Search

Search Results

Results 1-10 of 11 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Hương Lan (2020)

  • Sử dụng hợp lý các chế độ ăn bệnh lý giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giúp ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân nội trú. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá nhu cầu sử dụng chế độ ăn bệnh lý và kiến thức, thái độ của bệnh nhân về suất ăn bệnh lý. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 400 bệnh nhân điều trị nội trú tại khối Ngoại bệnh viện đa khoa Xanh pôn, trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ bệnh nhân có tình trạng suy dinh dưỡng khá cao ở khoa tăng cường ngoại sau đó là khoa phẫu thuật thần kinh, và nhu cầu sử dụng chế độ ăn bệnh lý của bệnh nhân khối Ngoại khá cao, đặc biệt là khoa tăng cường ngoại, phẫu thuật thận kinh và chấn thương chỉnh hình với tỉ lệ lần lượt 82,35%, 78,00% và 74,32%.

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Hương Lan (2020)

  • Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống có ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư dạ dày. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân ung thư dạ dày trước phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 207 bệnh nhân ung thư dạ dày, độ tuổi từ 20 tuổi trở lên, có chỉ định phẫu thuật trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả nghiên cứu: 40,3% bệnh nhân suy dinh dưỡng theo BMI. Thói quen sử dụng gạo tẻ trên 3 lần / ngày chiếm tỉ lệ cao (47,3%). Dầu thực vật được sử dụng nhiều và thường xuyên hơn mỡ động vật với tỉ lệ lần lượt là 90,8% và 45,4%. Thịt lợn được sử dụng thường xuyên nhất, tiếp đến là thịt gà và ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thùy Linh; Phạm Thị Tuyết Chinh; Nguyễn Thị Minh Tâm (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trên 40 người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho kết quả: sức mạnh cơ trung bình của đối tượng nghiên cứu là: 20,7 ± 7,9 kg. Tỷ lệ có nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA cao, chiếm 60%, tỷ lệ giảm sức mạnh cơ là 75%. Người bệnh cao tuổi, xơ gan do virus, xơ gan mất bù, khẩu phần ăn không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và protein có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn so với nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng, giúp phát hiện sớm những vấn đề dinh dưỡng của người bệnh để có kế hoạch can thiệp dinh dưỡng sớm góp phần tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh xơ gan.

  • Article


  • Authors: Trịnh Thị Ngọc Huyền; Nguyễn Trọng Hưng; Nguyễn Huy Bình (2021)

  • Nghiên cứu cắt ngang trên 255 người bệnh đái tháo đường type 2 từ 20 - 70 tuổi điều trị tại Khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng bình thường theo BMI là 62,0%; thừa cân, béo phì (TC, BP) là 33,3%; thiếu năng lượng trường diễn là 4,7%. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân, béo phì có ý nghĩa thống kê (p < 0,05): nhóm tập thể dục không đạt so với khuyến nghị có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2,46 (95%CI: 1,4 - 4,2) lần so với nhóm tập thể dục đạt; nhóm có tốc độ ăn chậm có nguy cơ bị thừa cân, béo phì chỉ bằng 0,12 (95%CI: 0,2 - 0,9) lần so với nhóm ăn nhanh; nhóm có mức độ ăn hơi đói có nguy cơ thừa cân, béo phì chỉ bằng 0,32 (95%CI: 0,1 - 0,7) lần so với nhóm có mức độ ăn no; Khẩu phần ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ngọc Thu; Phan Thị Bích Hạnh; Nguyễn Thành Tiến (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người ăn chay tại Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 64 đối tượng đã thực hiện chế độ ăn chay tối thiểu một tháng, độ tuổi từ 20 đến 69, trong thời gian từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Kết quả cho thấy có 7,8% đối tượng có tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (BMI - chỉ số khối cơ thể < 18,5), 20,3% có tình trạng thừa cân/béo phì (BMI ≥ 23). Tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở nữ cao hơn ở nam (8,9% so với 5,3%), tỉ lệ thừa cân/béo phì ở nam cao hơn ở nữ (47,4% so với 8,9%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ thừa cân/béo phì cao hơn so với nữ giới (OR=9,2, p < 0,05) và có mối tương quan thuận ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Hương Lan; Đỗ Thị Mai Phương; Nguyễn Thị Khánh Huyền (2021)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 232 người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn với mục tiêu mô tả tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần ăn. Kết quả cho thấy chỉ số BMI trung bình 22,3 ± 3,1 kg/m2, tỷ lệ người bệnh gầy là 8,6%, thừa cân béo phì là 19,4%, tỷ lệ nữ có chu vi vòng eo cao (63,9%) cao hơn ở nam, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ người bệnh có tỷ số VE/VM cao là 95,3%. Năng lượng trung bình của nam là 1894,7 ± 811,4 kcal/ngày và của nữ là 1461 ± 477,6 kcal/ngày. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng Protein: Lipid: Glucid tương ứng của nam và nữ lần lượt là 18,8: 27,3: 53,6 và 17,5: 25,1: 56,6 khá cân đối với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. Canxi còn thiếu so với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người trưởng thành năm 2016

