- Article
Authors: Đỗ Thị Thanh Toàn; Nguyễn Bích Nguyệt; Trần Thị Thanh Hương (2021) - Nghiên cứu tổng quan mô tả xu hướng mắc mới bệnh ung thư tuyến giáp trên Thế giới và Việt Nam. 25
nghiên cứu và báo cáo trên thế giới và Việt Nam đã được lựa chọn vào nghiên cứu cho thấy một xu hướng
chung là sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ mới mắc bệnh tại các quốc gia, tuy nhiên vào nửa cuối giai đoạn 2009
2019 bắt đầu có sự giảm tỷ lệ tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
rất nhiều so với nam giới (tỷ lệ mắc ở nữ giới đã tăng gấp hơn 2 lần từ 4,7/100.000 lên 10,2/100.000 trong năm 2018). Các quốc gia có thu nhập cao có tỷ lệ mới mắc cao hơn so với các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Ghi nhận ung thư có vai trò quan trọng trong thống kê báo cáo dữ liệu về xu hướng mắc mới ung thư tuyến giáp.
|
- Article
Authors: Khương Văn Duy; Lê Quang Chung; Khương Thị Bích Phượng (2021) - -
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Hoài Thu; Lê Đình Sáng; Phùng Thanh Hùng (2021) - Nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu: mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới ghi
chép hồ sơ bệnh án nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An năm 2019. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt
ngang, đối tượng nghiên cứu là 400 hồ sơ bệnh án nội trú của 5 khoa và 9 cuộc phỏng vấn sâu với một số nhân
viên, quản lý bệnh viện. Kết quả cho thấy tỷ lệ ghi chép hồ sơ bệnh án đạt là 79,8%. 30% số tiểu mục nghiên cứu
có tỷ lệ hồ sơ bệnh án đạt dưới 85%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ hồ sơ đạt giữa các khoa lâm
sàng hệ Nội (p < 0,05). Thiếu đào tạo tập huấn, giám sát kiểm tra, quy định khen thưởng xử phạt trong việc tuân
thủ ghi chép hồ sơ, văn hóa đổ lỗi cá nhân là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng ghi chép hồ sơ bệnh
án. Từ đó nghi...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thanh Thảo; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Huy Hoàng (2021) - Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn online và thang đo tác động quy mô sự kiên - IES-R trên 1764 đối tượng là cán bộ y tế thuộc các bệnh viên tuyến Trung ương tham gia chống đại dịch COVID-19 năm 2020. Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 lên vấn đề sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 9,6% đối tượng có vấn đề sức khỏe tâm thần cần quan tâm, 8,8% có sức khỏe tâm thần ảnh hưởng lâu dài trong nhiều năm và 2,8% được chẩn đoán có tình trạng căng thẳng. Điểm trung bình của “Sự ám ảnh” về COVID 19 là cao nhất (7,1 ± 7,3), tiếp theo là “Sự lảng tránh” (4,8 ± 6,9) và “Phản ứng thái quá” (3,2 ± 4,8). Các nhân viên y tế là điều dưỡng trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, nhân viên y tế tại các khoa hành chính, sống độc thân và có ...
|
- Article
Authors: Phạm Phương Mai; Nguyễn Thị Hoàng Hà; Hoàng Thị Hải Vân (2021) - Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức về bệnh tăng huyết áp và thực hành quản lý bệnh tăng huyết áp của người
trưởng thành tại huyện Quảng Xương, Thanh Hoá. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang với tổng
số 396 đối tượng tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy kiến thức của người dân còn rất hạn chế. Tỷ lệ kiến
thức đúng và đầy đủ về bệnh tăng huyết áp chỉ chiếm 13,1%. Tỷ lệ những người biết các triệu chứng như đau
đầu, hoa mắt chóng mặt, đau ngực, nóng/đỏ mặt … còn thấp với tỷ lệ lần lượt là 51,0%; 61,6%; 3,5% và 21,7%,
trong đó 16,5% cho rằng tăng huyết áp không dự phòng được. Về thực trạng quản lý bệnh tăng huyết áp, kết
quả chỉ ra tỷ lệ không điều trị hoặc điều trị không đều còn cao (25%), trong khi đó tỷ lệ thay đổi thói quen, lối
sống lành mạnh còn rất thấp, đặc...
|
- Article
Authors: Lê Xuân Hưng; Nguyễn Thị Thu Hà; Nguyễn Ngọc Anh (2021) - Nghiên cứu cắt ngang trên 222 đối tượng học viên sau đại học tại Đại học Y Hà Nội trong đó 59,91% đã tốt
nghiệp Thạc sĩ/CKI và 40,09% đang học sau Đại học. Điểm trung bình các kỹ năng nghiên cứu của tất cả đối
tượng (3,32 ± 0,58) trên thang đo 5 điểm; Kỹ năng có điểm trung bình thấp nhất là “Phân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích” (3,19 ± 0,71), điểm trung bình cao nhất gồm 2 kỹ năng “Xây dựng đề tài” (3,34 ± 0,63) và kỹ năng “Lập luận” (3,34 ± 0,64). Hình thức và phương pháp đào tạo được lựa chọn nhiều nhất “Đào tạo theo nhóm và được hỗ trợ nhiều hơn từ người hướng dẫn” trong nhóm chưa tốt nghiệp (32,58%) cao hơn so với nhóm đã tốt nghiệp (11,28%) và phương pháp “Đào tạo lý thuyết song song với thực hành” với nhóm đã tốt nghiệp (56%) và chưa tốt nghiệp (62,92%) sự khác ...
