Search

Search Results

Results 31-40 of 143 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • -


  • Authors: Phạm Thị Như Nghĩa (2014)

  • Dựa trên các kiến thức di truyền, xã hội học, có xét đến các điều kiện phát triển công nghệ sinh học và sự đan xen kiến thức giữa các lĩnh vực khoa học chuyên ngành khác nhau, tác giả bài báo đã tổng hợp phân tích đưa ra các đặc trưng hình thái mới, phôi thai hình thành một khoa học chuyên ngành độc lập. Đây là điểm mới trong cấu trúc nghiên cứu di truyền trong xã hội học và xã hội học ảnh hưởng đến di truyền học. Bài báo được soi sáng bằng thực tế giảng dạy của tác giả cho các lớp tiên tiến đại học Kinh tế Quốc dân những năm gần đây.

  • -


  • Authors: TS. Hứa Thùy Trang (2015)

  • Khảo sát hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp Nhật Bản để xây dựng khung chương trình đào tạo Nhật ngữ quản trị sản xuất. Kết quả sử dụng công cụ phân tích chức năng, phân tích công việc, phân tích năng lực cốt lõicho công tác đổi mới nội dung đào tạo nhằm nâng cao năng lực thực hiện công việc tại doanh nghiệp Nhật Bản. Từ khảo sát mô hình quản trị theo quá trình (MBP), quản trị theo mục tiêu (MBO), quản trị theo giá trị (MBV) làm cơ sở xây dựngbài học và bài tập thực hành kỹ năng cho sinh viên. Mục tiêu đào tạo theo các tiêu chí, tiêu chuẩn, trình độ nghiệp vụ chuyên môn đối với vị trí sử dụng tiếng Nhật quản trị sản xuất trong doanh nghiệp. Nâng caonăng lực thực hiện công việc theo các vị trí công việc của Doanh nghiệp sẽ đáp ứng được mục tiêu phát triển đào tạo đạt chuẩn Khu vực ...

  • -


  • Authors: Ths. Nguyễn Thùy Linh (2015)

  • Bài nghiên cứu trình bày kết quả khảo sát thành phần vị ngữ động từ trong câu tiếng Nhật. Tác giả đã tổng hợp lại khái niệm và đặc trưng liên quan đến thành phần vị ngữ trong câu tiếng Nhật tập trung vào vị ngữ động từ trong các nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu về ngữ pháp. Tiếp đó, tác giả đã tiến hành khảo sát tần suất sử dụng trong thực tế của các hình thái động từ đó và mood mà chúng biểu hiện trong sách giáo khoa dạy tiếng Nhật trình độ sơ, trung cấp cho người nước ngoài đang được sử dụng phổ biến hiện nay,trong tiểu thuyết, trong truyện cho thiếu nhi và một số tài liệu lý luận bằng tiếng Nhật. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy sự biến đổi phức tạp của hình thái động từ theo từng cấp độ sách giáo khoa. Và kết quả từ các tài liệu khác cho thấy đặc trưng của việc biế...

  • -


  • Authors: Ths. Vương Thanh Trì (2015)

  • Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008-2012, từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Với kết quả phân tích các doanh nghiệp ngành thực phẩm, dệt may và tiêu dùng, nghiên cứu chỉ ra rằng, còn nhiều doanh nghiệp trên địa Hà Nội chưa thực hiện các trách nhiệm xã hội như tiền lương thấp, định mức lao động cao, nợ đọng các chế độ bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN), không đảm bảo chế độ bảo hộ lao động, chất lượng sản phẩm thấp, gây ô nhiễm môi trường (nước, khí, chất thải rắn), TNXH đối với cộng đồng mới chỉ dừng lại xử lý theo tình huống như từ thiện, hảo tâm, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn mà chưa có kế hoạch chí...

  • -


  • Authors: ThS. Nguyễn Thanh Huyền (2014)

  • Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải giải bài toán lợi nhuận trong cả ngắn hạn và dài hạn. Do vậy, việc quản trị chi phí không chỉ đơn thuần là kiểm soát chi phí ở giai đoạn sản xuất mà phải triển khai hoạt động kiểm soát từ những giai đoạn đầu tiên là nghiên cứu và thiết kế sản phẩm và kéo dài xuyên suốt thời gian tồn tại của sản phẩm. Do chi phí phát sinh trong từng giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm là khác nhau nên nhà quản trị cần phải kết hợp các phương pháp chi phí mục tiêu, chi phí Kaizen và chi phí định mức để thực hiện được mục tiêu kiểm soát này.

  • -


  • Authors: Ths. Nguyễn Thị Thu Hà (2015)

  • Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu và một số phương pháp dạy môn Văn minh văn hóa Pháp đã được áp dụng trên thế giới. Việc dạy văn hóa là không thể thiếu được đối với sinh viên học ngoại ngữ. Thông qua văn hóa và văn minh của đất nước đó, người học có thể hiểu hơn về các phong tục, tập quán, cách suy nghĩ của những người dân bản ngữ. Điều này cho phép sinh viên mở rộng kiến thức về xã hội Pháp cũng như những nước trong cộng đồng Pháp ngữ. Ngôn ngữ và văn hóa không thể tách rời được nhau.Tuy nhiên, việc dạy văn hóa đằng sau một ngôn ngữ thường bị xem nhẹ hoặc ít được khai thác. Nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy văn minh văn hóa pháp, chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số phương pháp dạy Văn minh Pháp phù hợp với sinh viên học tiếng pháp tại trường Đại học Thăng ...

  • -


  • Authors: Ths. Vũ Thị Kim Chi (2015)

  • Nghiên cứu khái quát được các phương thức biểu hiện quan hệ nhân-quả trong tiếng Nhật, mô tả và phân tích từng khả năng diễn đạt câu nguyên nhân tiếng Nhật thông qua các ví dụ sinh động và khái quát hóa chúng thành các mô hình cấu trúc, thống kê được các phương tiện biểu đạt quan hệ nguyên nhân-kết quả. Việc khảo sát một cách chi tiết các kiểu sắc thái nghĩa của từng kiểu câu nhân-quả với các phương tiện liên kết như kết từ, liên từ là hết sức cần thiết, giúp cho người học tiếng Nhật có thể hiểu rõ và sử dụng chính xác kiểu câu này, đồng thời nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy Nhật tại Việt Nam.

  • -


  • Authors: PGS. TS. Đồng Xuân Ninh (2014)

  • Đề tài gồm có 3 phần. Phần 1, phân tích và đánh giá những diễn biến và tác động của kinh tế thế giới và Việt Nam. Những tác động này vừa là cơ hội và điểm tựa tạo ra động lực mới, vừa là những thách thức và trở ngại cần phải vượt qua trong tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Phần 2, vận hội và triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam đã đến. Cần phát huy các kết quả và "các điểm sáng", đã đạt được của 2012 - 2013 để tạo đà và làm điểm tựa cho phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Phần 3, là 5 nhóm giải pháp chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô, nhằm tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức trong bối cảnh của kinh tế toàn cầu, nhằm tăng cường thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu phát triển ki...

  • -


  • Authors: -;  Advisor: Ths. Phạm Hồng Vân (2014)

  • With the trend of globalization, the demand of a common language for global communication is more and more increasing. So far, English has been widely used in almost all fields in our life. However, for Vietnamese people, especially those working in the hotel industry, to communicate efficiently in English, it is required that we not only have the language ability but also an awareness of the difference in communicating behaviors between the English and the Vietnamese.