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thúy Lương; Nguyễn Thị Thanh Hòa; Lê Thị Hương (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mô tả khẩu phần thực tế của bệnh nhân ung thư thực quản tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều năm 2021. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 82 bệnh nhân ung thư thực quản mới nhập viện và chưa được can thiệp điều trị. Kết quả cho thấy có 73,2% bệnh nhân có suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng theo phân loại PG-SGA, 37,7% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng theo BMI. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liến quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng dinh dưỡng với các yếu tố như tuổi, giai đoạn bệnh, vị trí ung thư. Năng lượng trung bình khẩu phần của bệnh nhân là 1320 kcal, có 26,8% đáp ứng nhu cầu khuyến nghị. Bệnh nhân ung thư thực quản mới nhập viện có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, khẩu phần thực tế của...

  • Article


  • Authors: Hoàng Thị Linh Ngọc; Nguyễn Thị Thanh Hòa; Lê Thị Hương (2021)

  • Nghiên cứu trên 374 sinh viên Y1 trường Đại học Y Hà Nội năm 2020 mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên. Trong 374 trường hợp nghiên cứu, nam : 31,5%, nữ: 68,5%. Nhóm tuổi 18 chiếm 97,3% và nhóm trên 18 tuổi chiếm 2,7%. Tình trạng dinh dưỡng đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index- BMI). Mô hình hồi quy logistic sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố. Kết quả cho thấy 6,7 % sinh viên thừa cân-béo phì: 16,1% ở nam; 2,3% ở nữ. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 31,0% :19,5% ở nam và 36,3% ở nữ, chủ yếu là thiếu năng lượng trường diễn độ 1 (68,9%). Nghiên cứu cho thấy yếu tố giới, hoạt động thể lực và yếu tố tự đánh giá tình trạng dinh dưỡng bản thân của sinh viên và tình trạng dinh dư...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thuý; Lê Thị Hương; Nguyễn Thị Thanh (2021)

  • Ung thư dạ dày là một trong các bệnh lí ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Đây cũng là bệnh ung thư mà người bệnh có tỉ lệ giảm cân và được chẩn đoán suy dinh dưỡng cao. Với mục đích đánh giá thay đổi tình trạng dinh dưỡng của người bệnhung thư dạ dày trong quá trình điều trị hoá chất, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 50 người bệnh ung thư dạ dày trong độ tuổi trưởng thành, đã điều trị phẫu thuật triệt căn và được tiến hành điều trị hoá chất theo phác đồ XELOX, theo dõi và đánh giá các chỉ số: cân nặng, BMI, PG-SGA, hồng cầu, hemoglobin. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trước khi điều trị hoá chất 48% người bệnh có suy dinh dưỡng theo BMI, 94% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng theo PG-SGA, trong quá trình điều trị cân nặng trung bình giảm từ 47,5 kg còn 46,6 kg, BM...