Search

Search Results

Results 631-640 of 793 (Search time: 0.011 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần Thị Nga; Hà Thị Bích Liên (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn 69 nhân viên y tế trực tiếp làm công tác chuyên môn tại 5 khoa lâm sàng nhằm mô tả kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế Bệnh viện Y Dược cổ truyền Sơn La năm 2020. Kết quả cho thấy, kiến thức đúng về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Sơn La gần 80%. Tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức đúng chưa cao ở một số nội dung như các biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn bệnh viện (65,2%), vị trí lưu giữ phương tiện phòng hộ (66,7%), thực hành trong phòng ngừa chuẩn (76,8%) và nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn (73,9%). Bệnh viện cần tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

  • Article


  • Authors: Chu Văn Thăng; Lê Thị Hoàn; Lê Vũ Thuý Hương (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành năm 2018 tại 3 bệnh viện tại Hà Nội gồm bệnh viện Đa khoa Đức Giang, bệnh viện Đa khoa Thường Tín và bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đại diện cho bệnh viện hạng I, hạng II và bệnh viện tư nhân. Nghiên cứu nhằm mô tả và so sánh kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế của cán bộ y tế theo thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT. Có 375 cán bộ y tế đã trả lời phiếu phỏng vấn tự điền về các kiến thức liên quan đến phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế. Trong đó bệnh viện Đa khoa Đức Giang đạt tỷ lệ cao nhất về kiến thức chung (91,5%) và sau đó là bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Bệnh viện Đa khoa Thường Tín có tỷ lệ nhân viên đạt yêu cầu về kiến thức là thấp nhất trong 03 bệnh viện. Tuy nhiên...

  • Article


  • Authors: Phùng Thanh Hùng; Nguyễn Thị Hoài Thu; Đồng Thị Thuận (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tại 4 khoa lâm sàng với 2 mục tiêu: 1/ xác định nhu cầu nhân lực điều dưỡng và 2/ phân tích một số thuận lợi khó khăn khi áp dụng phương pháp WISN. Nghiên cứu kết hợp phương pháp định lượng và định tính, rà soát số liệu thứ cấp. Đối tượng nghiên cứu là 53 điều dưỡng tại 4 khoa. Kết quả cho thấy, về nhu cầu nhân lực, có 2 trên 4 khoa số lượng nhân lực thực tế vượt quá nhu cầu theo WISN từ 1 - 2 điều dưỡng, 1 khoa thiếu 2 điều dưỡng. Những thuận lợi khi áp dụng WISN là được lãnh đạo và nhân viên bệnh viện quan tâm ủng hộ, hệ thống thông tin tốt cung cấp số liệu sẵn có và nhân viên được giới thiệu tập huấn WISN. Một số khó khăn liên quan tới tính chính xác trong liệt kê công việc và thời gian hoạt động chuẩn, một số loại dữ liệu chưa s...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Hà; Lê Thị Thu Loan; Tống Thị Thảo (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 217 hồ sơ bệnh án nội khoa nội trú tại Bệnh viện Phổi tỉnh Sơn La từ tháng 1/2020 đến 8/2020 nhằm mục tiêu mô tả thực trạng ghi chép hồ sơ bệnh án nội trú. Kết quả cho thấy có 97,7% hồ sơ bệnh án hoàn thiện đạt yêu cầu, trong đó phần tổng kết bệnh án hoàn thiện thấp nhất (79,3%). Khi đánh giá từng tiểu mục, chỉ 59,9% có đầy đủ thông tin nghề nghiệp của bệnh nhân, 71,9% không viết tắt trong phần hành chính; tiểu mục chẩn đoán bệnh chính chỉ đạt 63,1%; chiếm 1/3 (24,9%) số hồ sơ bệnh án không có thông tin tình trạng người bệnh ra viện. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, cần ưu tiên giám sát tập trung vào những thiếu sót này trong ghi chép hồ sơ bệnh án để tăng cường hơn nữa chất lượng ghi chép hồ sơ bệnh án trong thời gian tới<...

  • Article


  • Authors: Khương Văn Duy; Nguyễn Thị Quỳnh; Nguyễn Thanh Thảo; Phan Mai Hương (2021)

  • Nghiên cứu được tiến hành tại xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội nhằm mô tả thực trạng sức khỏe người lao động làm nghề mộc năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang áp dụng phỏng vấn trực tiếp 80 người lao động kết hợp với khám sức khỏe đầy đủ cho người lao động theo quy định của Bộ Y tế. Kết quả cho thấy tỷ lệ người lao động tại làng nghề mộc có sức khỏe tốt là 81,1%, loại trung bình là 8,8% và loại kém và rất kém là 1,8%. Tỷ lệ người lao động mắc các bệnh về mắt chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 67,5%, tiếp đến là nhóm bệnh thần kinh chiếm 55% và sau đó là các bệnh về tai mũi họng chiếm 36,3%. Các nhóm bệnh về đường tiêu hóa và cơ xương khớp chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 18,8% và 25%. Tình trạng sức khỏe người lao động tại làng mộc chủ yếu đạt loại tốt. Cần phục hồi sức khỏe...