|
- Article
Authors: Ngô Văn Toàn; Lê Vũ Thuý Hương; Trần Thị Thoa; Nguyễn Thị Khánh Linh (2021) - Nghiên cứu cắt ngang tiến hành năm 2019 tại năm bệnh viện tại thành phố Đà Nẵng nhằm nghiên cứu ảnh
hưởng của sự thay đổi các giá trị nhiệt độ với số người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nhập
viện điều trị nội trú. Diễn biến nhiệt năm 2019, nhiệt độ tăng dần từ tháng 1 đến tháng 6, tháng 7 và sau đó giảm dần
đến tháng 12. Nhiệt độ cao nhất ở tháng 6,7 và 8. Nhiệt độ thấp nhất ở tháng 12 và tháng 1. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi chỉ ra khi nhiệt độ chênh lệch tăng 1o
C, nguy cơ nhập viện điều trị nội trú do COPD của người cao tuổi tăng
4% (95%CI: 0,08% - 8,1%). Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự tăng
nhiệt độ trung bình ngày, nhiệt độ tối đa và nhiệt độ tối thiểu với số người bệnh cao tuổi mắc COPD điều t...
|
- Article
Authors: Trần Quỳnh Anh; Nguyễn Thị Phương Oanh; Lê Vũ Thúy Hương (2021) - Nghiên cứu mô tả cắt ngang với hai mục tiêu (1) mô tả kiến thức về cơ hội rửa tay với xà phòng và một
số yếu tố liên quan; và (2) khảo sát điều kiện rửa tay của người dân tại 5 tỉnh: Sơn La, Thái Nguyên, Cao
Bằng, Lào Cai và Ninh Thuận năm 2020. Có 1000 đối tượng đại diện cho hộ gia đình tham gia khảo sát
bằng bộ câu hỏi và bảng kiểm được sử dụng để quan sát thời điểm rửa tay. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
thời điểm rửa tay người dân biết đến là sau khi đi vệ sinh/sử dụng nhà tiêu (69,5%), trước khi ăn (47,5%)
và sau khi đi làm đồng về (32,5%). Khảo sát nơi rửa tay tại hộ gia đình, hầu hết đều có nước (96,8%)
hoặc có cả nước và xà phòng (89,4%). Các yếu tố liên quan đến kiến thức về cơ hội vệ sinh tay với xà
phòng gồm dân tộc khác có kiến thức tốt hơn so với dân tộc Kin...
|
- Article
Authors: Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo; Lê Thị Hương; Tạ Thị Kim Nhung; Phạm Thị Quân; Advisor: Nguyễn Thị Vinh (2021) - Bụi phổi silic là bệnh tiến triển không hồi phục kể cả khi người mắc đã ra khỏi môi trường lao động có bụi
silic và hậu quả là suy giảm chức năng hô hấp. Nghiên cứu mô tả hồi cứu số liệu từ bệnh án của 86 bệnh
nhân mắc bệnh bụi phổi silic điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020, cho
thấy các bệnh nhân này có đặc điểm: 98% là nam giới; lao động khai thác vàng chiếm 33,7%, khai thác đá
chiếm 25,5%). Mức độ mắc bệnh chỉ có nốt mờ nhỏ là 36,0%, tỷ lệ có đám mờ lớn loại C là 14,0%. Có 2,9%
đồng nhiễm lao, 11,7% đồng nhiễm các vi khuẩn khác. Các triệu chứng cơ năng và thực thể thường gặp nhất: khó thở là 98,8%; ran nổ là 75,6%, ran ẩm là 73,3%. 60,5% rối loạn chức năng hô hấp trong đó trên 80% là rối loạn chức năng hô hấp kiểu hạn chế và hỗn hợp. ...
|
- Article
Authors: Vũ Thị Huệ; Tống Thị Thảo; Nguyễn Hữu Thắng (2021) - Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả thái độ an toàn của nhân viên y tế đang công
tác tại Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi về thái độ an toàn (Safety Attitudes
Questionnaire) được dịch sang tiếng Việt và được kiểm định độ tin cậy bởi Nguyễn Thị Huyền Trâm (Cronbach's
alpha = 0,89). Kết quả cho thấy điểm thái độ an toàn của nhân viên y tế theo thang điểm 100 là 69,56 ± 8,91 (ở mức
trung bình), khía cạnh sự hài lòng về công việc đạt điểm cao nhất (78,25 ± 14,67), tiếp theo là điều kiện công việc
(72,51 ± 14,69), công tác quản lý bệnh viện (71,56 ± 11,72), môi trường làm việc nhóm (69,72 ± 11,53), môi trường
an toàn (67,08 ± 9,63), thấp nhất là áp lực công việc (58,18 ± 14,67). Tỷ lệ nhân viên y tế có thái độ an toàn tích
cực ch...
|