Search

Search Results

Results 1-10 of 11 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê Hồng Quang; Nguyễn Thị Thu Liễu; Lê Thị Hương; Dương Thị Thu Hiền; Nguyễn Thùy Ninh (2021)

  • Một nghiên cứu mô tả cắt ngang điều tra trên 420 người chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú tất cả các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa về thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ người chế biến thực phẩm (CBTP) đạt yêu cầu thực hành chung về an toàn vệ sinh thực phẩm là 71,4%. Trong đó, về thực hành vệ sinh cá nhân: 97,9% người chế biến thực phẩm để móng tay sạch sẽ, cắt ngắn, tỉ lệ người sử dụng mũ chụp tóc, khẩu trang, tạp dề lần lượt với 81,7%; 76,4%; 82,6%. Có 13,3% người chế biến thực phẩm vẫn dùng tay trực tiếp để bốc chia thức ăn chín. Về thực hành bảo quản thực phẩm (BQTP): trên 90% dụng cụ chứa đựng thực phẩm không thôi nhiễm, không thủng, không gỉ sét và có nắp đậy kín, dễ chùi rửa, trên 90% kho thực phẩm chắc chắn,...

  • Article


  • Authors: Lê Thị Thanh Xuân; Lê Thị Hương; Khương Văn Duy (2021)

  • Việc tiếp xúc với bụi silic trong môi trường lao động làm tăng nguy cơ xuất hiện các tổn thương trên phim X-quang ngực thẳng. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 220 người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic nhằm mô tả các hình ảnh tổn thương trên phim X-quang và một số yếu tố liên quan của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Phú Yên năm 2020. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ người lao động có tổn thương đám mờ gợi ý chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic là 1,8%. Các tổn thương nhu mô phổi trên phim X-quang mà người lao động gặp phải đa số là thể nhẹ. Trong đó, tổn thương đám mờ nhỏ có mật độ 1/1 chiếm đa số với 75,0%. 100% các đám mờ nhỏ trên phim X-quang đều có kích thước loại p/p. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Quốc Doanh; Phạm Thị Quân; Quách Thị Như Trang; Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo; Lê Thị Hương (2021)

  • Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm mục tiêu mô tả thực trạng bệnh lý đường hô hấp của người lao động Công ty xi măng Phúc Sơn, Hải Dương năm 2019. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện có chủ đích gồm toàn bộ 184 người lao động đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Trong số 184 người lao động tham gia nghiên cứu, độ tuổi trung bình của người lao động là 36,6 ± 6,1, tuổi nghề trung bình là 10,1 ± 3,6 tuổi. Hai triệu chứng cơ năng về hô hấp ở đối tượng nghiên cứu có tần xuất gặp cao nhất là ho (chiếm 12,5%) và khạc đờm (chiếm 14,1%). Có 27 người lao động (chiếm 14,6%) có sự biến đổi về chức năng hô hấp trong đó rối loạn thông khí (RLTK) hạn chế chiếm tỷ lệ 13,1% và RLTK tắc nghẽn chiếm tỷ lệ 1,6%. Có 42 người lao động có hình ảnh tổn thương...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thanh Thảo; Phạm Thị Quân; Nguyễn Thị Minh Tâm; Lê Thị Thanh Xuân; Lê Thị Hương; Nguyễn Ngọc Anh (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến bệnh đường hô hấp ở người lao động tại mỏ than Phấn Mễ, Tỉnh Thái Nguyên, năm 2020. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên mẫu bệnh án nghiên cứu, trên 321 người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi tại mỏ than Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Kết quả cho thấy có 10,28% người lao động có ho khạc đờm, 4,67% có khó thở, 6,54% có đau ngực; 7,17% người lao động có tổn thương nhu mô phổi liên quan tới bệnh bụi phổi trên phim chụp X-quang theo tiêu chuẩn ILO-2000; có 18,04% người lao động có biến đổi chức năng hô hấp (trong đó 26,48% có biểu hiện rối loạn thông khí hạn chế; 1,56% người lao động có biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn)

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ngọc Anh; Lê Thị Thanh Xuân; Nguyễn Thanh Thảo; Lê Thị Hương; Tạ Thị Kim Nhung; Phạm Thị Quân;  Advisor: Nguyễn Thị Vinh (2021)

  • Bụi phổi silic là bệnh tiến triển không hồi phục kể cả khi người mắc đã ra khỏi môi trường lao động có bụi silic và hậu quả là suy giảm chức năng hô hấp. Nghiên cứu mô tả hồi cứu số liệu từ bệnh án của 86 bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020, cho thấy các bệnh nhân này có đặc điểm: 98% là nam giới; lao động khai thác vàng chiếm 33,7%, khai thác đá chiếm 25,5%). Mức độ mắc bệnh chỉ có nốt mờ nhỏ là 36,0%, tỷ lệ có đám mờ lớn loại C là 14,0%. Có 2,9% đồng nhiễm lao, 11,7% đồng nhiễm các vi khuẩn khác. Các triệu chứng cơ năng và thực thể thường gặp nhất: khó thở là 98,8%; ran nổ là 75,6%, ran ẩm là 73,3%. 60,5% rối loạn chức năng hô hấp trong đó trên 80% là rối loạn chức năng hô hấp kiểu hạn chế và hỗn hợp. ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thuỳ Linh; Lê Thị Hương; Ma Ngọc Yến (2021)

