Browsing by Author Nguyễn Thị Thu Liễu

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 10 of 10
  • BB.0000175.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Liễu (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang, điều tra khẩu phần trên 196 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng phương pháp hỏi ghi khẩu phần 24 giờ. Tổng năng lượng ăn vào trung bình của đối tượng nghiên cứu là 2359,9 kcal/ngày, cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị của Viện dinh dưỡng năm 2016. Protein ăn vào là 95,4g cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị của Viện dinh dưỡng năm 2016 là 35,4g. Lipid ăn vào là 58,3g, cao hơn so với mức nhu cầu khuyến nghị của Viện dinh dưỡng năm 2016. Tỉ lệ giữa Protein : Lipid : Glucid đạt nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ protein động vật so với protein tổng số và tỷ lệ lipid thực vật so với ...

  • BB.0000201.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Trịnh Bảo Ngọc; Lê Thị Hồng Ngọc; Nguyễn Thị Thu Liễu (2020)

  • Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 74 người chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong 23 trường mầm non thuộc huyện Nam Sách, Hải Dương. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: Tỷ lệ người chế biến thực phẩm có kiến thức chung về An toàn thực phẩm (ATTP) đạt là 64,9%; Tỷ lệ người chế biến thực phẩm có thực hành chung về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đạt là 31,1%. Tỷ lệ người chế biến thực phẩm đạt cả về kiến thức và thực hành là 25,7%. Như vậy, tỷ lệ người chế biến thực phẩm có kiến thức và thực hành đạt về ATTP chưa cao

  • BB.0000683.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trinh Bảo Ngọc; Nguyễn Thị Như Quỳnh; Nguyễn Thị Thu Liễu (2021)

  • Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 200 trẻ em dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Giang. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang năm 2020. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: Tỷ lệ Suy dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi cao ở cả 3 chỉ số, trong đó suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 10,5% (cân nặng/tuổi), thể thấp còi 22,5% (chiều cao/tuổi) và thể gầy còm 6,5% (cân nặng/chiều cao). Thời gian cai sữa của bà mẹ là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ.

  • BB.0000683.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trinh Bảo Ngọc; Nguyễn Thị Như Quỳnh; Nguyễn Thị Thu Liễu (2021)

  • Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 200 trẻ em dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Giang. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang năm 2020. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: Tỷ lệ Suy dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi cao ở cả 3 chỉ số, trong đó suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 10,5% (cân nặng/tuổi), thể thấp còi 22,5% (chiều cao/tuổi) và thể gầy còm 6,5% (cân nặng/chiều cao). Thời gian cai sữa của bà mẹ là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ

  • BB.0000685.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trinh Bảo Ngọc; Nguyễn Thị Như Quỳnh; Nguyễn Thị Thu Liễu (2021)

  • Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 200 trẻ em dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Giang. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang năm 2020. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: Tỷ lệ Suy dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi cao ở cả 3 chỉ số, trong đó suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 10,5% (cân nặng/tuổi), thể thấp còi 22,5% (chiều cao/tuổi) và thể gầy còm 6,5% (cân nặng/chiều cao). Thời gian cai sữa của bà mẹ là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ

  • BB.0000684.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Lê Hồng Quang; Nguyễn Thị Thu Liễu; Lê Thị Hương; Dương Thị Thu Hiền; Nguyễn Thùy Ninh (2021)

  • Một nghiên cứu mô tả cắt ngang điều tra trên 420 người chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú tất cả các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa về thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ người chế biến thực phẩm (CBTP) đạt yêu cầu thực hành chung về an toàn vệ sinh thực phẩm là 71,4%. Trong đó, về thực hành vệ sinh cá nhân: 97,9% người chế biến thực phẩm để móng tay sạch sẽ, cắt ngắn, tỉ lệ người sử dụng mũ chụp tóc, khẩu trang, tạp dề lần lượt với 81,7%; 76,4%; 82,6%. Có 13,3% người chế biến thực phẩm vẫn dùng tay trực tiếp để bốc chia thức ăn chín. Về thực hành bảo quản thực phẩm (BQTP): trên 90% dụng cụ chứa đựng thực phẩm không thôi ...

  • BB.0000589.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Trịnh Bảo Ngọc; Nguyễn Thị Thu Liễu; Lê Thị Quỳnh Trang (2021)

  • Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 79 bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa có chuẩn bị tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện E. Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả thực trạng nuôi dưỡng sau phẫu thuật 7 ngày của bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: 68,4% bệnh nhân sau phẫu thuật ngày thứ 7 được nuôi dưỡng kết hợp giữa truyền tĩnh mạch và đường miệng; 8,9% bệnh nhân được nuôi dưỡng hoàn toàn theo đường miệng. Ngày thứ nhất sau phẫu thuật bệnh nhân được nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường truyền tĩnh mạch và năng lượng trung bình là 1105 Kcal. Trong giai đoạn đầu này, tổng năng lượng trung bình cung cấp cho bệnh nhân đáp ứng được...

  • BB.0000590.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Trọng Hưng; Lê Đức Anh; Nguyễn Thị Thu Liễu; Vũ Ngọc Hà (2021)

  • Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 122 bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu có chu kỳ điều trị tại Khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: Tỉ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng theo bộ công cụ NRS 2002 là 74,%, tỉ lệ bệnh nhân có mức BMI ≤ 18,5 là 39,3%, tỉ lệ thiếu máu có tới 54,2%, tỉ lệ sắt huyết thanh dưới ngưỡng bình thường là 10,8%, tỉ lệ bệnh nhân có mức transferrin dưới mức bình thường (200mg/dl) là 85%

  • BB.0000628.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Lê Hồng Quang; Nguyễn Thị Thu Liễu; Dương Thị Thu Hiền; Nguyễn Thùy Ninh (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 91 trường học tổ chức ăn bán trú trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ các trường đạt điều kiện an toàn thực phẩm với bếp ăn tập thể còn thấp với 73,3% bếp ăn tập thể đạt điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm chung. Trong đó có 73,3% bếp đạt điều kiện về sinh cơ sở; 87,8% số bếp đạt điều kiện về vệ sinh dụng cụ; 81,2% số bếp đạt điều kiện vệ sinh, bảo quản thực phẩm; trên 93,3% số bếp đạt điều kiện kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm và điều kiện hồ sơ pháp lý, sổ sách

  • BB.0000200.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Trịnh Bảo Ngọc; Phạm Thị Công Thẩm; Nguyễn Thị Thu Liễu (2020)

  • Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2019 với cách lấy mẫu toàn bộ 33 cửa hàng ăn về thực trạng vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh trong chế biến và nguồn gốc thực phẩm, hồ sơ pháp lý của cơ sở. Thu thập thông tin bằng quan sát trực tiếp, sử dụng bảng kiểm. Đánh giá điều kiện cơ sở theo Thông tư 30/2012/TT - BYT, Thông tư 15/2012/ TT - BYT và Thông tư 48/2015/TT - BYT. Cho kết quả nghiên cứu như sau: Điều kiện chung VSATTP tại các cửa hàng ăn chưa đạt, mức độ đạt riêng ở các tiêu chí rất khác nhau: Điều kiện vệ sinh cơ sở đạt 9,1%; điều kiện vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ đạt 51,5%; điều kiện về v...