Search

Search Results

Results 1-4 of 4 (Search time: 0.004 seconds).
  • Previous
  • 1
  • Next
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Nguyễn Ngọc Anh (2020)

  • Sự tiếp xúc thường xuyên và lâu dài đối với bụi trong ngành sản xuất xi măng là một trong những nguyên nhân gây ra suy giảm chức năng thông khí phổi, đặc biệt là khi tiếp xúc với bụi silic trong môi trường lao động. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 718 đối tượng nhằm mô tả đặc điểm chức năng hô hấp của người lao động tiếp xúc bụi silic ở một nhà máy sản xuất xi măng ở Hải Dương năm 2019. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi silic là 6,1%. Tỷ lệ người lao động mắc bệnh BPSi có suy giảm chức năng hô hấp là 36,4%, trong đó đa số là rối loạn thông khí hạn chế (93,8%). Sự suy giảm FVC và FEV1 mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ lần lượt là 92,3% và 72,7%. Tỷ lệ người lao động không mắc bệnh BPSi có suy giảm chức năng hô hấp là 15,1%. Cần có các biện pháp chăm sóc sức kh...

  • magazine


  • Authors: Khương Văn Duy (2020)

  • Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than tại Công ty tuyển Than Cửa Ông, Quảng Ninh, năm 2019. Với nghiên cứu cắt ngang, phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, khám lâm sàng và chụp phim phổi kỹ thuật số theo tiêu chuẩn ILO-2000. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than là 27,1%, nam là 38,0%, nữ là 9,2%. Tỷ lệ có mật độ đám mờ từ 1/0 đến 1/2 chiếm 80,6%, tỷ lệ có mật độ đám mờ 2/1 đến 2/3 chiếm 11,3%, tỷ lệ có mật độ đám mờ từ 3/2 đến 3/+ chiếm 8,1%. 87,1% đám mờ nhỏ có kích thước p/p. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than thể đơn thuần chiếm 93,5% và thể biến chứng chiếm 6,5%. Tuổi trung bình mắc bệnh CWP là 46,6 ± 7,60 tuổi, nam là 47,2 ± 7,53 tuổi, nữ là 42,1 ± 6,85 tuổi. Thâm niên trung bình mắc bệnh CWP là 25,1 ± 9,63 năm, nam là 26,1 ± 9,48 năm, nữ là ...

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Huyền; Lê Thị Hương; Trần Như Nguyên (2020)

  • Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, thái độ về phòng chống bệnh bụi phổi silic (BPSi) của người lao động tại Nhà máy Luyện Gang và Luyện Thép Lưu xá ở Thái Nguyên năm 2020. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn toàn bộ người lao động có tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trên 1 năm tại nơi làm việc theo bộ câu hỏi cấu trúc sẵn có. Kết quả cho thấy 28,4% người lao động chưa có kiến thức về dấu hiệu mắc bệnh, 15,8% biết về những hậu quả khi mắc phải bệnh này. 20,2% người lao động chưa biết rằng bệnh BPSi là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. 19,7% người lao động chưa có hoặc không biết việc đeo khẩu trang đúng quy định sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh BPSi