  • Nghiên cứu mô tả về thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực Cử nhân Dinh dưỡng (CNDD) tại Việt Nam năm 2020. Kết quả khảo sát 40 đơn vị có hoạt động dinh dưỡng cho thấy: thực trạng sử dụng cử nhân dinh dưỡng trung bình là 1,3 ± 2,0 trong tổng số cán bộ khoa dinh dưỡng là 8,9 ± 5,1 đối với các đơn vị thuộc bệnh viện; với đơn vị ngoài bệnh viện, số Cử nhân Dinh dưỡng trung bình là 1,8 ± 2,2 trong tổng số 5,3 ± 5,5 nhân viên. Cử nhân Điều dưỡng (CNĐD) là nhân lực nhiều nhất tại các khoa dinh dưỡng bệnh viện hiện nay với số trung bình là 2,0 ± 2,4, tiếp đến là bác sĩ đa khoa 1,9 ± 1,7. Nhu cầu tuyển dụng Cử nhân Dinh dưỡng trong bệnh viện cao gấp đôi so với các đơn vị ngoài bệnh viện. Nhu cầu năng lực cử nhân dinh dưỡng tập trung vào năng lực tư vấn dinh dưỡng, truyền thông...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thúy Lương; Nguyễn Thị Thanh Hòa; Lê Thị Hương (2021)

  • Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mô tả khẩu phần thực tế của bệnh nhân ung thư thực quản tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều năm 2021. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 82 bệnh nhân ung thư thực quản mới nhập viện và chưa được can thiệp điều trị. Kết quả cho thấy có 73,2% bệnh nhân có suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng theo phân loại PG-SGA, 37,7% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng theo BMI. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liến quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng dinh dưỡng với các yếu tố như tuổi, giai đoạn bệnh, vị trí ung thư. Năng lượng trung bình khẩu phần của bệnh nhân là 1320 kcal, có 26,8% đáp ứng nhu cầu khuyến nghị. Bệnh nhân ung thư thực quản mới nhập viện có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, khẩu phần thực tế của...

  • Article


  • Authors: Hoàng Thị Linh Ngọc; Nguyễn Thị Thanh Hòa; Lê Thị Hương (2021)

  • Nghiên cứu trên 374 sinh viên Y1 trường Đại học Y Hà Nội năm 2020 mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên. Trong 374 trường hợp nghiên cứu, nam : 31,5%, nữ: 68,5%. Nhóm tuổi 18 chiếm 97,3% và nhóm trên 18 tuổi chiếm 2,7%. Tình trạng dinh dưỡng đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index- BMI). Mô hình hồi quy logistic sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố. Kết quả cho thấy 6,7 % sinh viên thừa cân-béo phì: 16,1% ở nam; 2,3% ở nữ. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 31,0% :19,5% ở nam và 36,3% ở nữ, chủ yếu là thiếu năng lượng trường diễn độ 1 (68,9%). Nghiên cứu cho thấy yếu tố giới, hoạt động thể lực và yếu tố tự đánh giá tình trạng dinh dưỡng bản thân của sinh viên và tình trạng dinh dư...

  • Article


  • Authors: Vũ Hoàng Oanh; Dương Thị Phượng; Lê Thị Hương (2021)

  • Nhịn đói qua đêm trước phẫu thuật nhằm tránh biến chứng hít sặc phổi, tuy nhiên gây ra khó chịu cho người bệnh. Hiệp hội Tăng Cường Phục Hồi Sau Phẫu Thuật (ERAS) và Hiệp Hội Gây Mê Châu Âu (ESA) đã khẳng định sử dụng carbohydrate đường uống trước phẫu thuật 2 giờ là an toàn và cải thiện cảm giác khó chịu liên quan phẫu thuật của người bệnh. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 40 bệnh nhân phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Nhóm can thiệp được uống 200ml dung dịch maltodextrin 12,5% trước phẫu thuật 2 - 4 giờ. Nhóm chứng nhịn ăn uống từ 22 giờ ngày hôm trước phẫu thuật. Đánh giá tỉ lệ hít sặc phổi, thể dịch dịch tồn dư dạ dày trước phẫu thuật, cảm giác đói, khát, khô miệng, đau tại các thời điểm: lúc nhập viện, trước phẫu thuật, sau phẫu t...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thuý; Lê Thị Hương; Nguyễn Thị Thanh (2021)

  • Ung thư dạ dày là một trong các bệnh lí ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Đây cũng là bệnh ung thư mà người bệnh có tỉ lệ giảm cân và được chẩn đoán suy dinh dưỡng cao. Với mục đích đánh giá thay đổi tình trạng dinh dưỡng của người bệnhung thư dạ dày trong quá trình điều trị hoá chất, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 50 người bệnh ung thư dạ dày trong độ tuổi trưởng thành, đã điều trị phẫu thuật triệt căn và được tiến hành điều trị hoá chất theo phác đồ XELOX, theo dõi và đánh giá các chỉ số: cân nặng, BMI, PG-SGA, hồng cầu, hemoglobin. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trước khi điều trị hoá chất 48% người bệnh có suy dinh dưỡng theo BMI, 94% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng theo PG-SGA, trong quá trình điều trị cân nặng trung bình giảm từ 47,5 kg còn 46,6 kg, BM...