Search

Search Results

Results 1-7 of 7 (Search time: 0.041 seconds).
  • Previous
  • 1
  • Next
Item hits:
  • magazine


  • Authors: Nguyễn Hữu Hiếu, 2; Nguyễn Thị Việt Hà (2021)

  • Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh gồm 151 trẻ được chẩn đoán loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori vào khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 06/2020 đến tháng 05/2021. Kết quả cho thấy tuổi trung bình mắc bệnh là 9,6 ± 2,5, tỷ lệ trẻ trai/gái là 4,6:1. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau bụng (84,1%), thiếu máu (69,5%) và xuất huyết tiêu hóa (56,3%). Kết quả nội soi thấy loét tá tràng chiếm chủ yếu 93,4%. Tỷ lệ nhiễm H. pylori trên giải phẫu bệnh là 74,2%. 98,7% trẻ bị kháng với ít nhất 1 loại kháng sinh với tỷ lệ kháng với amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, levofloxacin và tetracycline lần lượt là 88,7%; 96,7%; 30,5%; 9,9% và 0%. Đa kháng kháng sinh chiếm 90,7%, trong đó kháng đồng thời amoxicillin và clarithromycin chiếm 55,0%.

  • magazine


  • Authors: Mai Thành Công; Nguyễn Thị Diệu Thúy; Phó Hồng Điệp (2021)

  • Tổn thương da đặc trưng của Henoch-Schönlein (HSP) là ban xuất huyết nổi gồ nhẹ ở phần xa hai chân và mông, thường hồi phục hoàn toàn không cần điều trị. Tổn thương bọng nước xuất huyết là biểu hiện da hiếm gặp trong HSP trẻ em, gây khó khăn cho chẩn đoán và có thể để lại di chứng tại da. Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ nam 9 tuổi biểu hiện ban xuất huyết hai cẳng chân và viêm khớp, được chẩn đoán là HSP và điều trị bằng ibuprofen. Sau 8 ngày, tổn thương da tiến triển thành các bọng nước xuất huyết ở hai cẳng chân

  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Hải Anh (2021)

  • Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi là thách thức trong điều trị bệnh nhân tuần hoàn Fontan. Tình trạng này kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong, tăng chi phí điều trị. Chúng tôi báo cáo một trường hợp tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E, bệnh nhân 3 tuổi hậu phẫu Fontan tràn dịch dưỡng chấp màng phổi kéo dài đã được chụp bạch mạch và bít ống ngực qua da thành công. Kỹ thuật này xâm lấn tối thiểu và khá an toàn có thể được chúng tôi tiếp tục thực hiện trong các ca bệnh tương tự.

  • Article


  • Authors: Phạm Quốc Khánh; Trần Thị Mỹ Hạnh; Đào Thị Hằng Nga; Chu Đình Tới; Võ Trương Như Ngọc; Đỗ Văn Cẩn (2021)

  • Trên thế giới, an thần nha khoa trẻ em bằng midazolam đã và đang được sử dụng rất rộng rãi và hiệu quả, tuy nhiên lại rất hạn chế ở Việt Nam. Nghiên cứu tổng quan tài liệu (systematic review) và phân tích gộp (meta analysis) này thực hiện trên 7 nghiên cứu với 871 trẻ dưới 16 tuổi nhằm đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng khi can thiệp midazolam đường uống và đường niêm mạc.

  • Article


  • Authors: Đào Thị Trân Huyền; Nguyễn Thị Việt Hà (2021)

  • Táo bón là một bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của hai phác đồ có sử dụng polyethylene glycol 3350 và lactulose trong điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em dưới 6 tuổi. Thực hiện thử nghiệm lâm sàng mở, ngẫu nhiên có đối chứng trên trẻ từ 12 tháng đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán táo bón mạn tính theo tiêu chuẩn ROME IV. 156 trẻ được ngẫu nhiên chia vào hai nhóm điều trị bằng lactulose (1,5ml/ kg/ngày) hoặc polyethylene glycol 3350 (0,5g/kg/ngày) trong 3 tháng. Nghiên cứu thu được kết quả số lần đại tiện trung bình trong tuần và tỷ lệ đại tiện phân mềm của cả hai nhóm tăng rõ rệt tại các thời điểm 1, 2 và 3 tháng sau điều trị (p < 0,001). Tỷ lệ trẻ cải thiện số lần đại tiện trung bình trong tuần, phân mềm và không có máu, đau...

  • Article


  • Authors: Trần Nguyễn Ngọc (2021)

  • Nghiên cứu cắt ngang có mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng Tic vận động ở trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng Tourette. 77 trẻ tuần tự đến khám lần đầu tiên tại phòng khám chuyên khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương, có tuổi dưới 18, được chẩn đoán chính xác hội chứng Tourette (F95.2) theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10. Phần lớn tic khởi phát ở độ tuổi ≤ 7 (62,3%), ít gặp nhất là tic khởi phát ở độ tuổi > 11 (1,3%). Phần lớn tic được chẩn đoán ở lứa tuổi 8 - 11 (55,8%). Có 18/20 trẻ biểu hiện tic vận động đơn giản tại thời điểm chẩn đoán. Tỷ lệ xuất hiện nhiều nhất là nháy mắt (87%), tiếp đó là nhếch mép (32,5%), lắc đầu và giật vai (ở cùng 27,3%) và nhăn mũi (20,8%). Có 2/21 biểu hiện tic vận động phức tạp biểu hiện vặn vẹo thân mình chiếm tỉ lệ 2,6%, tiếp đó là thở r...

  • Article


  • Authors: Trần Quang Khải; Nguyễn Thị Diệu Thúy; Trần Đỗ Hùng (2021)

  • Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) ở trẻ em. Tỷ lệ S. pneumoniae đề kháng kháng sinh ngày càng tăng, đặc biệt trong CAP nặng. Tỷ lệ phân lập và mức độ kháng kháng sinh của S. pneumonniae gây CAP nặng ở trẻ em tại Cần Thơ cần được cập nhật. Bệnh phẩm dịch tỵ hầu ở trẻ em đươc nuôi cấy, phân lập xác định S. pneumoniae, đánh giá kháng sinh đồ và xác định MIC. Kết quả 89 chủng S. pneumoniae được phân lập từ 239 bệnh nhi CAP nặng. Vi khuẩn hoàn toàn không nhạy penicillin với MIC90 là 64 mg/L, gấp 8 lần so với ngưỡng kháng theo CLSI (2017); đề kháng cao với erythromycin (96,6%), trimethoprim/sulfamethoxazole (89,9%), clindamycin và clarithromycin (cùng 88,8%); nhạy với chloramphenicol, levofloxacin, ciprofloxacin, ce...