Search

Search Results

Results 21-30 of 109 (Search time: 0.124 seconds).
Item hits:
  • Working Paper


  • Authors: Lê Thị Hạnh (2019)

  • Học phần cung cấp cho người học có kiến thức cơ bản về kinh doanh quốc tế; nhận thức được vai trò và tác động của các yếu tố môi trường (văn hóa, kinh tế, chính trị-pháp luật,…) đến các chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài và hiểu được những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đối mặt khi hoạt động trong môi trường quốc tế. Mục tiêu về kỹ năng: hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và khả năng tiếp thu các kiến thức mới để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và làm việc, và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống và làm việc

  • Working Paper


  • Authors: Vương Thị Thanh Trì (2019)

  • Học phần được xây dựng nhằm cung cấp cho sinh viên hiểu được một cách có hệ thống những khái niệm căn bản về sự lãnh đạo trong các tổ chức, từ đó phát triển khả năng áp dụng những lý luận về sự lãnh đạo hiệu quả để hội nhập tốt vào các tổ chức chuyên nghiệp ngày nay; hiểu biết về điểm mạnh và điểm yếu trong hành vi của một người lãnh đạo để trở thành nhà lãnh đạo thành công; cải thiện kỹ năng tự lãnh đạo thông qua việc chế ngự cảm xúc một cách hiệu quả và cảm xúc trí tuệ. Từ đó sinh viên có thể lựa chọn cho mình một phòng cách lãnh đạo và phát triển các kỹ năng lãnh đạo hiệu quả trong quá trình quản lý, lanh đạo một doanh nghiệp.

  • Working Paper


  • Authors: Nguyễn Duy Thành (2019)

  • Học phần hướng đến sự thay đổi chính bản thân người học; giúp cho người học có khả năng nhận diện bản thân – điểm mạnh, yếu, sở trường của mình; khả năng quan hệ với người khác – kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán tạo dựng quyền lực của bản thân, gây ảnh hưởng đến người khác và kỹ năng quản trị xung đột với các cá nhân dựa trên nền tảng kiểm soát cảm xúc bản thân hữu hiệu; và hướng đến làm việc nhóm hiệu quả. Vì vậy, môn học mang đến cho sinh viên – các nhà quản trị tương lai một kỹ năng quản trị cá nhân, quản trị các mối quan hệ với con người và hướng đến giải quyết vấn đề quản trị một cách sáng tạo.

  • Working Paper


  • Authors: - (2019)

  • Học phần Kinh tế học đại cương là sự kết hợp một số kiến thức cơ bản của kinh tế học vi mô và vĩ mô để giúp sinh viên - những người mới làm quen với cách thức tư duy như những nhà kinh tế học – có thể hiểu, tự phân tích và đánh giá các vấn đề kinh tế đơn giản. Với lý thuyết về cung, cầu, hệ số co giãn, ảnh hưởng của việc đánh thuế đến thị trường cùng với một số chỉ tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô như GDP, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp và thị trường vốn, sinh viên sẽ có sự hiểu biết đầy đủ hơn về cơ chế vận hành của nền kinh tế và vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

  • Working Paper


  • Authors: Nguyễn Duy Thành (2019)

  • Học phần cung cấp cho những kiến thức cơ bản về hành vi, thái độ của người lao động trong tổ chức, sự tương tác giữa các cá nhân với nhóm làm việc và giữa các cá nhân với tổ chức nhằm giúp người lao động đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Bên cạnh đó, học phần còn giúp rèn luyện những kỹ năng ứng xử trong giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo và khả năng xử lý những tình huống thường xảy ra trong tổ chức.

  • Working Paper


  • Authors: Bộ Môn Kinh tế học (2019)

  • Học phần Kinh tế quốc tế nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thông qua việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực kinh tế và tài chính tiền tệ. Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về kinh tế học quốc tế, bao gồm hai mảng kiến thức chính về thương mại quốc tế (chính sách thương mại, lý thuyết về thương mại) và tài chính quốc tế (di chuyển nguồn lực quốc tế, các vấn đề về tỷ giá, hệ thống tài chính quốc tế). Trên cơ sở đó, sinh viên có thể vận dụng các kiến thức lý thuyết để tìm hiểu và giải thích các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách thương mại của Việt Nam và thế giới.

  • Working Paper


  • Authors: Lê Thị Hạnh (2019)

  • Học phần được xây dựng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản trị chất cũng như tác động của nó đối với sự thành công của các tổ chức; nhận biết và sử dụng được một số kỹ thuật để kiểm soát và cải tiến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, chất lượng quá trình, chất lượng hệ thống quản lý. Từ đó sinh viên có thể lựa chọn và lập được kế hoạch triển khai một hệ thống quản lý chất lượng thích hợp cho tổ chức.

  • Working Paper


  • Authors: Bộ Môn Kinh tế học (2019)

  • Bài giảng Luật kinh tế được biên soạn với nội dung tập trung vào những quy định cơ bản, hiện hành của pháp luật Việt Nam điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh. Bài giảng này dùng cho việc học tập và nghiên cứu môn Luật kinh tế hệ cử nhân chính quy thuộc khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán và các ngành có lựa chọn môn học này.

  • Working Paper


  • Authors: Vũ Lệ Hằng (2019)

  • Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về quản trị rủi ro trong kinh doanh: khái niệm rủi ro, phân loại rủi ro, nguồn gốc gây ra rủi ro; quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm: nhận diện (nhận dạng) và phân tích rủi ro mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt, đo lường rủi ro; kiểm soát rủi ro thông qua việc né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro; tài trợ rủi ro thông qua chấp nhận rủi ro và lập quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất nếu rủi ro xảy ra hoặc chuyển giao rủi ro. Môn học còn đề cập đến việc quản trị rủi ro chiến lược và quản trị rủi ro hoạt động.

  • Working Paper


  • Authors: - (2019)

  • Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên hệ thống các khái niệm, thuật ngữ trong kinh tế học vi mô, các kiến thức để phân tích hành vi của các chủ thể (người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong các dạng cấu trúc thị trường khác nhau) để từ đó sinh viên có thể hiểu được cách thức ra quyết định tối ưu của các chủ thể này.