thơ Nhị (2021)

  • Việt Nam đã được đánh giá là một quốc gia kiểm soát COVID-19 khá thành công, đặc biệt trong làn sóng dịch đầu tiên. Mặc dù vậy, với những nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc và điều trị người bệnh COVID thì đây thực sự là công việc có nhiều thách thức. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 400 nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình, nhằm mô tả tỷ lệ và một số yếu tố liên quan tới trầm cảm của nhân viên y tế bằng việc sử dụng thang đo DASS 21. Kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở nhân viên y tế là 14,8%. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng trầm cảm gồm: vị trí làm việc, khoa làm việc, thời gian làm việc, xuất hiện các triệu chứng thực thể, có người thân bị nhiễm COVID-19 và yếu tố hỗ trợ/...

  • Article


  • Authors: Đào Thị Trân Huyền; Nguyễn Thị Việt Hà (2021)

  • Táo bón là một bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của hai phác đồ có sử dụng polyethylene glycol 3350 và lactulose trong điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em dưới 6 tuổi. Thực hiện thử nghiệm lâm sàng mở, ngẫu nhiên có đối chứng trên trẻ từ 12 tháng đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán táo bón mạn tính theo tiêu chuẩn ROME IV. 156 trẻ được ngẫu nhiên chia vào hai nhóm điều trị bằng lactulose (1,5ml/ kg/ngày) hoặc polyethylene glycol 3350 (0,5g/kg/ngày) trong 3 tháng. Nghiên cứu thu được kết quả số lần đại tiện trung bình trong tuần và tỷ lệ đại tiện phân mềm của cả hai nhóm tăng rõ rệt tại các thời điểm 1, 2 và 3 tháng sau điều trị (p < 0,001). Tỷ lệ trẻ cải thiện số lần đại tiện trung bình trong tuần, phân mềm và không có máu, đau...

  • Article


  • Authors: Lê Thanh Dũng; Vũ Hoài Linh; Đào Xuân Hải (2021)

  • Nghiên cứu mô tả hiệu quả của phương pháp nút tĩnh mạch cửa đơn thuần (portal venous embolization – PVE) và phương pháp nút kết hợp tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan (liver venous deprivation – LVD) trước phẫu thuật cắt gan lớn. Từ 01/2020 đến 06/2021, 15 bệnh nhân được đưa vào nhóm nghiên cứu gồm 11 PVE và 4 LVD. Không có biến chứng liên quan đến thủ thuật ở nhóm PVE; một bệnh nhân xuất hiện chảy máu ngay sau LVD, được nút tạm thời động mạch gan phải để cầm máu, nhưng dẫn đến suy gan và tử vong sau 38 ngày. Tỷ lệ thể tích gan còn lại theo dự kiến (future liver remnant - FLR) đủ để được phẫu thuật ở nhóm PVE là 5/11, đạt 3/4 ở nhóm LVD. Tỷ lệ FLR tăng lên sau nút mạch ở nhóm PVE và LVD lần lượt là 32% và 118%, p = 0,024, tốc độ phì đại gan ở 2 nhóm tương ứng lần lượt là 5...

  • Article


  • Authors: Đoàn Thị Giang; Đinh Trung Thành; Phạm Hồng Đức (2021)

  • Mục đích của nghiên cứu này là xác định mối liên quan giữa hình ảnh MRI sau phẫu thuật và lâm sàng trên 52 bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi chóp xoay ít nhất 6 tháng, thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2021. Kết quả cho thấy tỷ lệ rách tái phát gân trên gai sau phẫu thuật là 9,62%; các bệnh nhân đều đã được phát hiện rách tái phát trong thời gian trước 6 tháng. Lâm sàng sau phẫu thuật cải thiện đáng kể đa số ở mức tốt và rất tốt. Có sự phù hợp giữa phân độ Sugaya trên hình ảnh MRI với điểm lâm sàng dựa theo UCLA, ASES với p < 0,001. Mối liên quan giữa thoái hóa mỡ cơ và teo cơ với điểm lâm sàng và với tỷ lệ rách tái phát có ý nghĩa với p < 0,05. Như vậy, các bệnh nhân có phân độ Sugaya thấp hơn thì tình trạng khớp vai sau phẫu thuật tốt hơn. Các bệnh nhân có chỉ s...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Việt Hà; Nguyễn Thị Ngọc Hồng; Chu Thị Phương Mai (2021)

  • Viêm tụy cấp tái diễn và viêm tụy mạn là vấn đề còn chưa được hiểu biết nhiều ở trẻ em. Yếu tố nguy cơ chính gây viêm tụy cấp tái diễn và viêm tụy mạn ở người lớn là rượu và thuốc lá trong khi ở trẻ em các đột biến di truyền và các bất thường về giải phẫu của các ống tụy đóng một vai trò quan trọng. Gen Serine Protease Inhibitor Kazal Type 1 (SPINK1) đã được biết là có liên quan chặt chẽ với viêm tụy mạn ở trẻ em. Khi gen này bị đột biến có thể làm giảm hoặc mất hoạt tính của chất ức chế serine protease Kazal typ 1, kích hoạt trypsinogen dẫn đến tự động tiêu hóa mô tụy dẫn đến viêm tụy. Một số đa hình di truyền của gen này biểu hiện nhiều đợt viêm tụy cấp tái diễn hoặc viêm tụy mạn. Chúng tôi trình bày một ca bệnh nhi 7 tuổi vào viện vì đau bụng, tiền sử có 9 đợt viêm ...

  • Article


  • Authors: Lê Minh Thi; Hoàng Thị Thu Hương; Đinh Thị Phương Hòa (2021)

  • Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu mô tả tỷ lệ tuân thủ của cán bộ y tế về chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ tại một bệnh viện quốc tế tại Hà Nội. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện bằng cách quan sát trực tiếp 122 cuộc mổ đẻ trong thời gian từ 01/2018 - 10/2018 sử dụng bảng kiểm quan sát của Bộ Y tế với điểm cắt là 28/34 điểm. Kết quả cho thấy tỷ lệ chung các cuộc mổ tuân thủ đúng và đủ tất cả các tiêu chí trong qui trình của Bộ Y tế đạt 62,3%. Tỷ lệ các bước chăm sóc thiết yếu quan trọng gồm: lau khô trẻ trong 5 giây (81,1%), da kề da (100%), tiêm oxytocin (100%), kẹp rốn muộn (93,4%), cắt rốn một thì (100%), cho bú sớm 1 giờ đầu (80,3%), bú sớm trong 90 phút đầu (100%). Các bước còn chưa đúng và đủ gồm: Kiểm tra xem có trẻ thứ hai (...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thanh Hà; Phạm Thị Mai Ngọc; Chu Hải Đăng (2021)

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới do tỷ lệ mắc bệnh cao và tỷ lệ tử vong. Bệnh nhân COPD có thể bị giảm cân không mong muốn, giảm khẩu phần ăn dẫn đến suy dinh dưỡng nặng, suy kiệt, ảnh hưởng đến kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Một chế độ ăn uống cân bằng có lợi cho tất cả bệnh nhân COPD. Nghiên cứu đánh giá khẩu phần ăn của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Bệnh phổi mạn tính Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 106 người bệnh được thu thập bằng cách chọn mẫu thuận tiện. Kết quả cho thấy, năng lượng khẩu phần trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 1336,3 ± 477,5 Kcal, tương đương 29,2 kc...