  • Article


  • Authors: Khương Văn Duy; Lê Thị Thanh Xuân;  Advisor: Nguyễn Ngọc Anh (2021)

  • Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương nhằm mô tả các rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được áp dụng trên 86 người bệnh bằng phỏng vấn trực tiếp và phân tích hô hấp ký từ bệnh án của đối tượng nghiên cứu. Kết quả cho thấy 23,3% đối tượng nghiên cứu có rối loạn thông khí hạn chế, 23,3% có rối loạn thông khí tắc nghẽn và 12,7% có rối loạn thông khí hỗn hợp. Trong số đối tượng có hội chứng hạn chế, hơn một nửa là ở mức độ nhẹ (60,0%), rối loạn thông khí hạn chế mức độ nặng chiếm 30,0% và rối loạn thông khí mức độ vừa chiếm 10,0%. Trong số đối tượng có hội chứng tắc nghẽn 45% là mức độ nặng trở lên, rối loạn thông khí tắc nghẽn mức độ vừa cũng chiếm 45% và mức độ nhẹ chỉ chiếm 1...

  • Article


  • Authors: Hà Phan Hải An (2021)

  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch an toàn, hiệu quả để đạt lợi ích điều trị tối ưu cho người bệnh ghép tạng là một vấn đề luôn được quan tâm. Để cân bằng an toàn - hiệu quả, nhà lâm sàng cần hiểu rõ các đặc tính về dược động học, dược lực học của thuốc, và các công cụ giúp duy trì nồng độ mục tiêu như theo dõi nồng độ thuốc, đặc biệt là với các thuốc có cửa sổ điều trị hẹp như ức chế calcineurin. Bên cạnh đó, sự ra đời của nhiều loại thuốc cùng hoạt chất dưới áp lực kinh tế cũng là một thách thức cho các nhà lâm sàng. Bài tổng quan trình bày một số khái niệm cơ bản trong sử dụng thuốc có cửa sổ điều trị hẹp, một số đặc tính của thuốc ức chế calcineurin, các yêu cầu về tính tương đương sinh học để thuốc được đưa vào sử dụng lâm sàng an toàn hiệu quả, và một số điểm cần lưu...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Vân Anh; Nguyễn Duy Hùng (2021)

  • Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả đặc điểm tổn thương sợi trục ở nhóm u thần kinh đệm bậc thấp và bậc cao trên cộng hưởng từ khuếch tán sức căng. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2021 trên 46 bệnh nhân có giải phẫu bệnh là u thần kinh đệm và đều được chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng trước phẫu thuật hoặc sinh thiết. Bó vỏ tuỷ có tổn thương phù và thâm nhiễm là hai hình thái hay gặp với tỷ lệ tương ứng là 21,7% và 45,7%, trong đó phù hay gặp ở nhóm u bậc thấp, thâm nhiễm hay gặp ở nhóm u bậc cao. Trong các bó thuộc đường ngôn ngữ, phù và đè đẩy là tổn thương hay gặp ở nhóm u bậc thấp, thâm nhiễm là tổn thương hay gặp ở nhóm u bậc cao. Phá huỷ sợi trục gặp ở 5/6 bó chất trắng trong nhóm u bậc cao, không gặp trường hợp nào ở nhóm u ...

  • Article


  • Authors: Trần Thái Hà; Đỗ Thị Hường (2021)

  • Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau và cầm máu của “Viên trĩ HV” trên thực nghiệm. Nghiên cứu thực nghiệm, có đối chiếu với nhóm chứng. Khảo sát tác dụng chống viêm trực tràng trên mô hình chuột cống trắng gây trĩ, “Viên trĩ HV” được dùng ở liều 0,7 g/kg/ngày và 1,4 g/kg/ngày, mức độ viêm tại chỗ được đánh giá bởi hình ảnh đại thể, chỉ số trực tràng, mức độ thoát mạch vào mô trực tràng xác định bằng lượng xanh evans (evans blue) có trong mô trực tràng, và hình ảnh vi thể của trực tràng.Nghiên cứu tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn bụng bằng acid acetic, “Viên trĩ HV” được dùng ở liều 1,2 g/kg/ ngày và 2,4 g/kg/ngày trên chuột nhắt (tương đương liều dùng trên lâm sàng và gấp 2 liều lâm sàng) để nghiên cứu tác dụng giảm đau trên ...

  • Article


  • Authors: Phạm Hồng Đức; Lương Minh Tuấn (2021)

  • Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả hình ảnh và lâm sàng của điều trị can thiệp nội mạch qua 15 trường hợp rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang, 2 nam và 13 nữ, độ tuổi trung bình 58,67 ± 14,93, tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ 6/2018 đến 03/2021. Kết quả theo phân loại Barrow là như sau: type D (8; 53,3%), type C (3; 20%), type C và D (2; 13,3%) và type A và B (1; 6,7%). Trong 23 đường tiếp cận nút mạch có 12 trường hợp qua đường xoang đá dưới; 5 trường hợp qua tĩnh mạch mặt, 4 trường hợp đường động mạch; và chọc trực tiếp qua tĩnh mạch mắt có 2 trường hợp. Tắc khỏi hoàn toàn rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang có 13 bệnh nhân (86,7%) và tất cả đều nút tắc xoang hang bằng coils qua đường tĩnh mạch. Một bệnh nhân tắc không hoàn toàn (90%) và các triệu chứ...